Cơ hội tái cấu trúc ngành hàng cá tra

15/07/2025

TN&MTVới kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD mỗi năm, cá tra góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới. Tuy nhiên, chuỗi giá trị của ngành hàng này vẫn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm sơ chế, có giá trị gia tăng thấp.

Cơ hội tái cấu trúc ngành hàng cá tra

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. (Ảnh THANH NGỌC)

Xuất khẩu cá tra Việt Nam đang trên đà hồi phục rõ rệt trong năm 2025, với kỳ vọng tăng trưởng hai con số. Dù hiện nay nhiều quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Ai Cập cũng phát triển nuôi loài cá da trơn này, cá tra Việt Nam vẫn là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu lớn.

Sản lượng cá tra thương phẩm hằng năm đạt từ 1,5 đến 1,7 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu trung bình từ 1,6 đến 2,3 tỷ USD. Việt Nam hiện cung ứng hơn 90% lượng cá tra phi-lê đông lạnh cho thị trường toàn cầu.

Với hệ thống thủy văn phong phú, nguồn nước ổn định và khí hậu thuận lợi - những điều kiện mà nhiều quốc gia nuôi cá tra khác không có, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá tra lớn hàng đầu thế giới, với diện tích chuyên canh hàng chục nghìn héc-ta, tập trung tại Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Sản lượng cá tra thương phẩm hằng năm đạt từ 1,5 đến 1,7 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu trung bình từ 1,6 đến 2,3 tỷ USD. Việt Nam hiện cung ứng hơn 90% lượng cá tra phi-lê đông lạnh cho thị trường toàn cầu.

Bên cạnh đó, hàng trăm vùng nuôi và nhà máy chế biến cá tra tại Việt Nam đã đạt các chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, GlobalG.A.P..., tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm thâm nhập các thị trường khó tính như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các hệ thống siêu thị quốc tế.

Chuyên gia thị trường cá tra Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - VASEP) cho biết, một trong những lý do quan trọng khiến cá tra Việt Nam được thị trường thế giới ưu tiên lựa chọn là nhờ chuỗi giá trị khép kín - từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến đến phân phối và truy xuất nguồn gốc. Mô hình liên kết chuỗi này giúp ổn định nguồn cung, bảo đảm an toàn thực phẩm và đáp ứng đồng đều các yêu cầu về kích thước cá, màu thịt.

Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến ngày 15/6, xuất khẩu cá tra đạt 915 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, điểm sáng tăng trưởng đến từ nhóm sản phẩm chế biến sâu có giá trị xuất khẩu 24 triệu USD (tăng 59%), tương đương khoảng 2,6% trong tổng kim ngạch cá tra Việt Nam, thể hiện tiềm năng lớn mặc dù tỷ trọng chưa cao. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển các sản phẩm chế biến sâu còn rất rộng mở.

Để đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sâu, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam đang quy hoạch lại toàn bộ chuỗi giá trị. Từ con giống, vùng nuôi đạt chuẩn ASC/BAP, đến nhà máy chế biến và chuỗi logistics lạnh-tất cả đều được quy hoạch để phục vụ cho định hướng “sâu hóa sản phẩm”. Cá nguyên liệu bảo đảm đồng đều kích cỡ, chất lượng tốt, đạt chuẩn cảm quan để có thể sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao…

Tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ năm 2025, một trong những hội chợ chuyên ngành thủy sản lớn nhất thế giới diễn ra tại Mỹ mới đây, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã giới thiệu loạt sản phẩm chế biến sâu như surimi cá tra, cá tra tẩm bột đóng khay và bánh bao nhân cá tra hấp chín, thể hiện việc chuyển hướng rõ rệt sang các dòng sản phẩm phục vụ thị trường cao cấp.

Không chỉ giới hạn trong sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh, Việt Nam đã phát triển danh mục sản phẩm từ cá tra rất đa dạng, như: cá tra cắt khúc, viên cá, chả cá, cá hấp đông lạnh, dầu cá tra, collagen cá tra,... Các sản phẩm phụ phẩm như da cá, bong bóng, mỡ cá cũng được tận dụng tối đa để phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, dược phẩm và mỹ phẩm. Việc tận dụng phụ phẩm đã giúp nâng từ 15% đến 20% giá trị gia tăng cho mỗi tấn cá tra chế biến, mang lại lợi thế rõ ràng so với các nước cạnh tranh vốn vẫn còn bán cá sơ chế.

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, cá tra Việt Nam không chỉ giữ vững vị thế mà còn liên tục nâng tầm. Đây là kết quả của một quá trình được đầu tư bài bản, có tầm nhìn dài hạn và cam kết chất lượng rõ ràng.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Congo hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP: Khơi dậy nội lực, kết nối Nam - Nam, định hình chuỗi giá trị toàn cầu

Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

Nông nghiệp

Hợp tác OCOP - Việt Nam cùng các quốc gia hành động vì an ninh lương thực

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Cơ hội tái cấu trúc ngành hàng cá tra

Nghề làm miến gạo mở đường thoát nghèo tại Thanh Hóa

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống cho người dân

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Giảm phát thải POP và thủy ngân: Việt Nam triển khai dự án quản lý vòng đời sản phẩm và tiêu dùng xanh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Bản đồ Nghề cá trên biển: Giá trị, cấp bách và con đường hiện thực hóa

Bản đồ mới - Dấu ấn mở không gian phát triển Việt Nam

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường tuyển Phóng viên điện tử

Tinh hoa trà Việt: Kết nối doanh nhân, lan tỏa văn hóa

Diễn đàn

Xây dựng khung pháp lý để phát triển thị trường carbon rừng

Thời tiết ngày 15/7: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

Thời tiết ngày 14/7: Vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa giảm, trời mát

Thời tiết ngày 13/7: Nhiều khu vực trên cả nước mưa nắng đan xen, mưa tập trung vào chiều tối và đêm