Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

16/07/2025

TN&MTTại thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, hàng chục hộ dân trên tuyến đường Ngô Quyền (đoạn từ số nhà 226 đến 298, phường Hà Đông, Hà Nội) đang trải qua những tháng ngày vô cùng khốn khổ khi mặt đường được cải tạo… cao hơn nền nhà dân tới cả mét. Không chỉ đối mặt với nguy cơ ngập úng, mất an toàn giao thông do nền đường chênh lệch, người dân nơi đây còn đang phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng.

Hiện trạng “cao chênh” đến… 1 mét

Đường Ngô Quyền, phường Hà Đông vốn là tuyến đường nhỏ ven kênh La Khê, dài chưa đầy 1000m, nhưng giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông nội bộ. Từ giữa năm 2025, dự án cải thiện tiêu thoát nước khu vực phía Tây Hà Nội (qua trạm bơm Yên Nghĩa) triển khai cải tạo mặt đường, nâng nền, làm hệ thống cống thoát nước mặt và nước thải.

Tuy nhiên, khi dự án đưa ra thực tế thi công, người dân không khỏi ngỡ ngàng, mặt đường mới bị nâng cao, chênh hẳn tới 1 mét so với nền nhà dân một độ chênh quá lớn kéo theo hàng loạt hệ lụy.

Những ván gỗ tạm bợ, bậc thang tự chế trở thành công cụ “sinh tồn” mỗi ngày để người dân ra vào nhà. Nhưng đó chỉ là bề nổi. Đằng sau là nỗi lo ngập úng, tai nạn, ô nhiễm, đảo lộn sinh hoạt, sức khỏe xuống cấp và một câu hỏi nhức nhối: “Ai chịu trách nhiệm cho cuộc sống bị xáo trộn này”?

Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thuộc trạm bơm Yên Nghĩa được triển khai giữa năm 2025 với kỳ vọng giải quyết bài toán ngập lụt cho khu vực phía Tây Hà Nội. Tuy nhiên, khi thi công đến đoạn đường Ngô Quyền, nhiều người dân giật mình bởi mặt đường mới được nâng cao đột ngột, có đoạn chênh tới 1 mét so với nền nhà hiện hữu.

Mặt đường mới được nâng cao đột ngột, có đoạn chênh gần tới 1 mét so với nền nhà

Ông Nguyễn Văn An, sống tại đầu tuyến đường bức xúc: “Tôi phải bắc tấm ván dài hơn 3 mét mới ra được đến đường. Mùa mưa thì trơn trượt nguy hiểm, mùa nắng thì bụi bặm nóng như đổ lửa. Mỗi lần bước ra khỏi cửa là như tụt dốc chênh lệch mặt đường với nền nhà gần cả mét, sống chẳng khác nào nhà lọt thỏm dưới đáy phố”.

Nỗi ám ảnh mang tên “Mưa tới là ngập”

Với thiết kế như vậy, không cần đến những trận mưa lớn kéo dài, chỉ vài cơn dông đầu mùa cũng đủ khiến nhiều hộ dân trên đường Ngô Quyền khốn đốn. Nước không thoát ra đường mà tràn thẳng vào nhà vào sân, vào bếp, vào cả phòng khách.

Câu chuyện nghe tưởng như vô lý lại đang diễn ra hàng ngày. Đường thì được nâng cao, nhà dân thì thấp lè tè, tạo nên một thế “bồn trũng” tự nhiên. Khi mưa xuống, nước từ mặt đường dốc ngược về phía nhà nơi giờ đây đã trở thành điểm trũng nhất khu vực.

Đường thì được nâng cao, nhà dân thì thấp lè tè, tạo nên một thế “bồn trũng” tự nhiên

Bà Lê Thị B, một người dân sống gần cuối tuyến đường chia sẻ: “Theo cách thi công hiện tại, tôi chắc chắn tường nhà sẽ bị mốc meo, nền lúc nào cũng ẩm ướt. Mỗi lần trời mưa là cả nhà tôi không ai dám ngủ ngon chỉ sợ sáng ra mở cửa thì… nhà đã biến thành cái ao.”

Ngõ nhỏ hóa… dốc đứng

Không chỉ nhà dân sát mặt đường khổ, các hộ dân trong ngõ nhỏ cũng chẳng khá hơn. Nhiều lối đi từng bằng phẳng, giờ trở thành những dốc dựng đứng 30 - 40 độ do mặt đường chính bị nâng quá cao. Việc đi lại với người già, trẻ em, học sinh trở thành một thử thách mỗi ngày.

Anh Trần Văn C, phụ huynh có con đang học tiểu học nói trong bức xúc: “Hôm trước con bé đi học, đạp xe không nổi phải xuống dắt. Trời mưa thì trơn, hôm nào không ngã là may mắn. Tôi thật sự lo lắng mỗi khi cháu đi học một mình”.

Đảo lộn cuộc sống, môi trường xuống cấp, không chỉ đơn thuần là những khó khăn trong việc đi lại hằng ngày, dự án cải tạo đường Ngô Quyền còn kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe người dân.

Bụi bẩn bao phủ khắp nơi, đặc biệt vào những ngày nắng nóng, khiến không khí trở nên ngột ngạt, khó thở. Tiếng ồn của máy móc thi công và xe cộ vận chuyển vật liệu liên tục vang lên, làm mất đi sự yên tĩnh vốn có của khu dân cư. Rác thải xây dựng không được thu gom kịp thời, chất đống bên vệ đường gây cản trở giao thông và tạo điểm phát sinh các loài côn trùng gây hại.

Đặc biệt, do nền đường được nâng cao và hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, nước đọng kéo dài tạo ra mùi hôi thối khó chịu, là môi trường lý tưởng để ruồi muỗi phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Nền đường được nâng cao và hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện

Ông Nguyễn Văn Dũng, đường Ngô Quyền cho biết: “Trước đây nhà tôi sạch sẽ, thoáng đãng, giờ thì bụi bẩn bay mù mịt, ruồi nhặng đầy, mùi hôi rác bốc lên khủng khiếp khiến cả gia đình tôi rất khổ sở. Cuộc sống của người dân dường như bị “đảo lộn”, khi mọi sinh hoạt thường nhật giờ đây phải xoay quanh việc đối phó với ô nhiễm và các bất tiện kéo dài từ dự án thi công".

Dưới cái nắng tháng Bảy, bà Nguyễn Thị H, 80 tuổi, vốn sức yếu, tay run run bám vào thành cửa, bước xuống tấm ván gỗ dốc dựng tạm bợ dẫn từ nhà ra mặt đường. Bà cười buồn: “Bậc cao lại trơn, ngày nào không trượt ngã là hên lắm rồi”.

Tạm dừng thi công nhưng nỗi lo vẫn còn nguyên

Trước sức ép của người dân, hàng chục hộ dân thuộc cụm 1, tổ dân phố 5, phường La Khê (cũ) nay là phường Hà Đông có đơn gửi chính quyền các cấp, đề nghị tạm dừng thi công để rà soát lại thiết kế, điều chỉnh cao độ mặt đường và đảm bảo khả năng thoát nước.

Dự án hiện đã tạm dừng thi công, nhưng nỗi lo không vì thế mà mất đi. Dân đang sống trong trạng thái “giữa chừng” đường dở dang, cống chưa hoàn thiện, nhà cửa xuống cấp từng ngày.

“Tạm dừng là bước đầu. Nhưng nếu không có giải pháp khắc phục cụ thể, thì dân vẫn sống khổ như cũ, thậm chí còn hơn”, một người dân nói.

Cuộc sống của người dân dường như bị “đảo lộn”, khi mọi sinh hoạt thường nhật giờ đây phải xoay quanh việc đối phó với ô nhiễm và các bất tiện kéo dài từ dự án thi công

Người dân không phản đối… nhưng muốn một dự án vì dân, nhiều hộ khẳng định: “Chúng tôi không phản đối việc cải tạo, nâng cấp. Nhưng xin hãy làm bài bản, khoa học, phù hợp với thực tế và quyền lợi của người dân”.

Không ai phủ nhận vai trò của hệ thống thoát nước hiện đại, nhất là ở một thành phố như Hà Nội nơi mưa lớn có thể khiến phố biến thành sông. Nhưng cải tạo mà không khảo sát địa hình, không tham vấn dân cư, không tính toán hậu quả… thì lợi bất cập hại.

Gọi tên trách nhiệm

Chủ đầu tư cần công khai, minh bạch toàn bộ bản vẽ thiết kế, cao độ thực tế và lý do nâng cao nền đường. Đồng thời, phải trình bày rõ các phương án cụ thể để xử lý hậu quả và bảo vệ quyền lợi cho các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án.

Đơn vị tư vấn, thiết kế cần thực hiện đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện về tác động của việc kết nối hệ thống cống mới với hệ thống cống cũ, đảm bảo không để xảy ra tình trạng ngập úng hay thoát nước ngược vốn là nguyên nhân gây ra nhiều phiền toái cho người dân.

Chính quyền địa phương giữ vai trò then chốt trong việc điều phối, tiếp nhận và xử lý phản ánh từ người dân; đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thi công để bảo đảm quyền lợi chính đáng của cư dân được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối.

Chủ đầu tư cần công khai, minh bạch toàn bộ bản vẽ thiết kế, cao độ thực tế và lý do nâng cao nền đường

Người dân cần tiếp tục duy trì thái độ kiên trì trong việc theo dõi, giám sát và đóng góp ý kiến xây dựng, giúp dự án hoàn thiện hơn theo hướng cân bằng hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Một dự án thành công không chỉ được đánh giá bằng yếu tố kỹ thuật, máy móc hiện đại hay vật liệu cao cấp, mà quan trọng hơn cả là đảm bảo người dân những người trực tiếp sinh sống và chịu ảnh hưởng được sống trong môi trường an toàn, văn minh, và không bị bỏ lại phía sau.

Đừng để “văn minh” giẫm lên mái nhà dân

Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ, trở thành thành phố hiện đại, đáng sống. Nhưng những hình ảnh như ván gỗ bắc từ cửa ra đường, trẻ em đẩy xe lên dốc dựng, người già té ngã vì mặt đường cao hơn nhà cả mét,… thì thật không nên tồn tại giữa lòng Thủ đô văn minh. Cải tạo, xây dựng, phát triển… nhưng nếu “đạp lên” cuộc sống vốn bình yên của người dân thì đó là sự thất bại của quy hoạch và chính sách.

Xin đừng “lấy đi” của người dân nhiều hơn những gì cần thiết cho một công trình. Hãy trao trả lại cho người dân Hà Đông cho tuyến đường Ngô Quyền, một nơi ở an toàn, một con đường đúng cao độ, một cuộc sống không còn ngập ngụa trong bụi, trong nước và trong nỗi bất an.

Bởi lẽ, người dân không chỉ là trực tiếp bị ảnh hưởng, mà họ chính là nền móng thực sự của mọi công trình phát triển bền vững. Khi người dân không được lắng nghe, khi chất lượng sống bị đánh đổi lấy “tiến độ”, thì dù bê tông có dày đến đâu, cống rãnh có mới đến mức nào, tuyến đường đẹp đẽ kia cũng chỉ còn là một vỏ rỗng vô hồn.

>>> Ngô Quyền (Hà Đông): Đường thành bãi lầy sau mưa, dân khốn khổ vì bụi bẩn và ô nhiễm

Sỹ Tùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tạo xung lực mới, Báo Nông nghiệp và Môi trường làm chủ truyền thông ngành

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định vai trò cơ quan báo chí - khoa học đầu ngành

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Nông nghiệp

Quảng Trị - Du lịch nông nghiệp giúp người dân làm giàu trên quê hương mình

Gấp rút hoàn thiện thể chế, ứng phó kịp thời với biến động nông vụ

Sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở Thanh Hóa

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Tài nguyên

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Môi trường

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Quảng Trị: Cá chết bất thường ở hồ Nam Lý

Hướng tới Công ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Trách nhiệm quốc gia - Cam kết quốc tế

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Hà Đông, Dương Nội, Kiến Hưng chủ động ứng phó giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo 5 tỉnh thành chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão Wipha

Thời tiết ngày 19/7: Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có nơi mưa to

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường”