Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

16/07/2025

TN&MTTrong hành trình phát triển bền vững, tỉnh Điện Biên đang từng bước khẳng định vị thế qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Dù là một tỉnh vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, Điện Biên vẫn đặt quyết tâm lớn trong hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nâng cao đời sống người dân, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng miền khác trong cả nước.

Những bước tiến đáng ghi nhận sau hơn 10 năm xây dựng NTM
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai tại Điện Biên từ năm 2010. Sau hơn một thập kỷ, diện mạo nông thôn của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, hành trình xây dựng NTM tại tỉnh miền núi này chưa bao giờ là dễ dàng.
Tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 22,6% số xã toàn tỉnh. Bình quân mỗi xã đạt 14,68 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM. So với các tỉnh vùng đồng bằng, đây là con số còn khiêm tốn, nhưng nếu nhìn vào địa hình hiểm trở, hạ tầng yếu kém và tỷ lệ hộ nghèo cao, thì đây thực sự là nỗ lực rất lớn.

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Xã Noong Hẹt (cũ), tỉnh Điện Biên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025: Bình quân tiêu chí NTM đạt 14,74 tiêu chí/xã, tăng nhẹ so với cuối năm 2024 (14,68); Tổng số xã đạt chuẩn vẫn giữ nguyên là 26, chưa có xã nào đạt chuẩn mới; Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM giữ mức 22,6%, thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra cho cả năm; Số xã được kỳ vọng đạt mới trong năm là 4, nâng tổng số lên 30 xã, tương ứng 27%.
Như vậy, 6 tháng đầu năm trôi qua mà không có xã mới nào được công nhận đạt chuẩn. Trong khi kế hoạch cả năm yêu cầu 4 xã đạt chuẩn, điều này đặt ra áp lực rất lớn cho 6 tháng cuối năm.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên, chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhiều xã đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí, nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận đạt chuẩn do còn thiếu các tiêu chí ‘cứng’ như thu nhập, hạ tầng, môi trường, ... Đặc biệt, nhiều xã vùng cao gặp trở ngại về giao thông và điều kiện tiếp cận các nguồn lực đầu tư”.
Ở góc độ khác theo đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên, trong điều kiện bình thường, việc duy trì tốc độ đạt chuẩn 3–5 xã/năm đã là rất khó đối với một tỉnh như Điện Biên. Tuy nhiên, năm 2025 là năm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn triển khai chương trình NTM (2021–2025), nên khối lượng công việc càng lớn hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn.

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Người có uy tín ở Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vận động người dân tích cực tham gia hiến đất xây dựng công trình giao thông nông thôn tại địa bàn

Theo phân tích của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên, có ba nguyên nhân chính khiến tiến độ chưa đạt kỳ vọng: Nguồn lực đầu tư hạn chế, nhu cầu xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế ở các xã còn rất lớn, nhưng ngân sách địa phương khó đáp ứng, trong khi nguồn vốn Trung ương phân bổ chưa đủ kịp thời; Địa hình và điều kiện khí hậu bất lợi, nhiều xã vùng cao như Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa thường xuyên bị chia cắt bởi mưa lũ, khiến tiến độ triển khai các công trình bị chậm; Bên cạnh đó, năng lực tổ chức thực hiện chưa đồng đều, một số địa phương còn lúng túng trong việc lập kế hoạch, xây dựng hồ sơ, huy động người dân tham gia xây dựng NTM.
Quyết tâm đạt chuẩn, giữ vững và nâng chuẩn NTM
Trước những thách thức đó, UBND tỉnh Điện Biên và các ngành chức năng đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các huyện tập trung rà soát, phân loại các xã có khả năng đạt chuẩn để ưu tiên đầu tư, hoàn thiện tiêu chí còn thiếu.
Mục tiêu đến cuối năm 2025 là đưa 4 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số lên 30 xã (tỷ lệ 27%), tương ứng tăng 133,33% so với kết quả hiện tại.
“Chúng tôi xác định phải tập trung nguồn lực vào những xã có tiềm năng đạt chuẩn trong năm nay. Đồng thời, chủ động lồng ghép các chương trình, dự án để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Vai trò của người dân cũng rất quan trọng – chính họ mới là chủ thể của chương trình”, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh.

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Công trình nhà văn hóa bản Cấu, xã Chà Nưa (cũ ) nay là xã Mường Chà được xây dựng trên diện tích hơn 1.000m2 do nhân dân bản Cấu tự nguyện hiến đất

Không chỉ đặt mục tiêu đạt thêm xã NTM, tỉnh Điện Biên cũng chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Nhiều xã sau khi đạt chuẩn đã chủ động duy tu, nâng cấp hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển đời sống văn hóa.
Tuy nhiên, một thực tế là toàn tỉnh chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là thách thức lớn trong giai đoạn nâng tầm chất lượng chương trình NTM tại tỉnh miền núi này.
“Để có xã đạt chuẩn kiểu mẫu, cần cả một quá trình dài hơi, đầu tư đồng bộ và sự tham gia của cả cộng đồng. Tỉnh đã lựa chọn một số xã tiêu biểu để xây dựng mô hình điểm, làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới”, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên chia sẻ.
Nông nghiệp là trụ cột của nông thôn mới
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập là tiêu chí khó và quan trọng nhất trong bộ tiêu chí NTM. Trong những năm qua, Điện Biên đã chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng đặc sản như lúa gạo Điện Biên, mắc ca, cà phê, cây ăn quả và các mô hình chăn nuôi đại gia súc.
Nhiều mô hình kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác cũng được hình thành để hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm OCOP như gạo tám thơm, mật ong, tinh bột nghệ... đang dần khẳng định vị thế trên thị trường.

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Không chỉ tích cực hiến đất làm các công trình, nông dân xã Nà Hỳ, tỉnh Điện Biên đã chủ động chuyển đổi cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước giảm nghèo bền vững

“Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới là hướng đi tất yếu. Người dân phải thấy được lợi ích thực sự của chương trình thì họ mới tham gia tích cực”, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường nhận định.
Song song với phát triển sản xuất, tỉnh cũng chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn: đường giao thông, điện lưới, nước sạch, trường học, nhà văn hóa... Tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và điện lưới quốc gia tăng đáng kể.
Y tế, giáo dục và văn hóa cũng được đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các xã vùng cao được bố trí giáo viên cắm bản, y tế thôn bản, chương trình truyền thông nâng cao nhận thức.
Gắn xây dựng NTM với phát triển du lịch cộng đồng
Một điểm nhấn đáng chú ý trong chương trình NTM tại Điện Biên là kết hợp phát triển du lịch cộng đồng. Các xã như Mường Phăng, Thanh Hưng, Na Ư... đã bước đầu khai thác tiềm năng văn hóa, lịch sử và cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Mỗi năm điểm du lịch cộng đồng bản Nà Sự, xã Chà Nưa (nay là xã Mường Chà) đã đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm

“Chúng tôi đang xây dựng mô hình xã NTM gắn với du lịch cộng đồng, từ đó tạo sinh kế bền vững cho người dân và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc”, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết.
Tầm nhìn đến năm 2030: Mỗi năm 5 xã đạt chuẩn
Theo định hướng của tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2025–2030 sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM với các mục tiêu: Mỗi năm có ít nhất 5 xã đạt chuẩn NTM; Phấn đấu có xã NTM nâng cao và kiểu mẫu; Giảm tỷ lệ xã dưới 10 tiêu chí xuống còn dưới 10%; Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng 1,3–1,5 lần; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%.

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Mô hình chăn nuôi hộ gia đình ở tỉnh Điện Biên giúp người dân nâng cao thu nhập góp phần nâng cao tiêu chí Thu nhập trong xây dựng nông thôn mới

Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh kiến nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đồng thời, kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa.
Xây dựng NTM ở Điện Biên không phải là cuộc đua thành tích, mà là hành trình bền bỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng cao. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Điện Biên sẽ từng bước về đích đúng lộ trình, vững chắc và mang đậm bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc.

Đỗ Hùng

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Điện Biên nỗ lực giảm nghèo bền vững: Từng bước nâng cao chất lượng đời sống người dân vùng cao;

Điện Biên: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng;

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Congo hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP: Khơi dậy nội lực, kết nối Nam - Nam, định hình chuỗi giá trị toàn cầu

Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

Nông nghiệp

Hợp tác OCOP - Việt Nam cùng các quốc gia hành động vì an ninh lương thực

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Cơ hội tái cấu trúc ngành hàng cá tra

Nghề làm miến gạo mở đường thoát nghèo tại Thanh Hóa

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống cho người dân

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Giảm phát thải POP và thủy ngân: Việt Nam triển khai dự án quản lý vòng đời sản phẩm và tiêu dùng xanh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Bản đồ Nghề cá trên biển: Giá trị, cấp bách và con đường hiện thực hóa

Bản đồ mới - Dấu ấn mở không gian phát triển Việt Nam

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường tuyển Phóng viên điện tử

Tinh hoa trà Việt: Kết nối doanh nhân, lan tỏa văn hóa

Diễn đàn

Xây dựng khung pháp lý để phát triển thị trường carbon rừng

Thời tiết ngày 15/7: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

Thời tiết ngày 14/7: Vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa giảm, trời mát

Thời tiết ngày 13/7: Nhiều khu vực trên cả nước mưa nắng đan xen, mưa tập trung vào chiều tối và đêm