Báo động sạt lở bờ sông, bờ biển ở Cà Mau

24/03/2024

TN&MTTrước những thách thức về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tỉnh Cà Mau đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, thiếu nguồn nước ngọt...

Báo động sạt lở bờ sông, bờ biển ở Cà Mau

ảnh minh họa

Những con số báo động

Là địa phương có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc với 87 cửa biển, cửa sông thông ra biển và bờ biển dài 254km, hơn 10 năm qua, tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cùng tình trạng sụt lún đất và các hình thái thời tiết cực đoan đã làm cho bờ sông, bờ biển của Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển ở Cà Mau bị sạt lở khoảng 187/254km.

Theo số liệu thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển ở Cà Mau đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau).

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau Nguyễn Thanh Tùng, hiện tổng chiều dài bờ biển đang tiếp tục bị sạt lở trên địa bàn khoảng 91km với các mức độ khác nhau, trong đó, bờ biển Tây, sạt lở ở mức nguy hiểm 22km; bờ biển Ðông sạt lở ở mức đặc biệt nguy hiểm 29,15km, sạt lở ở mức nguy hiểm 40,3km. Ngày 23.3, thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu mùa khô đến nay, vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã xảy ra 131 tuyến sạt lở, sụt lún đất với 550 vị trí, tổng chiều dài hơn 14,5km.

“Với tốc độ sạt lở rất nghiêm trọng như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì trong thời gian tới sạt lở ven biển sẽ tiếp tục làm mất thêm rất nhiều đất, rừng phòng hộ. Đây là diện tích đất, cây rừng đã được hình thành qua hàng trăm năm. Nếu để sạt lở tiếp tục tiến sâu vào đất liền thì không chỉ mất thêm đất, mất rừng mà còn nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều công trình hạ tầng đã xây dựng bên trong, buộc phải thực hiện bảo vệ theo tình huống khẩn cấp; khi đó việc xây dựng công trình bảo vệ sẽ rất tốn kém, rất khó khôi phục diện tích đất và cây rừng đã mất” - ông Tùng nói.

Ðến nay, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành 55,7km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 1.720 tỷ đồng, 9,2km kè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện 391 tỷ đồng. Những công trình kè chống sạt lở bờ biển được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy được hiệu quả, làm giảm sóng, chống sạt lở, bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000ha rừng phòng hộ; công trình kè các đoạn bờ sông, cửa biển đã khắc phục được tình trạng sạt lở, đồng thời sắp xếp, chỉnh trang lại mỹ quan, trật tự xây dựng công trình, nhà ở ven sông thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hơn 31.000 tỷ đồng xây dựng công trình phòng, chống sạt lở

Trong đầu tháng 3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với đại diện lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau để nghe các chuyên gia góp ý về Đề án “Phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh”.

Đề án do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau thực hiện dưới sự hướng dẫn của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam. Mục tiêu Đề án là điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ biển, bờ sông, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành công tác cập nhật hiện trạng sạt lở bờ biển, bờ sông lên bản đồ WebGIS (thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu từ không gian địa lý); nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, bờ biển; phấn đấu đến năm 2025, các khu dân cư ven biển, ven sông ở vùng có nguy cơ sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở; quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà ở tại khu ven sông, ven biển, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

Theo nội dung Đề án, tỉnh Cà Mau cần đầu tư xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng ven biển, rừng phòng hộ ven biển; đầu tư xây dựng tuyến đê biển vừa kết hợp làm đường giao thông, ngăn triều cường, chắn sóng, ngăn chặn sạt lở, phát triển quỹ đất; đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở kết hợp trồng rừng, nhằm phục hồi đất rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sinh kế cho người dân, khai thác tiềm năng tín chỉ carbon; xây dựng các công trình chỉnh trị sông tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông, ven biển…

Tỉnh Cà Mau sẽ đầu tư xây dựng 177 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, với kinh phí hơn 31.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, đầu tư xây dựng 30 công trình, với kinh phí trên 6.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030, đầu tư xây dựng 147 công trình, với kinh phí hơn 24.000 tỷ đồng.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bắc Ninh sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Việt Nam - Argentina hợp tác mở rộng thị trường nông sản, thực phẩm

Dự thảo Nghị định về EPR: Tháo gỡ, làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường

Nông nghiệp

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Phát triển

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

Diễn đàn

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh