Biển đảo

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân đã ký ban hành văn bản 1466/BNNMT - TTTT về việc tổ chức các Hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 2025. Văn bản đã được gửi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 dự kiến sẽ diễn ra tại Quảng Bình với loạt hoạt động ý nghĩa, hướng tới bảo vệ đại dương bằng giải pháp công nghệ xanh.

Đổi mới tư duy, phát triển bền vững kinh tế biển đảo cho đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng

Đổi mới tư duy, phát triển bền vững kinh tế biển đảo cho đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng

Tư duy và hành động luôn gắn liền với nhau, tư duy định hướng cho hành động. Tư duy đột phá hướng đến tháo gỡ những khó khăn, phá bỏ những rào cản do các “điểm nghẽn” gây ra, từ đó khơi thông sự phát triển. Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, bao gồm 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển là động lực, tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Trong quản lý và phát triển kinh tế biển đảo, việc đổi mới tư duy lãnh đạo phát triển là chìa khóa để đưa ra các giải pháp ở tầm chiến lược nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực, động lực phát triển.

Ghi nhận về công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển ở tỉnh Cà Mau

Ghi nhận về công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển ở tỉnh Cà Mau

Trong những năm qua, kinh tế biển của Cà Mau tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo được tỉnh quan tâm thực hiện bảo đảm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa: Tổ chức tuần tra kiểm soát liên ngành trên các vùng biển

Thanh Hóa: Tổ chức tuần tra kiểm soát liên ngành trên các vùng biển

Chi cục Thủy sản Thanh Hóa đã chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá Thanh Hóa tổ chức Đoàn liên ngành thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển đợt 1 năm 2025 trên vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Thanh Hóa.

Hạch toán vốn tự nhiên để phát triển kinh tế biển xanh bền vững

Hạch toán vốn tự nhiên để phát triển kinh tế biển xanh bền vững

Ngày 19/2, Cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững một số lĩnh vực” đã diễn ra tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Quyết liệt triển khai nhiều chính sách quan trọng hướng đến một đại dương xanh bền vững

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Quyết liệt triển khai nhiều chính sách quan trọng hướng đến một đại dương xanh bền vững

Hiện nay, những thách thức về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đang được xem là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của các quốc gia trên thế giới. Nhằm đóng góp chung vào nỗ lực giảm nhựa, bảo vệ môi trường biển, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao trọng trách quản lý tài nguyên, môi trường biển đã thực thi nhiều chính sách quan trọng hướng đến một đại dương không rác thải nhựa trong tương lai.

Phát triển bền vững kinh tế biển và vai trò của báo chí truyền thống

Phát triển bền vững kinh tế biển và vai trò của báo chí truyền thống

Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Nhận thức về biển và phát triển bền vững kinh tế biển (KTB) trên thế giới ngày càng rõ ràng hơn với nhiều chuyển biến tích cực qua thời gian. Chiến lược biển của nhiều quốc gia đã nhấn mạnh tới nội hàm quan trọng là phát triển kinh tế biển và các thể chế quản lý biển. Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260 km gồm nhiều đảo và quần đảo, có trữ lượng lớn về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, có vị trí chiến lược về giao thông, quốc phòng,… Biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong Thế kỷ XXI-Thế kỷ của biển và đại dương - Thế kỷ tiến ra biển của loài người thì Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc phát huy thế mạnh của biển để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những cách để các quốc gia trên thế giới hầu hết sử dụng nhằm minh chứng và khẳng định chủ quyền biển đảo là đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về

Hiệu lực quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Hiệu lực quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015. Sau gần 10 năm triển khai, bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập, như: việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật còn gặp nhiều khó khăn, chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác; nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn…

Bảo tồn đa dạng sinh học biển theo hướng phát triển bền vững kinh tế biển xanh

Bảo tồn đa dạng sinh học biển theo hướng phát triển bền vững kinh tế biển xanh

Các hệ sinh thái biển và ven biển không chỉ cô lập và lưu trữ một lượng lớn CO2, mà còn bảo vệ các bờ biển và cộng đồng khỏi tác động của biến đổi khí hậu; cung cấp thực phẩm, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sống của con người,... Do đó, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) và hệ sinh thái biển là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Cần thành lập bản đồ hiện trạng môi trường phóng xạ trong nước biển và trầm tích bề mặt đáy biển

Cần thành lập bản đồ hiện trạng môi trường phóng xạ trong nước biển và trầm tích bề mặt đáy biển

Công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản cần được thực hiện đi trước một bước và phải tiến hành đồng thời với điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất môi trường, địa chất tai biến, địa chất khoáng sản biển, nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và khoáng sản trên lãnh thổ và lãnh hải; ưu tiên thực hiện các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong đó mục tiêu hàng đầu là: Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 đạt 90% diện tích đất liển và tỷ lệ 1:500.000 ở phần Lãnh hải đến độ sâu 100m nước, tỷ lệ 1:50.000 đến 1:100.000 một phần diện tích biển đới ven bờ đến độ sâu 0-30m nước nhằm làm rõ hơn về cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điện gió ngoài khơi - Nguồn lực cho phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững

Điện gió ngoài khơi - Nguồn lực cho phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển năng lượng xanh và bền vững trên toàn cầu, điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển ở các quốc gia có biển. Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên điện gió biển đáng kể, được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm, đặc biệt khi có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Đảng và Nhà nước. Do đó, chúng ta cần có những định hướng chiến lược quan trọng trong việc khai thác nguồn năng lượng này, tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế biển, đồng thời giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi của khu vực và thế giới. TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường xung quanh nội dung này.

Giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển trong tình hình mới

Giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển trong tình hình mới

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với không ít các vấn đề về phát triển, Việt Nam không chỉ đối mặt với những thách thức chung mà còn là một nước đang phát triển nhanh nên phải đối mặt với các nguy cơ của bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ bỏ lỡ cơ hội vàng để phát triển vươn lên, các vấn đề về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Trước bối cảnh đó, phát triển kinh tế biển nổi lên như là một động lực tăng trưởng mới, bù đắp vào sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế nội địa, đồng thời, cũng là giải pháp để các quốc gia gia tăng ảnh hưởng tại các vùng biển, hải đảo, đặc biệt là các khu vực có nguồn lợi hải sản, trữ lượng tài nguyên, dầu mỏ lớn, các khu vực có tranh chấp và các khu vực có các tuyến thương mại quan trọng của thế giới.

Phát triển kinh tế biển xanh hướng tới phát triển bền vững

Phát triển kinh tế biển xanh hướng tới phát triển bền vững

Phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng tất yếu toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đây cũng là giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển và đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển.

1 2 3 Tiếp Cuối