Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL

05/05/2025

TN&MTThời gian qua, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (KBT Phú Mỹ) được biết đến là vùng đất ngập nước nguyên thủy còn sót lại lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm trên địa bàn xã Phú Mỹ (huyện Giang Thành, Kiên Giang), cách biên giới Campuchia 7km về hướng Tây Nam.

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL
KBT Phú Mỹ nằm trên địa bàn xã Nông thôn mới Phú Mỹ (Giang Thành)

Với điểm đặc trưng là vùng đất nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ và ngập nước theo mùa, nơi đây hình thành hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng. KBT Phú Mỹ có tổng diện tích 2.700ha, trong đó vùng lõi rộng 1.066,6ha, vùng đệm với diện tích 1633,4ha (vùng đệm chủ yếu là đất của dân). Quanh khu vực này đa phần là đồng bào dân tộc Khmer, họ sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nghành nghề tiểu thủ công nghiệp…

Nơi này, có hệ sinh thái độc đáo, tạo điều kiện sinh sống cho rất nhiều loài, trong đó có sự hiện diện của sinh cảnh năng kim rộng lớn, là nơi trú ngụ và nguồn thức ăn hàng năm của loài Sếu đầu đỏ (tên khoa học là Grus antigone), một loài chim quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt, ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.   

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL
Các sản phẩm truyền thống làm từ cỏ Bàng

Ngoài ra, KBT Phú Mỹ còn hình thành một Đồng cỏ bàng tự nhiên (hay còn gọi là Đồng cỏ bàng Phú Mỹ), với diện tích cây cỏ bàng lớn nhất ĐBSCL (rộng khoảng 753ha), một loại cỏ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống cho nhiều loài động vật hoang dã nơi đây và mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng địa phương, thông qua việc sản xuất ra các sản phẩm thủ công truyền thống như đan, dệt cỏ bàng nhỏ lẻ…

Dù đã trải qua gần 10 năm thành lập KBT Phú Mỹ (kể từ ngày 5/01/2016 tỉnh Kiên Giang phê duyệt quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ), với mục tiêu là bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái Đồng cỏ bàng và duy trì số lượng Sếu đầu đỏ (trên 100 cá thể) về trú ngụ mỗi năm; quản lý việc khai thác hợp lý, không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ, đảm bảo phát triển bền vững làng nghề truyền thống và sinh kế ổn định cho người dân; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề thủ công và sếu đầu đỏ; triển khai, thực hiện các kế hoạch giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo tồn ĐDSH…

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL
Việc khai thác cỏ Bàng đã mang lại giá trị kinh tế cho địa phương

Nhưng đến nay, theo báo cáo về thực trạng của KBT Phú Mỹ… vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, như chưa xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; chưa báo cáo quan trắc hiện trạng ĐDSH; quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; cơ sở dữ liệu về ĐDSH; chưa triển khai thực hiện đầy đủ quy định về quản lý khu bảo tồn đất ngập nước; tồn tại việc khai thác cỏ bàng tự phát; hạn chế về nhân lực và kinh phí…

Trao đổi về những khó khăn trên với Giám đốc KBT Phú Mỹ, ông Dương Minh Sang cho biết, hiện tại Ban quản lý của Khu bảo tồn có 5 nhân sự (4 viên chức và 1 bảo vệ) đang làm việc, với chức năng tham mưu về việc quản lý, bảo tồn, bảo vệ, tổ chức khai thác giá trị tài nguyên và môi trường trong Khu bảo tồn.

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL
Ông Dương Minh Sang - Giám đốc KBT Phú Mỹ cho biết tháng 3/2025 số lượng cá thể Sếu về nhiều hơn trước

Cuối năm 2018, tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt chi tiết Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ với diện tích vùng lõi hơn 1.000ha, phân thành 03 khu chức năng, bao gồm khu hành chính - dịch vụ, khu phục hồi sinh thái và khu bảo vệ nghiêm ngặt. Đến ngày 19/5/2020, Ban quản lý Khu bảo tồn được tỉnh Kiên Giang giao đất và cấp giấy chứng nhận là đất rừng đặc dụng, với diện tích hơn 957ha, nằm trong diện tích vùng lõi của khu bảo tồn.

Ông Sang cho biết thêm, KBT Phú Mỹ là khu đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao với hơn 456 loài, trong đó ghi nhận được 47 loài thực vật bậc cao, 7 sinh cảnh đặc trưng (năng ngọt; năng nỉ; bàng - mồm mốc; bàng - tràm; bàng - năng nỉ; tràm - năng ngọt…), 72 loài tảo. Về đồng vật, có đến 126 loài chim, 30 loài cá, 13 loài lưỡng cư bò, 67 loài phiêu sinh động vật, 8 loài động vật đáy, 39 loài nhện, và 54 loài côn trùng thủy sinh… Đặc biệt, có sự hiện diện của Sếu đầu đỏ và Đồng cỏ bàng, thuộc 2 loài được xem là quý hiếm nhất nơi đây.

Qua ghi nhận số liệu thực tế những năm trở lại đây cho thấy, cỏ Bàng đứng trước nguy cơ cạn kiệt, do cộng đồng dân cư khai thác một cách tự phát, vượt mức khả năng tự phục hồi và đang bị suy thoái dần. Còn về loài Sếu, đối với số lượng cá thể về ngày càng ít (mùa khô năm 2017 - 2018 là 54, năm 2019 - 2020 là 10,… năm 2024 là 9 cá thể), mới đây, trong đầu tháng 3/2025, thì ghi nhận có 54 cá thể. Sự thay đổi này, phần lớn do môi trường sống bị tác động, bị xâm lấn và bị thu hẹp, làm cho hệ sinh thái bị mất cân bằng, không ổn định, mất đi các vùng đất ngập nước tự nhiên, ảnh hưởng nguồn thức ăn, nơi trú ngụ nên đàn sếu ít về hơn so với trước.

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL
Hàng năm số lượng cá thể Sếu đầu đỏ luôn tìm về KBT Phú Mỹ

Đồng thời, ông Sang cũng đưa ra hướng giải pháp và các kiến nghị cụ thể, nhằm thúc đẩy KBT Phú Mỹ ổn định và phát triển bền vững… Thứ nhất, tổ chức triển khai đầy đủ các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước của Khu bảo tồn; xây dựng báo cáo quan trắc ĐDSH (định kỳ 3 năm/lần); tăng cường nhiệm vụ cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; phối hợp với Hội Sếu quốc tế có phương án điều tiết nước và cải tạo bãi cho Sếu ăn và ngủ lại trong khu bảo tồn; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định; phối hợp tuyên truyền về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, đặc biệt là bảo vệ loài quý hiếm Sếu đầu đỏ.

Thứ hai, kiến nghị với lãnh đạo địa phương về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; kết hợp xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn đất ngập nước; tiếp tục cho xây dựng đề án Du lịch sinh thái cộng đồng (trong đó chú trọng các sản phẩm, phương tiện phục vụ du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề truyền thống từ sản phẩm cỏ bàng...); tổ chức các buổi gặp gỡ với Doanh nghiệp xin đầu tư phát triển Khu bảo tồn, để nghe trình bày ý tưởng và tiếp thu những góp ý của các nhà khoa học trong việc phát triển bền vững Khu bảo tồn, phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt; được bố trí nguồn kinh phí (để triển khai các hoạt động như, báo cáo quan trắc, ĐDSH; mua sắm phương tiện, dụng cụ phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng các biển báo, biển cảnh báo xung quanh Khu bảo tồn; xây dựng phòng trưng bày các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ cỏ Bàng, hình ảnh các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn Sếu đầu đỏ…).

Thứ ba, kiến nghị đến UBND tỉnh Kiên Giang cần xem xét, chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước, trong đó ban hành các quy định về thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; tiếp tục xây dựng Đề án du lịch sinh thái cộng đồng KBT Phú Mỹ; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo Nghị định của Luật Bảo vệ môi trường.

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho “vùng đất ngập nước nguyên thủy” lớn nhất ĐBSCL
Đảm bảo toàn bộ hệ sinh thái là đảm bảo cho sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn

Đối với việc xây dựng đề án điều tiết nước (cống điều tiết nước) trong khu bảo tồn, TS. Trần Triết - Thành viên Hội sếu quốc tế chia sẻ, KBT Phú Mỹ là một trong những nơi rất đặc sắc, có giá trị cao về đa dạng sinh học, nơi còn xót lại trong hệ sinh thái của vùng Tứ giác long xuyên. Tuy nhiên, qua khảo sát những năm gần đây cho thấy, diện tích đất tự nhiên còn lại không nhiều, do xây dựng đê điều, thay đổi ranh giới vật lý của đất, làm thay đổi chế độ nước, ảnh hưởng đến mực nước và dòng chảy tự nhiên… nên cần phải có một Hệ thống điều tiết nước, để điều tiết nước một cách chủ động cho nơi đây.

Riêng tại KBT Phú Mỹ trước đây đã có 2 cống được hình thành trước khi có hệ thống đê bao, nhưng không đủ khả năng điều tiết nước theo ý muốn, nên tôi thấy cần đề xuất làm một cống mới. Cống này nằm ở vị trí địa hình thấp nhất trong khu lòng sông cổ, trủng, có dòng chảy tự nhiên… với mục đích là để chủ động điều tiết mực nước sao cho tối ưu nhất, để phục hồi điều kiện nước một cách tự nhiên, nhằm cân bằng sự sống cho toàn bộ hệ sinh thái của khu bảo tồn, đồng thời tạo độ ẩm hợp lý vừa phải, hạn chế xảy ra những vụ cháy rừng lớn do khô hạn kéo dài. TS. Trần Triết nói.

Hơn thế nữa, ngoài những điểm đặc trưng về ổn định và duy trì mực nước thích hợp, việc điều tiết nước cho Khu bảo tồn vừa đảm bảo sự đa dạng sinh học cho các loài động vật, các thảm thực vật, các loài sinh cảnh nơi đây (như rừng tràm, đồng cỏ bàng, sinh cảnh năng kim…) được phát triển một cách bình thường, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho đàn Sếu đầu đỏ quay về sinh sống, nâng cao số lượng hàng trăm cá thể so với trước đây, đồng nghĩa với sự thu hút và quan tâm đặc biệt của các tổ chức môi trường thế giới tìm đến Việt Nam.

Nguyễn Kiên

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong quản lý tài nguyên khoáng sản

Vải thiều Bắc Giang vào vụ: Bộ trưởng mong 'bứt phá' xuất khẩu

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện Tổng thống ở Nga

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025: Những giải pháp căn cơ và bước đi cần thiết

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm