Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

02/07/2025

TN&MTTừ bảo vệ, phát triển đến quản lý rừng bền vững, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An (Chi cục) đang từng bước khẳng định vai trò nòng cốt trong công tác lâm nghiệp. Năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích che phủ rừng lẫn công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Giữ rừng không chỉ là giữ tài nguyên mà còn là giữ sự sống, gìn giữ sinh kế bền vững và an toàn cho nhân dân. Trong bối cảnh nhiều áp lực đến từ phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu, lực lượng Kiểm lâm Nghệ An đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng, ông Bạch Quốc Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết.
Chủ động trong công tác bảo vệ rừng
Trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, Chi cục đã triển khai đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp như quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; bảo tồn thiên nhiên và thực thi pháp luật về lâm nghiệp.
Chi cục đã tổ chức hội nghị triển khai Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia trên địa bàn tỉnh và bàn giao tài liệu cho các địa phương, chủ rừng và các đơn vị liên quan. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh phương án sử dụng kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị quyết 137/2024/QH15.

Đồng thời cũng đã tham mưu HĐND tỉnh thông qua 09 Nghị quyết liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, mức đầu tư và hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trong lâm nghiệp trên địa bàn Nghệ An.
Về chỉ tiêu lâm nghiệp, Chi cục hoàn thành và vượt mức UBND tỉnh giao theo Quyết định số 4473/QĐ-UBND ngày 29/12/2023, với độ che phủ rừng đạt 59,01%; kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 304 triệu USD; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 7,05%. Công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tốt. Đặc biệt, đến nay, có 32.630,24 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, tăng 31,43% so với năm 2023. Chúng tôi cũng đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1.714 hộ gia đình và 81 cộng đồng với tổng diện tích 17.322,22 ha.

Nghệ An nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Anh Sơn tuần tra bảo vệ rừng

Ngoài ra, Chi cục đã ứng dụng công nghệ thông tin, ảnh viễn thám để rà soát, xác định các điểm suy giảm rừng, khoanh vùng các địa bàn trọng điểm về chặt phá rừng, kịp thời tham mưu biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý hiệu quả. Công tác phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Biên phòng, chủ rừng và chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
Cụ thể, trong năm 2024, Chi cục đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 420 vụ vi phạm, trong đó 414 vụ vi phạm hành chính, 06 vụ vi phạm hình sự. Lâm sản tịch thu là 270,3 m³ gỗ tròn, xẻ các loại; 490 động vật rừng; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 56.751.501 đồng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 3.381.415.800 đồng.
Trong những tháng đầu năm 2025, Chi cục đã phát hiện và xử lý 59 vụ vi phạm hành chính. Không có vụ việc hình sự. Tịch thu 27,46 m³ gỗ các loại, 12 con động vật rừng và thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 7.500.000 đồng. Số tiền nộp ngân sách đến hết tháng 3/2025 là 616 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã tổ chức và tham mưu tổ chức hơn 5.500 đợt tuần tra, kiểm tra rừng; tổ chức hơn 1.200 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lâm nghiệp, thu hút hơn 50.000 lượt người tham gia. 
Nhờ vậy, trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, tình hình an ninh rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữ ổn định, các vụ việc vi phạm đã được phát hiện và tổ chức lực lượng ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Chú trọng công tác PCCCR
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều khu vực rừng có nguy cơ cháy cao như: 15.476 ha rừng Thông nhựa, 720 ha rừng hỗn giao Bạch đàn, hơn 42.170 ha tre nứa và gần 169.000 ha rừng hỗn giao gỗ - tre nứa.
Chi cục đã tham mưu ban hành tổng cộng 23 văn bản chỉ đạo PCCCR gồm 05 văn bản của UBND tỉnh, 07 của Sở Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Sở NN&PTNT) và 11 của Chi cục; Kiện toàn 01 Ban chỉ đạo cấp tỉnh, 20 BCĐ cấp huyện/thị, 371 Ban chỉ huy cấp xã, 29 Ban chỉ huy chủ rừng và hàng trăm tổ đội thôn bản với hơn 6.000 người; Xác định và chỉ đạo trọng điểm tại các vùng có nguy cơ cao; Tổ chức thường trực 24/24h, tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng, phối hợp truyền thông, sửa chữa công trình PCCCR, kiểm tra phương án của chủ rừng...
Nhờ sự chủ động trong công tác chỉ đạo, nhận diện sớm các nguy cơ cháy rừng và đẩy mạnh tuyên truyền đến tận cơ sở, trong 5 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn tỉnh Nghệ An không xảy ra vụ cháy rừng nào.
Tích cực phát triển rừng và trồng rừng thay thế 
Với nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước và hướng dẫn công tác phát triển rừng của Chi cục đã được cụ thể hóa tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024. Trong thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ về công tác phát triển rừng, bao gồm cả trồng rừng thay thế.
Về phát triển rừng, Chi cục đã triển khai đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan như Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh...; Tham mưu triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển rừng theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP, Chương trình 809/QĐ-TTg, Quyết định 1719/QĐ-TTg và chính sách chi trả DVMTR, giảm phát thải khí nhà kính...

Nghệ An nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Tuyên truyền chính sách, pháp luật về Lâm nghiệp cho người dân

Trong 6 tháng đầu năm 2025, công tác phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả rất tích cực. Cụ thể, diện tích trồng rừng tập trung đạt 11.019 ha so với mục tiêu 6 tháng là 10.000 ha, đạt 110,2%, vượt mục tiêu 10,2% so với mục tiêu cả năm đạt 50,1%. Diện tích rừng được bảo vệ là 973.011,94 ha trên tổng mục tiêu 961.774 ha, đạt tỷ lệ 101,17%. Khoanh nuôi rừng đạt 76.000 ha, bằng 100% kế hoạch mục tiêu. Công tác chăm sóc rừng cũng hoàn thành 61.000 ha, đạt 100%. Đặc biệt, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 59,01%, tăng 0,81% so với mục tiêu phấn đấu 6 tháng của ngành và tăng 1,74% so với mục tiêu cả năm 2025.
Về công tác trồng rừng thay thế, Chi cục đã triển khai đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan, bao gồm Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT, Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT và Thông tư số 24/2024/TT-BNNPTNT. Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Lâm nghiệp năm 2017, tổng diện tích tối thiểu cần trồng rừng thay thế là 6.753,177 ha. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai được 5.664,295 ha, đạt 84% yêu cầu.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc chưa hoàn thành diện tích trồng rừng thay thế là do quỹ đất đủ điều kiện còn rất hạn chế, phần lớn diện tích đất trống nằm ở các vùng sâu, vùng xa, điều kiện thi công gặp nhiều khó khăn, diện tích thường manh mún, không tập trung.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn loài cây trồng đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ cũng gặp nhiều trở ngại. Theo quy định, ưu tiên trồng các loài cây bản địa hoặc những loài cây nhập nội đã được trồng lâu năm theo Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 cũng khiến địa phương gặp rất nhiều khó khăn bởi khả năng sinh trưởng chậm, trong khi điều kiện lập địa và khí hậu thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến nguy cơ rủi ro mất rừng rất cao.
Tỉnh đã đề xuất và được Quốc hội thông qua Nghị quyết 137/2024/QH15 ngày 26/6/2024, trong đó tại khoản 2 Điều 5 quy định: “Cho phép tỉnh Nghệ An được giữ lại và sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế để thực hiện biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên…”.
Hiện UBND tỉnh đã phê duyệt phương án khoanh nuôi 3.570 ha tại Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 03/4/2025.
Còn nhiều bất cập trong công tác bảo vệ và phát triển rừng 
Ông Dũng cho biết thêm: Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số bất cập cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trước hết, là những vướng mắc trong quản lý đất lâm nghiệp. Tình trạng chồng lấn ranh giới giữa các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân vẫn diễn ra và chưa được giải quyết triệt để, từ đó phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện về đất rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng ở các khu vực có tranh chấp.
Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo tồn rừng tự nhiên và nhu cầu phát triển kinh tế của người dân. Những năm gần đây, cây keo nguyên liệu và một số loại cây nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao, giá thu mua năm sau thường cao hơn năm trước. Đây là loại cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nhiều địa phương. Vì vậy, nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân rất lớn, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại hạn chế, dẫn đến tình trạng người dân lấn chiếm rừng tự nhiên để canh tác.

Nghệ An nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Kiểm lâm kiểm tra hiện trạng rừng

Ngoài ra, dù hệ thống chính sách về lâm nghiệp đã được ban hành khá đầy đủ và nguồn lực thực hiện cơ bản được đáp ứng, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, cơ chế điều hành còn chồng chéo, chưa thống nhất. Điều này đặc biệt rõ nét trong việc triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021–2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021–2030.
Bên cạnh đó là chất lượng và hiệu quả rừng trồng hiện còn thấp. Phần lớn diện tích rừng trồng vẫn là Keo lai, chu kỳ ngắn, chất lượng gỗ thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó, rừng tự nhiên lại chậm được phục hồi và nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.
Đẩy mạnh phát triển rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC 
Thực hiện Chỉ thị 10-CT/TU ngày 05/10/2021 và Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 07/01/2022, Chi cục đã tích cực đôn đốc các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Đến nay, 100% chủ rừng nhà nước đã có phương án được phê duyệt với tổng diện tích 587.626,66 ha (gồm 170.521,16 ha rừng đặc dụng, 348.856 ha rừng phòng hộ và 68.249,5 ha rừng sản xuất).
Chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ liên kết với hộ dân trồng rừng để cấp chứng chỉ FSC, kết hợp hỗ trợ từ Dự án quản lý rừng bền vững và các chính sách của tỉnh theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND và 27/2024/NQ-HĐND. Tính đến nay, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC/VFCS là 33.428,5 ha (gồm 31.679,22 ha rừng trồng, 1.749,28 ha rừng tự nhiên); hỗ trợ 15.000 ha với kinh phí 5 tỷ đồng cho 5 doanh nghiệp chế biến gỗ có liên kết hộ dân trồng rừng để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, ông Dũng nhấn mạnh thêm.

Đỗ Hùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bắc Ninh sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Việt Nam - Argentina hợp tác mở rộng thị trường nông sản, thực phẩm

Dự thảo Nghị định về EPR: Tháo gỡ, làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường

Nông nghiệp

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Phát triển

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

Diễn đàn

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh