Đầu tư đồng bộ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn bảo đảm thống nhất, xuyên suốt

11/08/2023

TN&MTMột trận bão, lũ có thể phá vỡ mọi kế hoạch phát triển, vì vậy, đầu tư cho phát triển hệ thống mạng lưới, phát triển ngành Khí tượng Thủy văn là đầu tư cho sự ổn định và phát triển đất nước; bảo đảm tính chủ động, bền vững trong thực hiện phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đầu tư đồng bộ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn bảo đảm thống nhất, xuyên suốt

Phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hiện đại, đồng bộ

Theo báo cáo đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai trong cho thấy, công tác dự báo cảnh báo đã thực hiện dự báo thời tiết, thuỷ văn chi tiết đến các huyện, thị xã trên cả nước; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo KTTV, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm phục vụ công tác chỉ đạo phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai và chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Ngoài hệ thống mạng lưới trạm quan trắc cơ bản trong hệ thống trạm KTTV quốc gia do Tổng cục KTTV quản lý, vận hành, các địa phương, bộ, ngành đã tổ chức lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa tự động, trạm quan trắc chuyên ngành phục vụ thiết thực cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai (tổng số trạm chuyên dùng đến tháng 3/2023 là 2.466 trạm).

Hiện nay, BĐKH có diễn biến khó lường, các hiện tượng thời tiết, thủy văn, hải văn cực đoan có xu hướng ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất lặp lại. Vấn đề lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; khoảng trống số liệu KTTV ở Biển Đông, đặc biệt ở khu vực vùng biển và ven biển Tây Nam của đất nước, cùng các yêu cầu về hợp tác quốc tế, các hoạt động phát triển KT-XH của đất nước trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 4.0 đã và đang đặt ra thách thức đối với công tác KTTV trong giai đoạn tới. Trong khi đó, mạng lưới quan trắc KTTV nhìn chung vẫn còn thưa, đặc biệt trên biển. Trên biển mật độ trạm quá thưa, cả khu vực Biển Đông chỉ có khoảng 10 trạm khí tượng trên đảo, thiết bị đo phục vụ cho quan trắc chủ yếu vẫn là thủ công, thiết bị quan trắc tự động chưa được trang bị nhiều, do đó chưa đáp ứng yêu cầu của công tác dự báo đòi hỏi ngày càng cao và chính xác. Trong điều kiện thiết bị tự động đặt ngoài trời, hoạt động liên tục 24/24h trong mọi điều kiện thời tiết, việc duy trì hoạt động thường xuyên của các trạm, đặc biệt là kịp thời khắc phục, sửa chữa, thay thế linh kiện khi hư hỏng trong bối cảnh cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên môn còn thiếu, đã cũ, thời gian sử dụng dài, do đó hay bị hư hỏng và xuống cấp, rất khó khăn trong công tác đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, liên tục và chính xác cho các chuyên môn nghiệp vụ.

Chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, yêu cầu đặt ra đối với Quy hoạch là phải bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt từ trung ương tới địa phương, từ đất liền ra biển đảo, có tính toàn cầu. Ngành KTTV có mối quan hệ chặt chẽ đối với hoạt động dự báo, giám sát, cung cấp các dịch vụ thông tin, dữ liệu cho các hoạt động KT-XH, QP-AN, ứng phó BĐKH, tham gia quản lý các nguồn tài nguyên (gió, nước, năng lượng mặt trời,…).Trong bối cảnh yêu cầu nhiệm vụ, tính cấp bách cao hơn, sự phát triển khoa học công nghệ nhanh hơn, Quy hoạch cần xác định thay đổi những gì để đột phá bằng công nghệ, chuyển đổi số nhằm phát triển ngành KTTV cả về số lượng lẫn chất lượng.

Theo báo cáo của Tổng cục KTTV, mục tiêu của Quy hoạch là phát triển mạng lưới trạm KTTV quốc gia hiện đại, đồng bộ, đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực châu Á vào năm 2030. Các trạm này có khả năng lồng ghép, tích hợp, kết nối, chia sẻ với mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia và mạng lưới trạm KTTV toàn cầu, đáp ứng nhu cầu thông tin, dữ liệu và nâng cao độ chính xác, tính kịp thời và độ tin cậy cho công tác dự báo, cảnh báo.

Trong giai đoạn 2021-2025, mạng lưới trạm khí tượng được phát triển mới, nâng cấp, hiện đại hóa và bổ sung yếu tố tăng dày mật độ trạm, đặc biệt là các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai KTTV, vùng trống số liệu, vùng chịu tác động lớn của BĐKH, quan trắc để khu vực ven biển, đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Tỷ lệ tự động hóa trên toàn mạng lưới trạm đạt trên 40% đối với trạm khí tượng bề mặt; 50% đối với trạm quan trắc mực nước; 100% đối với các trạm đo mưa độc lập; 20% đối với các trạm đo lưu lượng nước; chuyển sang tự động hoàn toàn 20% số trạm KTTV thủ công hiện có.

 Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ tự động hóa trên toàn mạng lưới đạt trên 95% đối với các trạm: Khí tượng, đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao, tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng; chuyển sang tự động hoàn toàn 30% số trạm KTTV thủ công hiện có. Đến năm 2050, mật độ, khoảng cách trạm quan trắc tự động KTTV ở Việt Nam sẽ ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới; đưa vào thử nghiệm trên mạng lưới trạm KTTV quốc gia một số loại hình quan trắc mới. Việc xây dựng Quy hoạch theo yếu tố quan trắc hướng tới mô hình mạng lưới trạm hiện đại, đồng bộ, có mật độ quan trắc hợp lý và công nghệ quan trắc tiên tiến, mức độ tự động hóa cao.

Làm chủ công nghệ quan trắc, bảo đảm tương thích, thống nhất

Cũng tại phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đánh giá, Quy hoạch đưa ra được những thông tin quan trọng về đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao trước tình trạng BĐKH, thời tiết cực đoan ngày càng khó lường, khó dự báo; nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP. Tuy nhiên, Bộ TN&MT cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, bám sát các căn cứ chính trị, pháp lý, quy định của Luật Quy hoạch, các quy hoạch chuyên ngành khác,… cũng như các xu thế lớn về thích ứng với BĐKH, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh. Đây không chỉ là quy hoạch một ngành khoa học đơn thuần mà có liên quan chặt chẽ đến kinh tế, chính trị, quốc phòng và mang tính toàn cầu. Các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Để thực hiện được nhiệm vụ dự báo từ sớm, từ xa các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự cố, rủi ro có thể, rất cần thiết các hoạt động hợp tác quốc tế trong thu thập, chia sẻ dữ liệu KTTV. Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội để hiện đại hoá ngành KTTV, nhất là các trạm quan trắc trên biển; ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong xây dựng, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu về KTTV. Trong tổ chức thực hiện Quy hoạch cần có cơ chế tài chính kết hợp nguồn lực Nhà nước và xã hội; xem xét đầu tư, khai thác, sử dụng, hiệu quả nguồn lực Nhà nước dành cho KTTV...; từng bước tự chủ trong sản xuất trang thiết bị, máy móc, làm chủ công nghệ quan trắc, bảo đảm tương thích, thống nhất trong cả hệ thống.

Chiến lược phát triển Ngành KTTV giai đoạn mới, giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có mục tiêu chung đến năm 2030 phát triển Ngành KTTV của Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á; đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, phòng chống thiên tai, thích ứng với BĐKH, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; hình thành và phát triển được thị trường dịch vụ, công nghệ KTTV phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực. Đến năm 2045 phát triển Ngành KTTV của Việt Nam có trình độ, năng lực tương đương các nước phát triển trên thế giới. Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về quan trắc KTTV sẽ tự động hóa đạt trên 95% đối với các trạm khí tượng, trạm đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao, tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng; bổ sung ra đa thời tiết cho các khu vực trên đất liền, khu vực biên giới, các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam; phát triển mạng lưới trạm khí tượng hải văn tự động, ưu tiên khu vực biển ven bờ Vũng Tàu - Cà Mau - Hà Tiên; phát triển một số trạm hải văn dạng phao trên các vùng biển ngoài khơi. Lồng ghép hệ thống quan trắc môi trường không khí, nước mặt, đo mặn vào hệ thống trạm KTTV quốc gia; ứng dụng các công nghệ quan trắc mới, hiện đại phục vụ quan trắc KTTV và giám sát BĐKH. Phát triển, hoàn thiện mạng lưới trạm KTTV phục vụ nhu cầu của bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực có liên quan; 100% công trình phải quan trắc KTTV được thực hiện quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV theo quy định của pháp luật. Hoàn thiện các quy trình vận hành chuẩn (SOPs) quản lý hệ thống trạm KTTV quốc gia; xây dựng hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo KTTV hiện đại; kiểm định, hiệu chuẩn 100% phương tiện đo tại các trạm KTTV của quốc gia và của bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân; xây dựng, vận hành một số mô hình quản lý trạm KTTV hiện đại tự động hóa, giảm thiểu trạm đo thủ công.

MAI HOÀNG

Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Trích: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 13 (Kỳ 1 tháng 7) năm 2023

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Cục Đo đạc, bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam: Tổ chức thành công Đại hội điểm nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Nhận diện bức tranh về thiên tai, bão lũ và bài toán ứng phó, giảm thiểu

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Bắc Ninh tăng tốc chuyển đổi số, khơi thông nguồn lực trong khoa học công nghệ

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Diễn đàn

Hà Nội: Trồng nho sữa kết hợp với du lịch trải nghiệm

Thời tiết ngày 15/5: Miền Bắc bắt đầu chuỗi ngày mưa lớn cục bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 14/5: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối mưa dông, vùng núi cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông