Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

19/07/2025

TN&MTChiều 18/7, Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các nội dung Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032.

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lâm thông tin về công tác chăm sóc sếu đầu đỏ

Đạt nhiều kết quả ban đầu

Đến nay, Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã đạt được những kết quả ban đầu với tất cả 5 nội dung trọng tâm đề ra.

Theo đó, đối với công tác nhận, nuôi dưỡng sếu chuyển giao, đồng thời nghiên cứu sinh sản và tái thả sếu đầu đỏ về tự nhiên tại Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức các chuyến học tập, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật.

Trong năm 2024, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cùng nhóm cán bộ kỹ thuật của vườn đã có chuyến tham quan học tập mô hình nuôi, bảo tồn sếu tại Hội Sếu quốc tế (ICF)-Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tham quan mô hình nuôi dưỡng 15 loài sếu trên thế giới, tham quan các điều kiện sinh thái các vùng lân cận và các phương pháp chăm sóc các loài sếu.

Cũng trong năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định cử đoàn cán bộ kỹ thuật sang vương quốc Thái Lan để học tập mô hình nuôi dưỡng, chăm sóc sếu và thả về thiên nhiên. Thông qua chuyến tập huấn, nhóm chăm sóc cũng đã xây dựng quy trình chăm sóc tạm thời để có thể thực hiện bước đầu về chăm sóc sếu tại đơn vị.

Sau những chuyến học tập, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện kỹ lưỡng các khâu chuẩn bị, từ ngày 8/4 đến 19/4/2025, tỉnh đã hoàn thành công tác tiếp nhận lần 1 gồm 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan về Việt Nam.

Các bên liên quan đã phối hợp thực hiện tốt và tuân thủ công tác cách ly, kiểm dịch tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Sau đó, các cá thể sếu được vận chuyển về Vườn quốc gia Tràm Chim để tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng tại phân khu A3.

Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lâm cho biết: Đội ngũ kỹ thuật đã thực hiện theo quy trình chăm sóc sếu và tuân thủ đúng các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hằng ngày. Bước đầu cho thấy, 5/6 cá thể sếu đã thích nghi tốt với điều kiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Có 5/6 sếu đầu đỏ khỏe mạnh

Sau khi tiếp nhận 6 cá thể sếu, Vườn quốc gia Tràm Chim đã thành lập Tổ quản lý và chăm sóc sếu đầu đỏ, thành phần gồm 9 thành viên: 1 tổ trưởng và thư ký tổ; 2 bác sĩ thú y và các thành viên chăm sóc sếu hằng ngày.

Về thiết kế khẩu phần ăn cho sếu,vườn thực hiện theo đúng quy trình tạm thời đã được ban hành từ kinh nghiệm các lớp tập huấn tại Thái Lan và Hội sếu quốc tế (ICF). Hằng tuần, Tổ chăm sóc có nhiệm vụ thiết kế khẩu phần ăn cho các cá thể sếu. Ngoài khẩu phần thức ăn viên, các thức ăn tự nhiên kèm theo bao gồm: cá nhỏ, dế, ếch con, sâu gạo và củ năng có sẵn ngoài tự nhiên.

Ngoài ra, vườn còn thành lập nhóm hỗ trợ chăm sóc sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Nhóm được thành lập để hỗ trợ trong quá trình chăm sóc sếu đầu đỏ, chia sẻ thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc.

Kết quả thực hiện chăm sóc sếu thời gian qua, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lâm cho biết: Qua thời gian tiếp nhận và chăm sóc, các cá thể sếu đã thích nghi rất tốt với điều kiện chăm sóc tại đơn vị.

“Sau bữa ăn, các cá thể sếu thường nhảy múa, bay lượn và tìm kiếm những thức ăn chung quanh chuồng. Đây là các hành vi quan trọng để đánh giá sức khỏe, tâm lý và khả năng thích nghi của loài”, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lâm thông tin.

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Sếu đầu đỏ được chăm sóc tại Vườn quốc gia Tràm Chim. (Ảnh chụp màn hình từ camera giám sát)

Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim được nuôi nhốt, thực hiện đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia tại Thái Lan cũng như tư vấn của Hội Sếu quốc tế.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, trong quá trình nuôi, có 1 cá thể sếu không thích nghi được nên đã tử vong. Đối với 5 cá thể sếu còn lại hiện đang được chăm sóc tốt, cơ bản thích nghi với môi trường khu bảo tồn của Vườn quốc gia Tràm Chim và khỏe mạnh.

Để xác định nguyên nhân sếu tử vong, (tại khu A3, Vườn quốc gia Tràm Chim), các chuyên gia Thảo Cầm Viên, phối hợp với ngành thú y tỉnh Đồng Tháp, chuyên gia Thái Lan và Hội Sếu quốc tế đã khám tử cá thể sếu. Kết quả không ghi nhận bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến chấn thương, viêm nhiễm, ký sinh trùng nội tạng hay dị vật đường tiêu hóa.

Kết quả khám tử cho thấy, cá thể sếu không phải chết do các nguyên nhân liên quan đến quá trình vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam hay nuôi cách ly tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Nguyên nhân tử vong có thể là không thích nghi được, dẫn đến suy nhược cơ thể. Quá trình suy nhược cơ thể đã làm giảm sức đề kháng và khả năng thích nghi với môi trường mới. Quan sát trong thời gian nuôi cách ly cho thấy, cá thể này đã có biểu hiện ít vận động và ăn uống kém hơn nhiều so với các cá thể khác.

Tiến sĩ Trần Triết, Hội Sếu quốc tế, giảng viên Trường đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đây là lần đầu tiên có hợp tác song phương giữa hai quốc gia (Việt Nam-Thái Lan) trong việc chuyển giao các cá thể Sếu đầu đỏ phục vụ công tác bảo tồn, phục hồi quần thể loài và cũng là lần đầu tiên vận chuyển sếu đã lớn (7 tháng tuổi).

Quá trình vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam thực sự rất khó khăn cho các cá thể sếu, kéo dài 16 giờ, bằng phương tiện đường bộ và đường hàng không, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, các cá thể sếu lại không được ăn và uống do phải ở trong thùng cách ly.

Việc vận chuyển động vật, nhất là những loài chim có kích thước lớn như sếu, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong quá trình chuẩn bị, Bác sĩ Diana Boon, trưởng bộ phận thú y của Hội Sếu quốc tế, đã tư vấn cho nhóm công tác Thái Lan và Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất.

Theo bác sĩ Diana Boon, những chấn thương như gãy chân, gãy cánh, hay chấn thương ở vùng cổ rất dễ xảy ra và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, việc toàn bộ 6 cá thể sếu về đến Việt Nam an toàn là một thành công rất lớn, tạo tiền đề cho những lần vận chuyển sắp tới.

Đồng bộ các giải pháp

Tỉnh Đồng Tháp xác định Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032 là nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, do đó đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, nguồn lực để đề án triển khai. Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện.

Đề án có sự tham gia của nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín. Hội Sếu quốc tế (ICF) và Hiệp hội Vườn thú Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật; Tổ chức ZPOT của Thái Lan cam kết cung cấp sếu non và đào tạo nhân lực.

Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước (Đại học Cần Thơ, Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh…) cũng phối hợp nghiên cứu, tư vấn khoa học cho đề án. Sự hợp tác này mang lại nguồn tri thức và kinh nghiệm quý báu, nâng cao tính khả thi cho chương trình.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cho biết: “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ đạt được nhiều kết quả tích cực cũng là nhờ sự đồng thuận của cộng đồng địa phương”.

Chính quyền và người dân các xã chung quanh rất ủng hộ Đề án. Người dân quanh vùng Tràm Chim xem loài sếu như một biểu tượng và thể hiện tự hào khi sếu quay về. Nhiều hộ dân sẵn sàng tham gia các mô hình lúa sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn sếu. Sự ủng hộ và tham gia tích cực từ cộng đồng là tiền đề quan trọng giúp đề án triển khai thuận lợi và bền vững.

Theo Vườn quốc gia Tràm Chim, khó khăn trong thời gian tới đó là nguy cơ rủi ro thiên tai, dịch bệnh. Do phạm vi thực hiện đề án kéo dài nhiều năm, không thể tránh khỏi các biến cố thiên tai (hạn hán, lũ lụt) hoặc dịch bệnh có thể xảy ra, ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện. Đặc biệt, dịch bệnh trên đàn sếu nuôi (thí dụ cúm gia cầm) là mối lo ngại lớn, đòi hỏi phải có phương án phòng, chống nghiêm ngặt.

Song song đó, việc thách thức trong phục hồi sinh cảnh và xây dựng vùng đệm an toàn; thiếu hụt nhân lực chuyên môn (như công tác nuôi, huấn luyện, chăm sóc sếu đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh nghiệm sâu trong ngành bảo tồn động vật hoang dã); Yêu cầu cao về năng lực quản lý… cũng là những khó khăn trong thực hiện đề án.

Định hướng triển khai thực hiện đề án, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cho biết, trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh kiện toàn Ban điều hành đề án và các tổ chuyên môn thuộc Ban Điều hành đề án; Hoàn thiện các phương án vận chuyển sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim đợt 2 năm 2026. Vườn tiếp nhận sếu và khởi động tái thả sếu về thiên nhiên.

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn phát biểu định hướng triển khai thực hiện đề án thời gian tới

Cùng với đó, Vườn quốc gia tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn: Cử thêm nhân viên kỹ thuật sang tập huấn tại Thái Lan về kỹ thuật ấp trứng, nuôi dưỡng sếu non, ghép đôi sinh sản và theo dõi sếu sau thả.

Đồng thời, mời các chuyên gia quốc tế tiếp tục sang Tràm Chim đào tạo tại chỗ cho toàn bộ ê-kíp. Mục tiêu trong 2 năm tới, đội ngũ cán bộ Tràm Chim có thể làm chủ hoàn toàn quy trình chăm sóc, nhân nuôi và bảo vệ đàn sếu ngoài tự nhiên.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tạo xung lực mới, Báo Nông nghiệp và Môi trường làm chủ truyền thông ngành

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định vai trò cơ quan báo chí - khoa học đầu ngành

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Nông nghiệp

Quảng Trị - Du lịch nông nghiệp giúp người dân làm giàu trên quê hương mình

Gấp rút hoàn thiện thể chế, ứng phó kịp thời với biến động nông vụ

Sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở Thanh Hóa

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Tài nguyên

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Môi trường

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Quảng Trị: Cá chết bất thường ở hồ Nam Lý

Hướng tới Công ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Trách nhiệm quốc gia - Cam kết quốc tế

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Dự báo 5 tỉnh thành chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão Wipha

Thời tiết ngày 19/7: Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có nơi mưa to

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường”

Thời tiết ngày 18/7: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt, Nam Bộ chiều tối mưa to