Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

16/07/2025

TN&MTTheo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Bên lề Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP ngày 15/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung đã có các phiên tiếp song phương với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước châu Á, châu Phi.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP do Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc phối hợp thực hiện. Ảnh: Trần Văn.

Mỗi quốc gia một cây trồng chủ lực
Trao đổi với lãnh đạo Việt Nam, ông Samuel Dalitso Kawale - Bộ trưởng Nông nghiệp Malawi - bày tỏ ấn tượng với câu chuyện thành công của Việt Nam, từ một quốc gia thiếu lương thực đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. "Điều này truyền cảm hứng mạnh mẽ cho Malawi trong quá trình học hỏi và phát triển”, ông chia sẻ.

Trên thực tế, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và chỉ định đầu mối hợp tác, đặt nền tảng quan trọng để đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới. Vì vậy, phía Malawi mong muốn duy trì và phát huy vai trò của đầu mối này để thúc đẩy các nội dung hợp tác đạt tiến bộ thực chất. Đặc biệt, Bộ trưởng Samuel đề xuất hai nước đẩy mạnh hợp tác sản xuất cây thuốc lá và các cây trồng tiềm năng khác.

“Tôi đề nghị hai nước mở rộng hợp tác thương mại để ngày càng nhiều sản phẩm Việt Nam hiện diện tại thị trường Malawi. Việt Nam cần chủ động khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có, từ đó nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và bảo đảm lợi ích bền vững cho cả hai bên. Về phía chúng tôi, Chính phủ Malawi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và phát triển tại thị trường trong nước”, Bộ trưởng Samuel cho biết.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Ông Hussein Abdelbagi Akol - Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh Lương thực hiện tại Nam Sudan - mong muốn thúc đẩy các hoạt động trao đổi kỹ thuật, đầu tư và thương mại với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Phương Linh.

Chia sẻ về tình hình nông nghiệp trong nước, Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh Lương thực hiện tại Nam Sudan Hussein Abdelbagi Akol cho biết, cao lương là cây lương thực chủ lực tại quốc gia này, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Nam Sudan hiện vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn như điều kiện canh tác khắc nghiệt, tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, hạn chế trong tiếp cận khoa học công nghệ.

Đồng thời, nước này chưa phát triển được các mô hình tăng giá trị gia tăng và gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng cho nông dân.

Bộ trưởng Akol tin tưởng, từ những chia sẻ của Việt Nam tại Diễn đàn hôm nay, Nam Sudan có thể rút ra nhiều bài học hữu ích để xây dựng và triển khai các chương trình phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia mình.

“Việt Nam và Nam Sudan có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật và ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông qua cơ chế hợp tác Nam-Nam. Chúng tôi sẵn sàng thiết lập đầu mối hợp tác và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động trao đổi kỹ thuật, đầu tư và thương mại với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó góp phần củng cố an ninh lương thực, nâng cao sinh kế cho người dân và hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững”, Bộ trưởng Akol chia sẻ.

Thứ trưởng Hoàng Trung đánh giá, cây cao lương - sản phẩm OCOP số một của Nam Sudan - có tiềm năng trở thành điểm khởi đầu cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước. Phía Việt Nam có thể hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển giống cây trồng để cùng Nam Sudan phát triển giống cây trồng này theo hướng bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Thứ trưởng Hoàng Trung cam kết rằng Việt Nam sẽ đồng hành cùng các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp. Ảnh: Phương Linh.

Việt Nam - Nepal: Bắt tay trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Chăn nuôi Nepal Ram Nath Adhikari, đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai nước trên hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời hy vọng mối quan hệ này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn sau cuộc họp song phương.

“Chúng tôi ấn tượng sâu sắc trước những thành tựu nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là khi chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa bạt ngàn, trù phú tại đây. Dự kiến Nepal sẽ tổ chức Diễn đàn Lương thực Quốc gia nhân dịp Ngày Lương thực Thế giới. Phía Nepal sẽ gửi lời mời chính thức tới phía Việt Nam, nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp và an ninh lương thực”, Bộ trưởng Ram Nath Adhikari thông tin thêm.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Bộ trưởng Ram Nath Adhikari bày tỏ ấn tượng khi chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong khuôn khổ thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Nepal, hai bên nhất trí nghiên cứu thị trường và mở rộng thương mại nông sản, đặc biệt với các mặt hàng mà hai nước có thế mạnh, có thể bổ trợ cho nhau.

Bên cạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực sang Nepal, phía Việt Nam đề xuất trao đổi chuyên gia trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, hoa, cây cảnh và mong muốn thiết lập cơ chế hợp tác kỹ thuật, tập trung vào giống, kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch.

“Với đội ngũ chuyên gia OCOP giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Nepal xác định sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và phát triển chương trình OCOP. Ngoài chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực có thế mạnh, Việt Nam mong muốn học hỏi các bài học thực tiễn từ phía Nepal để cùng nhau phát triển bền vững”, Thứ trưởng Trung chia sẻ.

Lắng nghe chia sẻ từ nước bạn, Thứ trưởng Hoàng Trung đề nghị Việt Nam và các nước châu Phi tăng cường trao đổi đoàn các cấp nhằm tìm hiểu tiềm năng, nhu cầu hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm vì lợi ích chung. Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường nông, lâm, thủy sản cần dựa trên lợi thế bổ sung của mỗi bên.

Với tinh thần hợp tác hiệu quả và thực chất, hai bên phải xác định rõ các nội dung và xây dựng một lộ trình hợp tác chi tiết. Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, trước mắt là hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia như Malawi và Nam Sudan trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam. Đồng thời, hai bên cũng cần phối hợp tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển và định chế tài chính quốc tế để triển khai hợp tác hiệu quả.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Congo hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP: Khơi dậy nội lực, kết nối Nam - Nam, định hình chuỗi giá trị toàn cầu

Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

Nông nghiệp

Hợp tác OCOP - Việt Nam cùng các quốc gia hành động vì an ninh lương thực

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Cơ hội tái cấu trúc ngành hàng cá tra

Nghề làm miến gạo mở đường thoát nghèo tại Thanh Hóa

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống cho người dân

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Giảm phát thải POP và thủy ngân: Việt Nam triển khai dự án quản lý vòng đời sản phẩm và tiêu dùng xanh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Bản đồ Nghề cá trên biển: Giá trị, cấp bách và con đường hiện thực hóa

Bản đồ mới - Dấu ấn mở không gian phát triển Việt Nam

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường tuyển Phóng viên điện tử

Tinh hoa trà Việt: Kết nối doanh nhân, lan tỏa văn hóa

Diễn đàn

Xây dựng khung pháp lý để phát triển thị trường carbon rừng

Thời tiết ngày 15/7: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

Thời tiết ngày 14/7: Vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa giảm, trời mát

Thời tiết ngày 13/7: Nhiều khu vực trên cả nước mưa nắng đan xen, mưa tập trung vào chiều tối và đêm