Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

22/07/2025

TN&MTTheo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 67.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó phần lớn vẫn đang được xử lý theo phương pháp chôn lấp - vừa tốn diện tích, vừa gây ô nhiễm môi trường và hoàn toàn đi ngược lại với nguyên lý của mô hình kinh tế tuần hoàn.

Thực trạng xử lý rác thải và công nghệ môi trường tại Việt Nam
Trong nhiều năm qua, vấn đề rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách, khi tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và tiêu dùng tăng cao. Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 67.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó phần lớn vẫn đang được xử lý theo phương pháp chôn lấp – vừa tốn diện tích, vừa gây ô nhiễm môi trường và hoàn toàn đi ngược lại với nguyên lý của mô hình kinh tế tuần hoàn.

Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

TS. Nguyễn Đình Trọng trình bày tham luận với tiêu đề: “Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai” tại Hội thảo: “Mô hình kinh tế tuần hoàn - Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường” do Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường tổ chức

Các công nghệ xử lý hiện nay phần lớn nhập khẩu, chi phí đầu tư cao, vận hành phức tạp, chưa phù hợp với đặc thù rác thải Việt Nam: độ ẩm cao, chưa phân loại và có tính chất hỗn hợp. Hệ quả là nhiều nhà máy rác xây dựng xong không thể vận hành ổn định hoặc hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn lực và bức xúc trong dư luận.
Sự khác biệt trong công nghệ của Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam
Trước thực tiễn đó, Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam đã dày công nghiên cứu, làm chủ công nghệ xử lý rác phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tính đến nay, chúng tôi đã triển khai hơn 200 dự án lò đốt rác trên toàn quốc – từ vùng sâu vùng xa, miền núi đến đô thị lớn. Công nghệ của chúng tôi được thiết kế với tư duy thực tiễn, tận dụng tối đa năng lượng sinh ra từ quá trình đốt để tự duy trì cháy, giảm tiêu hao nhiên liệu, tiết kiệm chi phí vận hành và giảm phát thải.

Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

TS. Nguyễn Đình Trọng (phải) chia sẻ với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về mô hình lò đốt rác phát điện "Made in VietNam" tại Hội nghị Môi trường lần thứ V

Điểm đặc biệt quan trọng là: tất cả các công nghệ đều là “Make in Vietnam”, do đội ngũ kỹ sư người Việt phát triển và làm chủ hoàn toàn – từ thiết kế, chế tạo đến vận hành. Điều này giúp chi phí đầu tư thấp hơn, khả năng duy tu, bảo trì chủ động và linh hoạt, phù hợp điều kiện địa phương, phù hợp với rác thải của Việt Nam chúng ta.
T-TECH Việt Nam đang hướng đến xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải quy mô cấp vùng hoặc cấp tỉnh, theo mô hình kinh tế tuần hoàn: xử lý tổng thể rác sinh hoạt, rác công nghiệp, nước thải, bùn thải và cả rác thải nguy hại – với định hướng tái chế, tái sử dụng, tái sinh năng lượng. Đây là hướng đi bền vững, vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa giảm áp lực tài chính cho địa phương và mở ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành môi trường trong nước.
Tiềm năng thị trường và các rào cản triển khai
Về thị trường: Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng rác thải cao, dân số hơn 100 triệu người, đang hướng tới phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Điều này tạo ra một thị trường rất tiềm năng cho các giải pháp xử lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn. Nhiều địa phương sẵn sàng xã hội hóa đầu tư, hợp tác công tư trong lĩnh vực môi trường.
Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án xử lý rác hiện nay vẫn gặp nhiều rào cản lớn, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ và lan tỏa mô hình hiệu quả.
Về rào cản: Thể chế, chính sách còn thiếu linh hoạt: Các quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư còn cứng nhắc, thiếu cơ chế thử nghiệm (pilot) cho các công nghệ mới, doanh nghiệp công nghệ trong nước dễ bị loại ngay từ “vòng gửi xe” nếu chưa từng có dự án tương tự quy mô lớn.
Vấn đề “con gà – quả trứng”: Khi chưa có mô hình mẫu thì không được tham gia đấu thầu; nhưng nếu không được đầu tư thí điểm thì làm sao có mô hình để chứng minh hiệu quả?

Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

Phối cảnh một nhà máy xử lý chất thải do Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam

Thiếu cơ chế giao nhiệm vụ – đặt hàng doanh nghiệp nội địa: Nhiều nước phát triển đã có chính sách đặt hàng công nghệ từ doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt dù có năng lực công nghệ, tài chính vẫn chưa có cơ chế phù hợp để được “trao cơ hội”.

Kiến nghị – đề xuất giải pháp hỗ trợ triển khai
Từ thực tiễn triển khai hơn 22 năm qua, chúng tôi tha thiết đề xuất các kiến nghị như sau:
- Cho phép Tập đoàn T-TECH được triển khai thí điểm các mô hình Khu liên hợp kinh tế tuần hoàn tại 3 miền Bắc – Trung – Nam, sử dụng nguồn vốn và công nghệ của chính doanh nghiệp, với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn, để chứng minh hiệu quả.
- Áp dụng cơ chế đặt hàng – giao nhiệm vụ theo đúng tinh thần của các nghị quyết của Chính phủ, để thúc đẩy doanh nghiệp nội phát triển, tăng tỷ lệ nội địa hóa, và tránh phụ thuộc quá mức vào công nghệ nước ngoài.
- Miễn tiền sử dụng đất, ưu đãi đầu tư theo đúng quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đầu tư, và các nghị định liên quan, tạo động lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực then chốt nhưng khó khăn này.
- Hình thành cơ chế thử nghiệm chính sách trong lĩnh vực xử lý chất thải và kinh tế tuần hoàn, cho phép các mô hình tiên phong được áp dụng thực tế, kiểm chứng hiệu quả trước khi nhân rộng.
Kết luận
Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam cam kết sẵn sàng đóng góp toàn bộ nguồn lực, trí tuệ và công nghệ của mình để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn đồng hành cùng chính quyền, cộng đồng và doanh nghiệp để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường.
Kinh tế tuần hoàn không thể chỉ là khẩu hiệu. Nó cần mô hình cụ thể, công nghệ cụ thể và nhà đầu tư cụ thể. Và hơn hết, cần một cơ chế cụ thể để hành động.
Chúng tôi luôn sẵn sàng hành động – nếu được trao cơ hội, nếu được đồng thuận với các đề xuất trên.

TS. Nguyễn Đình Trọng

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam

Nguồn: Báo cáo Hội thảo "Mô hình kinh tế tuần hoàn - Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường" năm 2025

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và hướng đi;

TS. Nguyễn Đình Trọng: Công nghệ Việt xử lý hiệu quả “Rác thải Việt”;

TS. Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải “Made in Việt Nam”.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Chính quyền các xã phải nắm rất chắc vật tư, phương tiện, nhân lực huy động phòng, chống bão

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chuẩn bị cả tình huống triều cường trùng thời điểm bão đổ bộ

Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng: Không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão số 3

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Quảng Ninh

Nông nghiệp

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Tri ân thiết thực nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ: Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đến vùng Khe Sanh - Nghe đất và người kể chuyện

Tuổi trẻ Công an Thủ đô chung tay xóa nhà tạm năm 2025

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phát triển

Ba trụ cột để phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho Doanh nghiệp và Môi trường”

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Doanh nghiệp là trung tâm, báo chí là động lực

Cà Mau: Chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp

Diễn đàn

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to

Quảng Trị: Các tàu thuyền đã được Bộ đội Biên phòng kêu gọi vào neo đậu

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão

Chuyên gia khí tượng thuỷ văn cảnh báo những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão