Nông dân Lập Thạch làm giàu nhờ Thanh long trái vụ

13/12/2024

TN&MTLà miền đất trung du của tỉnh Vĩnh Phúc, Lập Thạch chủ yếu trồng cây sắn, cây ngô nhưng năng suất không cao, hiệu quả kinh tế kém. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nông dân một số xã có thổ nhưỡng phù hợp nên đã mạnh dạn trồng cây thanh long ruột đỏ. Nhờ ứng dụng công nghệ, làm chủ kỹ thuật sản xuất thanh long trái vụ, kéo dài thời gian thu hoạch, cung ứng hàng hóa ổn định cho thị trường, nâng cao năng suất, giá trị nông sản, mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân.

Về thôn Văn Trưng (xã Ngọc Mỹ), chúng tôi có mặt tại khu vườn thanh long sai trĩu quả của gia đình anh Nguyễn Văn Hoàng.

Nhìn những quả thanh long mọng nước, tươi rói, khi được hỏi về “bí quyết”, anh Hoàng cho biết: Để kích cho cây thanh long ra hoa trái vụ, ngoài các kỹ thuật chăm sóc cơ bản, cần phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện đại, theo dõi sát sao quá trình phát triển của cây. Nhất là với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của miền Bắc, người trồng cần có các biện pháp kịp thời để bảo vệ hoa, quả trong quá trình phát triển, canh đúng thời điểm ra hoa, xuất bán vào ngày mùng 1 và ngày Rằm hằng tháng để mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

Là thương lái, anh Bùi Văn Phẩm rất ưng ý với chất lượng của thứ quả mang thương hiệu đặc trưng của huyện Lập Thạch. Hơn 5 năm nay, anh Phẩm bao tiêu đầu ra sản phẩm thanh long ruột đỏ cho nhiều chủ vườn có quy mô lớn trên địa bàn huyện Lập Thạch, đem đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh Tuyên Quang, Quảng Ninh.

Anh Phẩm chia sẻ: “Qua các hội nhóm trên mạng xã hội về cây thanh long, tôi biết đến quả thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch, đặc biệt là quả thanh long trái vụ của các chủ vườn nơi đây. Với ưu điểm vượt trội về mẫu mã, độ ngọt sắc, quả to, đồng đều, sau một thời gian tìm hiểu, thẩm định chất lượng quả tại một số nhà vườn, tôi lựa chọn quả thanh long Lập Thạch làm mặt hàng chủ lực để kinh doanh. Trung bình mỗi tháng hiện nay, tôi giúp bà con tiêu thụ khoảng 50 - 60 tấn quả, đem lại đầu ra ổn định cho nhiều nhà vườn”.

Thông thường, thanh long cho quả từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, tuy nhiên, nếu sử dụng kỹ thuật sản xuất thanh long trái vụ sẽ kéo dài được thêm 2 tháng. Ngoài việc dễ tiêu thụ, thanh long trái vụ còn có giá thành cao gấp 1,5 - 2 lần so với chính vụ, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho các hộ.

Quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các nội dung của “Chương trình thí điểm đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ tại huyện Lập Thạch”, ngành Nông nghiệp huyện tích cực hướng dẫn các hộ dân chăm sóc diện tích thanh long đã trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Hiện nay, sản phẩm thanh long ruột đỏ Lập Thạch đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã Code vùng trồng (P.U.C) thanh long ruột đỏ diện tích 20 ha tại 3 vùng (Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa); hơn 38 ha thanh long ruột đỏ đã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt nằm trong danh sách sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng chất lượng 3 sao, đánh dấu bước phát triển mới, tạo đà để sản phẩm thanh long có cơ hội vươn ra các thị trường ngoại tỉnh.

Đặc biệt, năm 2023, huyện Lập Thạch phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện mô hình áp dụng công nghệ số trong sản xuất thanh long phục vụ thăm quan, trao đổi kinh nghiệm cho người dân và doanh nghiệp. Mô hình triển khai trên diện tích hơn 3 ha tại thôn Hồng Thái (xã Xuân Hoà), tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về chuyển đổi số nông nghiệp, tăng khả năng liên kết sản xuất, tiêu thụ qua môi trường thương mại điện tử.

Ông Đỗ Tiến Yên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết, đến nay, toàn huyện có 320 ha sản xuất thanh long ruột đỏ đang cho thu hoạch (giống TN4), tập trung tại các xã Xuân Hòa, Vân Trục, Quang Sơn, Hợp Lý, Ngọc Mỹ. Năng suất bình quân đạt từ 15 - 20 tấn quả/ha/năm, với sản lượng gần 5.000 tấn/năm. Thời gian cho thu quả từ tháng 5 đến tháng 12 hằng năm với từ 10 đến 14 lứa quả/năm (trung bình 15 ngày thu hoạch một lần).

Thanh long trái vụ đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Lập Thạch

Với giá bán hiện nay là 15 - 25.000 đồng/kg, riêng thanh long trái vụ có giá từ 30 - 35.000 đồng/kg, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha, từ chi phí lãi từ 150 - 250 triệu/ha. Giải quyết việc làm ổn định cho hơn 1.500 lao động, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Chủ tịch UBND xã Vân Trục Vũ Đình Thọ cho biết: Với hiệu quả kinh tế từ cây thanh long, đặc biệt là thanh long trái vụ, nhiều thanh niên trẻ đã thay đổi tư duy, thực hiện khát vọng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Nhờ đó, cây thanh long có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. 6 tháng đầu năm 2024, ước tính bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/6 tháng, tăng 2,5 triệu đồng so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra.

Để sản phẩm quả thanh long ruột đỏ dễ dàng tiếp cận thị trường, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường khó tính, gắn chặt sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần tiếp tục thực hiện xây dựng khu chế biến, bảo quản tập trung với sản lượng lớn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cùng với đó áp dụng công nghệ chuyển đổi số đồng bộ trong sản xuất, tiêu thụ thanh long ruột đỏ, xây dựng phần mềm sổ tay hướng dẫn (dạng app mobile) phục vụ sản xuất. Khai thác tối đa thị trường qua thương mại điện tử, xây dựng "sợi dây" liên kết bền chặt giữa chủ vườn với thương lái, người tiêu dùng để đảm bảo đầu ra sản phẩm, phát triển các mô hình sản xuất thanh long kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế.

Tâm Đức

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Bảo vệ môi trường là yếu tố sống còn

Quảng Trị: Gắn chặt với các mục tiêu toàn cầu và quốc gia về khí hậu, phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Nông nghiệp

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Hợp tác OCOP - Việt Nam cùng các quốc gia hành động vì an ninh lương thực

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Tài nguyên

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Môi trường

Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và hướng đi

Thực hiện quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ các loài thú biển

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống cho người dân

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Bản đồ Nghề cá trên biển: Giá trị, cấp bách và con đường hiện thực hóa

Bản đồ mới - Dấu ấn mở không gian phát triển Việt Nam

Diễn đàn

Xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Bước đệm cho nền kinh tế xanh

Nhiều điểm sáng trong hoạt động Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Cơ hội vàng từ Bất động sản Công nghiệp

Thời tiết ngày 17/7: Bắc Bộ và Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt, Nam Bộ chiều tối mưa dông