Bão số 1: Sẵn sàng quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo liên tục về cơn bão

17/07/2023

TN&MTĐó là khẳng định của ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia (Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT) tại cuộc họp ứng phó với bão số 1 và mưa lũ sau bão do Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức vào sáng 17/7 tại Hà Nội.

Bão số 1: Sẵn sàng quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo liên tục về cơn bão

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Công tác dự báo phục vụ bão số 1 được triển khai rất sớm

Báo cáo tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia (Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT) cho biết: Sáng 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 310km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 24 - 48 giờ tới bão số 1 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/h và có khả năng mạnh thêm, đến khoảng tối và đêm 17/7 đổ bộ vào khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sau đó di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc đi xuống Vịnh Bắc Bộ, khoảng sáng và trưa 18/7 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Đây là kịch bản tương đối thống nhất của các Trung tâm Dự báo quốc tế và Việt Nam.

Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy hiểm chính do mưa bão số 1 cũng như các đợt mưa lớn thời gian tới, do đó các tỉnh vùng núi phía Bắc cần đặc biệt chú ý trong cơn bão số 1 này. Mưa lớn xảy ra sau nhiều ngày mưa giông và nắng nóng liên tiếp vừa qua khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng tăng cao từ ngày 18/7 ở khu vực Bắc Bộ, trong đó nguy cơ cao tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng các tỉnh miền núi phía Bắc và ngập úng tại các khu đô thị ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Bão số 1: Sẵn sàng quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo liên tục về cơn bão

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia báo cáo tại cuộc họp

Theo Giám đốc Mai Văn Khiêm, công tác dự báo phục vụ cơn bão số 1 đã được triển khai từ rất sớm và nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị. Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chỉ đạo sát sao đối với các đơn vị dự báo KTTV.

Toàn bộ hệ thống các trạm quan trắc KTTV của Tổng cục KTTV, đặc biệt là các radar thời tiết ven biển tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 1 đang hoạt động ổn định và sẵn sàng quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo bão số 1.

Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã thường xuyên giữ liên lạc và thảo luận với các Cơ quan KTTV quốc tế để trao đổi đặc điểm bão và những tác động ở Philippines, về dự báo quỹ đạo, cường độ và ảnh hưởng có thể có của bão số 1.

Trung tâm cũng đã phối hợp các đơn vị trong Bộ, xây dựng và vận hành các hệ thống giám sát vận hành 11 quy trình liên hồ chứa và Hệ thống giám sát tài nguyên nước, trong đó với hơn 130 hồ chứa, đập dâng quan trọng trong 11 quy trình được cập nhật hàng giờ và khoảng trên 450 hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ đã kết nối và truyền dữ liệu tự động, liên tục tối thiểu 15phút/lần phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Các Bộ, ngành địa phương tăng cường ứng phó với bão số 1

Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Luận - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 6h ngày 17/7, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 52.188 tàu/226.183 người biết diễn biến, hướng đi của bão số 1 để chủ động di chuyển vòng tránh. Hiện tại không còn tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cần quan tâm đến các tàu nhỏ, tàu du lịch đi về trong ngày.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, khu vực từ Quảng Ninh - Nghệ An có 553 tàu biển và phương tiện thuỷ nội địa đang hoạt động; các phương tiện đã nhận được thông tin về bão số 1. Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc neo đậu của các tàu hàng tại các cảng, khu vực cửa sông.

Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh - Nghệ An có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 119.803ha, 3.806 chòi canh, 20.189 lồng/bè; các địa phương đã thông tin về bão cho người dân để chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.

Bão số 1: Sẵn sàng quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo liên tục về cơn bão

Quang cảnh cuộc họp

Tính đến 18h ngày 16/7, tại Quảng Ninh, Hải Phòng còn tổng số 17.414 khách du lịch lưu trú trên các tuyến đảo (Quảng Ninh 4.096 người, Hải Phòng 13.318 người). Toàn bộ khách du lịch đã nhận được thông tin về bão và bắt đầu di chuyển về đất liền từ ngày 16/7; đối với khách có nhu cầu ở lại đảo, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch tổ chức bố trí nơi lưu trú an toàn.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Điều chắc chắn nhất bây giờ là không có gì chắc chắn, mọi việc hoàn toàn có thể diễn biến không như dự báo. Do đó, tất cả các địa phương, Bộ, ngành… lấy Công điện số 646/CĐ-TTg ngày 16/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ làm “kim chỉ nam” cho hoạt động.

Bên cạnh đó, quán triệt 4 nội dung “Không chủ quan lơ là; chủ động linh hoạt; phối hợp tốt trong cung cấp thông tin và ứng xử với từng việc cụ thể; chuẩn bị chu đáo nhất có thể”. Đặc biệt, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại về người và giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại về tài sản.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cần sớm ổn định sau sáp nhập

Mỗi đảng viên là 'ngọn cờ', là trung tâm đoàn kết và sáng tạo

Tỉnh Bắc Ninh mới ra mắt: Hợp nhất lịch sử, định hình tương lai phát triển vùng

Thanh Hóa chuẩn hóa thủ tục hành chính ngành nông nghiệp và môi trường hai cấp

Nông nghiệp

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tôi là phóng viên OCOP: Hành trình trọn vẹn đam mê và truyền lửa

Lâm Hà công nhận 56 sản phẩm OCOP

Quảng Bình hoàn thành 1.450 căn nhà đợt 1 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo - Vượt tiến độ đề ra

Tài nguyên

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Môi trường

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Nghiên cứu xác định khu vực thuận lợi cho trồng di thực cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Ninh dựa trên đánh giá tài nguyên khí hậu và đất

Chính sách

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Phát triển

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Diễn đàn

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to