Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

05/07/2025

TN&MTSự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Hà Tĩnh trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản những năm gần đây đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhiều bất cập về thủ tục, giám sát, nghĩa vụ tài chính và đóng cửa mỏ vẫn còn hiện hữu, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.

Khung pháp lý từng bước hoàn thiện, cấp phép khai thác đáp ứng nhu cầu phát triển
Trong 3 năm trở lại đây, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, triển khai. Các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã đã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng, nhất là phục vụ thi công tuyến cao tốc Bắc – Nam đi qua địa phương, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Mỏ đất san lấp đồi Lâm Sơn (Hà Tĩnh) của Công ty CP Vận tải và Xây dựng 2/9

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 69 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trong đó, 04 giấy phép được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp gồm: 01 giấy phép khai thác Ilmenite, 01 giấy phép khai thác sắt, 01 giấy phép sericit và 01 giấy phép khai thác nước khoáng nóng. Còn lại, 65 giấy phép do UBND tỉnh cấp gồm: 32 giấy phép khai thác đá xây dựng, 19 giấy phép đất san lấp, 08 giấy phép sét làm gạch ngói và 06 giấy phép khai thác cát xây dựng.
Tuy nhiên, việc cấp phép đối với một số loại khoáng sản thông thường như đất san lấp hay cát xây dựng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do trình tự, thủ tục theo Luật Khoáng sản 2010 tương đối phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai các dự án xây dựng, đặc biệt là trong giai đoạn nhu cầu vật liệu tăng cao phục vụ các công trình hạ tầng trọng điểm.
Nhiều vướng mắc trong giám sát, thu phí và đóng cửa mỏ vẫn chưa được tháo gỡ triệt để
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều bất cập trong quản lý tài nguyên khoáng sản vẫn hiện hữu, gây khó khăn cho địa phương trong thực hiện trách nhiệm giám sát và đảm bảo khai thác bền vững, hiệu quả.
Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát sản lượng khai thác tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn còn gặp khó khăn. Việc lắp đặt trạm cân, hệ thống giám sát của các đơn vị khai thác chủ yếu mang tính đối phó, thiếu kết nối với cơ quan quản lý nhà nước. Hậu quả là sản lượng khai thác thực tế rất khó kiểm soát, thất thu ngân sách là điều khó tránh.
Thứ hai, việc tính và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập. Quy định hiện hành yêu cầu doanh nghiệp phải nộp tiền cấp quyền khai thác dựa trên trữ lượng địa chất được phê duyệt, thay vì sản lượng thực tế và phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính vào nửa đầu thời hạn cấp phép. Trong khi đó, nhiều đơn vị chưa thể khai thác sản phẩm trong giai đoạn đầu do đang đầu tư xây dựng cơ bản mỏ hoặc gặp khó khăn về thị trường. Điều này khiến không ít doanh nghiệp bị nợ đọng tiền cấp quyền, điển hình như một số mỏ đá tại thị xã Kỳ Anh.

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Mỏ đá núi Đông Hàn, tỉnh Hà Tĩnh

Thứ ba, công tác đóng cửa mỏ cũng đang là một bài toán khó. Các mỏ được cấp phép khai thác trước khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực, hiện phần lớn có mức ký quỹ phục hồi môi trường rất thấp. Mặc dù Sở đã nhiều lần đôn đốc, ra văn bản yêu cầu và đề xuất xử phạt, đến nay vẫn còn 10 đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ theo quy định pháp luật.
Về nguyên nhân, theo đánh giá của ngành chức năng, một phần đến từ sự thiếu đồng bộ trong quy định pháp lý trước đây và cơ chế giám sát chưa hiệu quả, phần khác là do sự thiếu ý thức chấp hành từ một số doanh nghiệp.
Luật Địa chất và Khoáng sản 2024: Cơ hội tháo gỡ nút thắt, cải cách toàn diện công tác quản lý khoáng sản
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Luật Địa chất và Khoáng sản số 54/2024/QH15, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 (riêng khoáng sản nhóm IV có hiệu lực từ 15/01/2025), được kỳ vọng là cơ sở pháp lý quan trọng, giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc trong quản lý khoáng sản.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, điểm nổi bật của Luật mới là việc phân loại khoáng sản thành 04 nhóm (I, II, III và IV) theo công dụng và mục tiêu quản lý. Việc này cho phép quy định thủ tục, cơ chế phù hợp với từng nhóm, tránh tình trạng áp dụng cơ học gây chồng chéo, rườm rà như trước.
Đặc biệt, đối với khoáng sản nhóm IV (bao gồm đất sét, đất đồi, đất lẫn đá, cát, cuội, sỏi dùng cho mục đích san lấp, làm nền móng…), Luật đã có nhiều quy định mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục cấp phép. Theo đó, không yêu cầu phải thăm dò khoáng sản, không cần xây dựng phương án quản lý địa chất hay thẩm định đề án đóng cửa mỏ như trước, góp phần rút ngắn thời gian cấp phép, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
Luật cũng bổ sung quy định về hoạt động thu hồi khoáng sản trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, cho phép người dân và doanh nghiệp được phép đăng ký thu hồi thay vì xin cấp phép khai thác. Điều này giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc về quyền sử dụng đất và khai thác tài nguyên trong các công trình dân sinh, nông nghiệp.

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ các tàu khai thác cát trái phép

Một nội dung quan trọng khác là việc sửa đổi cơ chế tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Theo Luật mới, khoản phí này sẽ được thu theo sản lượng khai thác thực tế và quyết toán hàng năm, phù hợp hơn với khả năng khai thác thực tế của doanh nghiệp, góp phần giảm áp lực tài chính và hạn chế tình trạng nợ đọng.
Bên cạnh đó, Luật yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản lắp đặt và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khai thác, đồng thời kết nối với hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là bước tiến đáng kể, hướng đến quản lý khoáng sản bằng công nghệ số, đảm bảo minh bạch, chính xác và hiệu quả hơn.
Chủ động chuẩn bị triển khai thi hành Luật mới, hướng đến quản lý khoáng sản hiệu quả, bền vững
Thực hiện Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều bước chuẩn bị cụ thể. UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 2054/UBNDNL ngày 08/4/2025, giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn nội dung Luật mới cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này xác định rõ Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 là một bước tiến lớn trong cải cách hành chính, phân cấp quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để đảm bảo Luật được triển khai thống nhất, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc khai thác bền vững, bảo vệ môi trường.
Sắp tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục kiện toàn hệ thống giám sát, nâng cao năng lực cán bộ quản lý khoáng sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Từ thực tế quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh có thể thấy rõ yêu cầu thống nhất chính sách – đồng bộ tổ chức – linh hoạt quản lý, đồng thời cần có sự chủ động phối hợp giữa các ngành, các cấp và doanh nghiệp. Việc sớm triển khai hiệu quả Luật Địa chất và Khoáng sản không chỉ tháo gỡ nút thắt pháp lý mà còn là cơ hội để Hà Tĩnh phát triển kinh tế bền vững dựa trên nền tảng tài nguyên được quản lý hiệu quả và minh bạch.

Đỗ Hùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức cán bộ trong giai đoạn mới

Giai đoạn 2025 - 2030: Trồng trọt giảm phát thải, xanh hóa nông nghiệp

Tiếp tục duy trì và giữ được vị thế của ngành Nông nghiệp và Môi trường để đóng góp vào tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

Nông nghiệp

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Giấc mơ gạo Việt: Từ những giống lúa bản địa đến hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và giảm nghèo bền vững

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Tài nguyên

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Môi trường

Nuôi trùn quế xử lý rác hữu cơ: Từ ý tưởng xanh đến hành động thiết thực

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Lạng Sơn: Chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

TS. Đỗ Ngọc Chung: “Tôi muốn biến nghiên cứu khoa học thành sản phẩm phục vụ đời sống”

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Chính sách

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Quy định mới về nuôi, trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Phát triển

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Diễn đàn

TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức tuần lễ kết nối giao thương và không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống vùng miền

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế

Thời tiết ngày 4/7: Mưa lớn ở Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Quảng Ngãi

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới