Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

15/07/2025

TN&MTChiều 14/7, Thứ trưởng Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc do Phó Tổng Giám đốc Beth Bechdol dẫn đầu.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam tự hào chia sẻ, sau 7 năm triển khai, Việt Nam đã có hơn 16.800 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, với 40% chủ thể sản xuất là phụ nữ. OCOP đã chứng minh là công cụ hiệu quả giúp trao quyền cho cộng đồng, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của từng cộng đồng nông thôn trong khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất FAO nghiên cứu và thúc đẩy việc xây dựng một hệ sinh thái OCOP toàn cầu. Ảnh: Phương Linh.

“Chương trình OCOP tại Việt Nam đã khơi dậy những tiềm năng, lợi thế và tính sáng tạo của người dân nông thôn. Đồng thời, chương trình cũng tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cũng như các nhóm yếu thế tham gia chuỗi giá trị. Trong hành trình này, Chính phủ Việt Nam luôn hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất ở nông thôn mở rộng thị trường trên phạm vi toàn quốc và vươn ra thế giới”, Thứ trưởng đánh giá.

Trên tinh thần đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ mong muốn FAO sẽ nghiên cứu và thúc đẩy việc xây dựng một hệ sinh thái OCOP toàn cầu, tạo ra một mạng lưới phát triển bền vững và thương mại hóa sản phẩm đặc trưng giữa các quốc gia.

“Hệ sinh thái này không chỉ giúp đặc sản địa phương vươn xa hơn mà còn tạo điều kiện để các quốc gia toàn cầu học hỏi lẫn nhau. Sáng kiến cũng hoàn toàn phù hợp với Khung chương trình của FAO dựa trên bốn trụ cột: sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”, ông khẳng định.

Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

Bà Beth Bechdol cam kết đồng hành cùng các quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP. Ảnh: Phương Linh.

“FAO cam kết đồng hành cùng các quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP. Chúng tôi mong muốn được lắng nghe hành trình xây dựng chương trình OCOP của Việt Nam, cũng như các bài học giá trị về phát huy vai trò của phụ nữ và nhóm người yếu thế trong nông nghiệp”, bà Bechdol chia sẻ.

Về vai trò của phụ nữ và nhóm yếu thế trong lĩnh vực nông nghiệp, Phó Tổng Giám đốc FAO Beth Bechdol cho rằng đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính bao trùm và bền vững trong chuyển đổi nông thôn.

Phía FAO cũng đề xuất đẩy mạnh hợp tác Nam - Nam thông qua lĩnh vực phát triển các sản phẩm OCOP. FAO tin tưởng rằng Diễn đàn sắp tới sẽ là sự kiện chiến lược, mở ra hướng đi mới cho hợp tác liên khu vực trong phát triển nông nghiệp và sản phẩm đặc sản gắn với bản sắc địa phương.

Liên quan đến sáng kiến xây dựng mạng lưới toàn cầu về sản phẩm OCOP, bà Beth Bechdol hoàn toàn nhất trí và đánh giá cao đề xuất này. Bà cho biết thêm, tại Diễn đàn Lương thực Thế giới diễn ra vào tháng 10/2025 tại Rome, bà sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thu được từ sự kiện lần này và đưa sáng kiến OCOP toàn cầu vào thảo luận sâu hơn ở cấp quốc tế.

Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

Hợp tác xã chè Nhật Thức (Thái Nguyên) sản xuất chè hữu cơ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài. Ảnh: Làng nghề Việt.

Trao đổi tại buổi tiếp, Trợ lý Tổng Giám đốc kiêm Trưởng đại diện FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Alue Dohong đánh giá cao Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP.

“Chính mô hình OCOP của Việt Nam đã truyền cảm hứng để FAO khởi xướng Sáng kiến toàn cầu OCOP. Sáng kiến sau đó được phát triển thành mô hình 'Mỗi quốc gia Một sản phẩm ưu tiên', với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều nước. Vì vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Việt Nam đề xuất về xây dựng mạng lưới OCOP toàn cầu, hướng đến quảng bá và thương mại hóa các đặc sản bản địa từ nhiều vùng, quốc gia khác nhau”, ông Alue Dohong nói.

Ông Alue đề xuất thêm, mạng lưới OCOP toàn cầu cần có sự tham gia đồng bộ của các bên: chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nông dân, các nhà khoa học và viện nghiên cứu. Trưởng đại diện FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khẳng định sẽ  sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng từ chính kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, sau đó mở rộng mạng lưới để các quốc gia khác cùng tham gia.

Ngày 15-16/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp FAO tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP. Diễn đàn được tổ chức trong thời điểm hai bên cùng diễn ra các hoạt động hướng đến kỷ niệm 80 năm thành lập tổ chức.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Congo hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP: Khơi dậy nội lực, kết nối Nam - Nam, định hình chuỗi giá trị toàn cầu

Việt Nam đề xuất xây dựng mạng lưới sản phẩm OCOP toàn cầu

Nông nghiệp

Hợp tác OCOP - Việt Nam cùng các quốc gia hành động vì an ninh lương thực

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Cơ hội tái cấu trúc ngành hàng cá tra

Nghề làm miến gạo mở đường thoát nghèo tại Thanh Hóa

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống cho người dân

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Giảm phát thải POP và thủy ngân: Việt Nam triển khai dự án quản lý vòng đời sản phẩm và tiêu dùng xanh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Bản đồ Nghề cá trên biển: Giá trị, cấp bách và con đường hiện thực hóa

Bản đồ mới - Dấu ấn mở không gian phát triển Việt Nam

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường tuyển Phóng viên điện tử

Tinh hoa trà Việt: Kết nối doanh nhân, lan tỏa văn hóa

Diễn đàn

Xây dựng khung pháp lý để phát triển thị trường carbon rừng

Thời tiết ngày 15/7: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

Thời tiết ngày 14/7: Vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa giảm, trời mát

Thời tiết ngày 13/7: Nhiều khu vực trên cả nước mưa nắng đan xen, mưa tập trung vào chiều tối và đêm