Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

19/07/2025

TN&MTThứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các đơn vị của Bộ NN-MT triển khai phân công cán bộ túc trực ở địa bàn xã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của bão WIPHA.

Chiều 18/7, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã chủ trì cuộc họp ứng phó bão WIPHA. Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ: Quốc phòng; Công an; Công Thương; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Ngoại giao; Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Bão WIPHA khả năng cao sẽ ảnh hưởng đất liền Việt Nam, sớm nhất từ tối và đêm 21/7 hoặc trong ngày 22/7, vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh - Nghệ An. Dự báo phạm vi ảnh hưởng rộng tới 18 tỉnh/1.713 xã.

Đường đi của bão gần giống bão Yagi

Đến 13h chiều nay (18/7), bão WIPHA đang ở trên vùng biển phía Đông của đảo Lu Dông (Phi-líp-pin). Trong những giờ qua, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/h. Các xoắn mây đối lưu bắt đầu phát triển quanh tâm bão.

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Cục Khí tượng Thủy văn), điều kiện môi trường đang thuận lợi cho bão phát triển. Dự báo khoảng sáng ngày mai (19/7), bão sẽ di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 năm 2025. Cường độ mạnh nhất khi ở phía Đông của Lôi Châu (Trung Quốc). Với tốc độ di chuyển nhanh, khả năng cao bão sẽ ảnh hưởng đất liền Việt Nam (sớm là từ tối và đêm 21/7 và dự tính có thể trong ngày 22/7), vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh-Nghệ An.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Cục Khí tượng Thủy văn) chia sẻ về dự báo diễn biến bão. Ảnh: Ngọc Hà

Chênh lệch khoảng cách về vị trí bão đổ bộ mà các các mô hình dự báo quốc tế đưa ra lên tới 100km. Do đó, chưa có độ chắc chắn về tác động của bão và cường độ mạnh nhất. Khả năng gây bão sẽ gây mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trong thời gian từ ngày 21-24/7, lượng mưa 200-350mm, có nơi trên 600mm. Ngoài ra, sau khi bão vào đất liền, một hình thế thời tiết xấu phía sau khả năng sẽ tạo ra một rãnh thấp, tiếp tục gây mưa cho Bắc Bộ đến khoảng ngày 25/7. Cần lưu ý, nhận định sơ bộ ban đầu có xác suất chưa cao và Trung tâm sẽ tiếp tục cập nhật khi trong các bản tin tiếp theo.

“Đường đi, tác động có hình dáng của Yagi, cần hết sức lưu ý và có phương án phòng chống bão đổ bộ ở cấp 10-11, giật cấp 14, 15”, ông Mai Văn Khiêm nhấn mạnh.

 

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Dự báo quỹ đạo bão WIPHA. Nguồn: Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam

Đây cũng là vấn đề Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp rất quan ngại. Thứ trưởng nhận định, dự báo đường đi của WIPHA hơi giống với bão Yagi và cũng mạnh lên khi vào Biển Đông. Dù khả năng bão không gây gió mạnh và mưa nhiều như Yagi, nhưng không thể chủ quan. Thời điểm hiện nay là cao điểm du lịch hè, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng đang mạnh. Trên đất liền, lúa và nhiều loại rau màu vừa vào đầu vụ nên nếu mưa lũ, khả năng thiệt hại rất lớn.

Đảm bảo an toàn hồ chứa, chủ động phòng chống lũ quét và sạt lở

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, thời tiết mưa nhiều từ đầu năm đến nay khiến mực nước hồ chứa khu vực Bắc Bộ đến Hà Tĩnh khá cao, phổ biến khoảng 55-85% dung tích, có nơi 95%. Hiện có 47 hồ đang sửa chữa, nâng cấp.

Thủy điện Tuyên Quang đang mở 1 cửa xả lũ và đóng lại vào 15h chiều ngày 18/7. Trong khi đó, Thủy điện Hòa Bình đang mở 3 cửa xả lũ. Các hồ Sơn La, Thác Bà đang thấp hơn mực nước cao nhất trước lũ. Dự báo cho thấy mưa đợt này khả năng sẽ hơi tập trung ở khu vực hồ Thủy điện Hòa Bình, Sơn La.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cảnh báo: “Chúng tôi rất lo lắng về tình hình hồ chứa, nhất là hồ thủy điện. Nếu mưa lớn trút xuống trong khi hồ tích nước cao thì nguy cơ mất an toàn rất lớn”. Thứ trưởng đề nghị Bộ Công Thương cần đưa ra quy trình vận hành thủy điện trong tình huống khẩn cấp, dứt khoát không để xảy ra tình trạng như tại hồ Thác Bà năm ngoái. Bên cạnh đó, yêu cầu các nhà máy thủy điện đảm bảo thưc hiện đúng quy trình vận hành, đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Ngọc Hà

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng yêu cầu Cục Khí tượng Thủy văn tăng cường nhân lực, vật lực để theo dõi chặt chẽ, tập trung dự báo bão trong những ngày tới.

Đây là cơn bão đầu tiên đổ bộ nước ta trong năm 2025, gió không lớn nhưng phạm vi mưa khá rộng trên 18 tỉnh/1.713 xã. Thứ trưởng yêu cầu Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị khác của Bộ NN-MT triển khai phân công cán bộ xuống địa bàn xã có nguy cơ cao. Đây không chỉ là nhiệm vụ ứng phó thiên tai, mà còn là dịp “duyệt binh” kiểm tra thực tế sự vận hành của hệ thống chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai của chính quyền hai cấp: tỉnh và xã.

“Chúng ta cần xem trong quá trình điều hành có bất cập gì không để kịp thời báo cáo Chính phủ và đề xuất giải pháp phù hợp trong thẩm quyền của Bộ. Đặc biệt lưu ý việc ứng trực liên tục trong thời gian diễn biến thiên tai,” Thứ trưởng nhấn mạnh. Mưa lớn có thể gây nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở, lũ quét nên phải lưu ý công tác phòng chống. Sạt lở xảy ra rất nhanh, có thể từ nửa đêm về sáng, đòi hỏi các địa phương phải chủ động sơ tán sớm, không để bất ngờ.

Thứ trưởng đề nghị các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Quốc phòng phát huy vai trò Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự, bám sát tình hình để chỉ đạo, điều hành tại tuyến cơ sở. Cục Thủy sản và Kiểm ngư phải phối hợp với lực lượng bộ đội, địa phương kêu gọi tàu thuyền, người dân tránh trú an toàn, có phương án thu hoạch thủy sản để giảm thiểu thiệt hại. Cần kiểm tra, đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công, bảo vệ cả người dân và công nhân; cảnh báo các điểm du lịch để doanh nghiệp, người dân, du khách chủ động trước bão.

Theo diễn biến bão, Bộ NN-MT cũng sẽ báo cáo Chính phủ, tổ chức họp trực tuyến với các địa phương để thống nhất phương án ứng phó, tổ chức các đoàn công tác chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường nếu cần thiết. Thứ trưởng nhấn mạnh, đây là tình huống rất quan trọng, không chỉ vì ảnh hưởng của bão số 3 mà còn là bài kiểm tra thực tế sự phối hợp, vận hành của toàn hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai. Yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không chủ quan, phối hợp chặt chẽ, sẵn sàng cao nhất.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tạo xung lực mới, Báo Nông nghiệp và Môi trường làm chủ truyền thông ngành

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định vai trò cơ quan báo chí - khoa học đầu ngành

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Nông nghiệp

Quảng Trị - Du lịch nông nghiệp giúp người dân làm giàu trên quê hương mình

Gấp rút hoàn thiện thể chế, ứng phó kịp thời với biến động nông vụ

Sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở Thanh Hóa

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Tài nguyên

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Môi trường

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Quảng Trị: Cá chết bất thường ở hồ Nam Lý

Hướng tới Công ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Trách nhiệm quốc gia - Cam kết quốc tế

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Dự báo 5 tỉnh thành chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão Wipha

Thời tiết ngày 19/7: Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có nơi mưa to

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường”

Thời tiết ngày 18/7: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt, Nam Bộ chiều tối mưa to