Giảm gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí

18/07/2025

TN&MTThời gian gần đây, Hà Nội liên tiếp ghi nhận chất lượng không khí ở mức nguy hại, có lúc đứng thứ 2 trên thế giới về ô nhiễm. Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng tại các đô thị lớn, nhiều giải pháp thiết thực được Chính phủ, các bộ, ngành đưa ra với lộ trình cụ thể, đồng bộ nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

Giảm gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí

Hà Nội liên tiếp ghi nhận chất lượng không khí ở mức nguy hại. (Ảnh minh họa)

Ngày 14/7, hệ thống quan trắc không khí đo được chỉ số AQI (chỉ số theo dõi chất lượng không khí) tại Hà Nội đạt mức 167, tức là mức báo động đỏ, nguy hại đến sức khỏe con người. Khi chỉ số AQI càng cao thì mức độ ô nhiễm không khí càng lớn. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội chủ yếu do ô nhiễm bụi, bao gồm bụi PM10 và bụi mịn (PM2.5 và PM1). Điều đáng nói là mức độ ô nhiễm tại Thủ đô vẫn luôn đạt mức cao liên tiếp trong những năm gần đây.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí không chỉ gây ra các bệnh về đường hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn, đột quỵ, ung thư phổi. Ngoài ra, còn làm gia tăng các bệnh về tim mạch và một số bệnh về da, niêm mạc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Những đối tượng có hệ miễn dịch kém như người cao tuổi, phụ nữ có thai thì càng chịu tác động lớn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Tôi từng chứng kiến bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau nhiều năm sống trong môi trường ô nhiễm bụi mịn. Không khí ô nhiễm, bệnh nhân tiếp xúc với bụi mịn lâu ngày sẽ làm hệ hô hấp suy giảm, lâu dần nó cứ đi sâu vào cơ thể gây ra bệnh lý nghiêm trọng.

Tổ chức Y tế Thế giới đã đo đạc và khuyến cáo tỷ lệ bụi mịn cho phép là dưới 12 microgram/m3. Nhưng thời gian qua tỷ lệ bụi mịn tại Hà Nội trong những ngày ô nhiễm nặng là rất cao, cho thấy mức độ bệnh tật sẽ tăng lên đáng kể. Bệnh tật tăng sẽ kéo theo chi phí dành cho điều trị y tế tăng, gánh nặng kinh tế đè lên vai người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước”.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nhiều bệnh nhân mắc ung thư phổi đang điều trị tại bệnh viện cho biết, họ sống trong môi trường ô nhiễm không khí nhiều năm, tiếp xúc nhiều với bụi mịn, đây là yếu tố nguy cơ rất cao dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về phổi. Bà Phạm Thị Minh Khoa (phường Hồng Hà, thành phố Hà Nội) chia sẻ: “Mang tiếng ở nhà mặt phố tại Thủ đô nhưng nhà tôi lúc nào cũng phải cửa đóng then cài, trừ những lúc cần thiết mới mở. Khói bụi từ các loại xe trên đường cứ liên tục thả ra, nhất là những lúc xe cộ đông thì không thể chịu nổi. Chỉ cần hít vào là cả nhà ho sặc sụa, rồi khó thở, ốm đau liên tục”.

Những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí có thể kể đến như bụi mịn, khói mù từ giao thông đô thị, các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch không đạt tiêu chuẩn, hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp, các hoạt động dân sinh, sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh, đốt rơm rạ, các yếu tố khí hậu, thời tiết…

Thời gian qua, nước ta đã nỗ lực trong công tác cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như thiếu nguồn lực thực thi chính sách, thiếu kiến thức, trình độ kỹ thuật khoa học và công nghệ, thiếu mối liên kết đa ngành. Các biện pháp triển khai tại Việt Nam còn dàn trải, chưa có sự ưu tiên và chưa thật sự quyết liệt. Chính vì vậy, để cải thiện môi trường không khí đòi hỏi sự phối hợp liên ngành, liên vùng cùng sự đồng hành của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và cộng đồng.

Trong dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2025-2030, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề ra kế hoạch, mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được. Mục tiêu là từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn; nâng cao sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững. Cụ thể, đến năm 2030, nồng độ bụi mịn PM 2.5 sẽ phải giảm ít nhất 20% so với mức trung bình của năm 2024; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm chính như khí thải công nghiệp, giao thông và hoạt động đốt rơm rạ; xây dựng đô thị văn minh, phát triển không gian xanh và tăng cường truyền thông, hợp tác quốc tế. Bộ Y tế cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai các giải pháp.

Đáng chú ý, trước thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn, ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội lên phương án cấm xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong Vành đai 1 kể từ tháng 7/2026.

Thủ tướng giao Bộ Công an tăng cường nắm tình hình, rà soát các cơ sở, khu vực gây ô nhiễm trên toàn quốc để chỉ đạo kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô-tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (nhiên liệu xăng, dầu) lưu thông trong Vành đai 1.

Từ ngày 1/1/2028 không có xe mô-tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô-tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong Vành đai 3.

Về xử lý nước thải, chất thải rắn, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng đề án xử lý ô nhiễm các sông, kênh, rạch trong nội thành (quý III/2025); lập lộ trình đến năm 2028 di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư; thí điểm không sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn… nằm trong Vành đai 1 (thực hiện từ quý IV/2025); ưu tiên đầu tư các nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao, hiện đại nhằm giảm tỷ lệ chôn lấp, không để rác thải tồn đọng gây ô nhiễm.

Chỉ thị số 20/CT‑TTg là một bước tiến mạnh mẽ trong lộ trình đô thị xanh hóa và giảm ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Chỉ thị này mang tính chiến lược, không chỉ nhằm hạn chế ô nhiễm tại trung tâm mà còn thúc đẩy toàn thành phố chuyển đổi phương tiện và hạ tầng giao thông.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Bảo vệ môi trường là yếu tố sống còn

Quảng Trị: Gắn chặt với các mục tiêu toàn cầu và quốc gia về khí hậu, phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Nông nghiệp

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Hợp tác OCOP - Việt Nam cùng các quốc gia hành động vì an ninh lương thực

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Tài nguyên

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Môi trường

Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và hướng đi

Thực hiện quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ các loài thú biển

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống cho người dân

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Bản đồ Nghề cá trên biển: Giá trị, cấp bách và con đường hiện thực hóa

Bản đồ mới - Dấu ấn mở không gian phát triển Việt Nam

Diễn đàn

Xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Bước đệm cho nền kinh tế xanh

Nhiều điểm sáng trong hoạt động Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Cơ hội vàng từ Bất động sản Công nghiệp

Thời tiết ngày 17/7: Bắc Bộ và Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt, Nam Bộ chiều tối mưa dông