Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

01/07/2025

TN&MTSáng 30/6, tại Hà Nội, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng các thành viên Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tổ chức hội thảo “Tổng kết công tác khắc phục hậu quả thiên tai của Đối tác và lập kế hoạch cho mùa mưa bão năm 2025”.

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại hội nghị

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đại diện các tổ chức tổ chức quốc tế và đại biểu đến từ các địa phương chịu thiệt hại nặng nề bởi bão cơn bão số 3 năm 2024 (bão Yagi) như Cao Bằng, Hà Giang và Lạng Sơn.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến và đại diện Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đồng chủ trì hội thảo.

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Đại biểu thảo luận tại Hội nghị

Nội dung trọng tâm của Hội thảo bao gồm đánh giá hiệu quả của các hoạt động khắc phục hậu quả sau thiên tai, trong đó có triển khai hỗ trợ tiền mặt, phục hồi sinh kế và tái thiết cơ sở hạ tầng; thảo luận về việc rà soát và hoàn thiện Nghị định số 50 về tiếp nhận và sử dụng viện trợ quốc tế trong bối cảnh thiên tai nhằm bảo đảm việc cứu trợ khẩn cấp được triển khai kịp thời, minh bạch và đúng đối tượng; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ tiền mặt mà các tổ chức quốc tế đã triển khai trong thời gian qua.

Trong bối cảnh mùa mưa bão 2025 đang diễn ra, hội thảo lần này đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm rà soát toàn diện công tác phục hồi, nhận diện những tồn tại trong ứng phó và đề ra các giải pháp thực tiễn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Đại diện các nhóm lĩnh vực như nhà ở, nông nghiệp, y tế, nước sạch-vệ sinh cũng đã chia sẻ kết quả khắc phục thiệt hại tại các địa phương và đề xuất những điểm cần lưu ý cho thời gian tới.

Đặc biệt, phần thảo luận về hoạt động hỗ trợ tiền mặt đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp thiết thực từ các tỉnh, tổ chức quốc tế và các nhóm kỹ thuật chuyên môn, nhằm hoàn thiện quy trình và mở rộng triển khai trên thực tế.

Tại hội thảo, Ban tổ chức đánh giá cao sự tham gia tích cực và tinh thần hợp tác của các đại biểu, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức phát triển và chính quyền địa phương trong công tác phục hồi sau bão.

Những nội dung trao đổi tại Hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch của Đối tác cho mùa thiên tai năm 2025, với mục tiêu không chỉ giảm nhẹ thiệt hại mà còn nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của người dân và cộng đồng trước các rủi ro ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Argentina hợp tác mở rộng thị trường nông sản, thực phẩm

Dự thảo Nghị định về EPR: Tháo gỡ, làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường

Quảng Trị sẽ vươn mình, phát triển rực rỡ cùng quê hương, đất nước

Đảng bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cần sớm ổn định sau sáp nhập

Nông nghiệp

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tài nguyên

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Môi trường

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Phát triển

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Diễn đàn

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh