Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

09/07/2025

TN&MTQuản lý rác thải tại các chợ truyền thống đang trở thành thách thức lớn trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, nhu cầu tiêu dùng tăng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu quy trình phân loại, xử lý rác thải tại chợ Dĩnh Kế (Phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh) nhằm tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất, cải tạo đất và xử lý môi trường. Các mẫu than sinh học và dầu FO thu được có khả năng hấp phụ màu, cải thiện tính chất đất, tiềm năng ứng dụng cao, góp phần giảm áp lực rác thải và tận dụng nguồn tài nguyên tái sinh.

Rác thải là tài nguyên

Sự gia tăng nhanh chóng về dân số đô thị và nhu cầu mua sắm tại các chợ truyền thống đã làm phát sinh lượng lớn rác thải, đặc biệt là rác hữu cơ và nhựa khó phân hủy. Nếu không được xử lý hiệu quả, rác thải sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đồng thời lãng phí nguồn tài nguyên tái sinh quý giá. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng tạo than sinh học, dầu FO từ phế thải nông nghiệp và nhựa, tuy nhiên việc ứng dụng vào quy mô nhỏ tại chợ truyền thống còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình xử lý rác thải tại chợ Dĩnh Kế, tái chế thành các sản phẩm có giá trị sử dụng.

Hình ảnh rác thải chợ Dĩnh Kế

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Rác thải phát sinh tại chợ Dĩnh Kế, gồm: rác thải hữu cơ (rau, quả, bã mía, rơm rạ…), rác thải nhựa (túi nilon, hộp nhựa) và các loại rác khác (hộp xốp, cao su…).

Phương pháp nghiên cứu: (1) Phân loại rác tại nguồn, thu gom, làm sạch, tiền xử lý bằng dung dịch kiềm loãng (NaOH 1M) để loại tạp chất; (2) Chế tạo nguyên liệu (than sinh học, than tổ hợp) bằng phương pháp nhiệt phân yếm khí ở các dải nhiệt độ phù hợp. (3) Chế tạo nhiên liệu lỏng (dầu FO) từ nhựa phế thải phối hợp chất xúc tác (đất sét trắng). (3) Kiểm tra khả năng hấp phụ chất màu, khả năng cải thiện tính chất đất trồng và kiểm tra khả năng cháy, tỏa nhiệt của nhiên liệu.

                      Hình ảnh chứng minh tính hấp phụ của các mẫu Than trong nước

Kết quả và thảo luận

Các mẫu than (M1, M2, M3; A1, A2; B1, B2) cho thấy khả năng hấp phụ chất màu tốt, làm sạch nước nhanh, đặc biệt khi phối hợp nhiều nhóm than.

Kết quả thử nghiệm gieo trồng đậu xanh chứng minh than sinh học giúp đất tơi xốp, giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng vi lượng.

Hình ảnh gieo cây đậu sau 10 ngày

Mẫu dầu FO (D1) đốt thử cho ngọn lửa cháy ổn định, tỏa nhiệt lớn, phù hợp làm nhiên liệu đốt thay thế.

Phân tích EDS, SEM, GCMS khẳng định các nguyên tố K, P, Si, Ca, Cu… trong than đáp ứng yêu cầu bổ sung dinh dưỡng cho đất.

Giải pháp tận dụng rác thải tại chợ Dĩnh Kế thành nguyên liệu, nhiên liệu cho thấy tính khả thi, quy trình thực hiện đơn giản, chi phí thấp, phù hợp triển khai tại các chợ truyền thống. Kết quả góp phần giảm áp lực xử lý rác thải, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường.

Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo

Để phát huy hiệu quả, cần mở rộng mô hình thí điểm ra các chợ truyền thống khác tại Bắc Giang và các tỉnh thành có đặc điểm tương tự. Đồng thời, cần nghiên cứu chuyên sâu về: (1) Tối ưu hóa điều kiện nhiệt phân, lựa chọn xúc tác phù hợp nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi nhiên liệu. (2) Ứng dụng các công nghệ mới để kiểm soát khí thải trong quá trình xử lý. (3) Khảo sát hiệu quả sử dụng than sinh học lâu dài trong cải tạo đất, phục hồi đất bạc màu. (4) Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tham gia thu gom, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm tái chế.

Nguyễn Ngọc Diệp, Dương Quốc Trọng

Trường THCS Lê Quý Đôn - Phường Bắc Giang (tỉnh Bắc Ninh)

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông