Nếu thế giới nóng lên 4 độ C, GDP bình quân đầu người trên toàn cầu sẽ giảm 40%

07/04/2025

TN&MTTheo các chuyên gia, các mô hình kinh tế trước đây đã đánh giá thấp tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, với một nghiên cứu mới cho thấy nếu thế giới nóng lên 4 độ C sẽ khiến một người trung bình nghèo hơn 40% - tức tăng gần gấp 4 lần so với một số ước tính trước đó.

Nếu thế giới nóng lên 4 độ C, GDP bình quân đầu người trên toàn cầu sẽ giảm 40%

Trái đất nóng lên sẽ tác động mạnh đến GDP bình quân đầu người trên toàn thế giới

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy ngay cả khi nhiệt độ chỉ tăng ở mức 2 độ C so với thời tiền công nghiệp, GDP bình quân đầu người trên toàn cầu sẽ giảm 16%. Đây là mức giảm lớn hơn nhiều so với các ước tính trước đây, khi cho rằng mức giảm sẽ ở mức 1,4%.

Theo ước tính hiện nay của các nhà khoa học, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 2,1 độ C ngay cả khi các quốc gia đạt được các mục tiêu về khí hậu trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều chỉ trích rằng bộ công cụ kinh tế được gọi là mô hình đánh giá tích hợp (IAM) - được sử dụng để hướng dẫn các chính phủ nên đầu tư bao nhiêu vào việc cắt giảm khí thải nhà kính - đã không nắm bắt được những rủi ro lớn từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.

Từ đó, nghiên cứu mới – được đăng trên tạp chí Environmental Research Letters, đã lấy một trong những mô hình kinh tế phổ biến nhất và cải tiến bằng các dự báo về biến đổi khí hậu để nắm bắt được tác động của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trên toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiến sĩ Timothy Neal, thuộc Viện ứng phó và rủi ro khí hậu của Đại học New South Wales và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết, nghiên cứu mới đã xem xét tác động có thể xảy ra của tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức 4 độ C - kịch bản được nhiều chuyên gia về khí hậu coi là “thảm họa đối với hành tinh” - và thấy rằng nó sẽ khiến GDP bình quần đầu người trên toàn cầu giảm đến 40% - cao hơn nhiều so với mức ước tính chỉ giảm khoảng 11% khi sử dụng các mô hình không có cải tiến.

Cũng theo Tiến sĩ Neal, các mô hình kinh tế trước đây đã “vô tình kết luận” mặc dù “có ý nghĩa sâu sắc đối với chính sách khí hậu”, nhưng sự nóng lên của hành tinh ngay cả khi ở mức cao cũng chỉ có tác động khiêm tốn đến nền kinh tế toàn cầu. Thực tế, các mô hình kinh tế có xu hướng chỉ tính đến sự thay đổi thời tiết ở cấp độ địa phương, thay vì cách các hiện tượng thời tiết cực đoan - như hạn hán hoặc lũ lụt, có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Trong một tương lai nóng hơn, chúng ta có thể phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra bởi các sự kiện thời tiết cực đoan trên toàn thế giới”, Tiến sĩ Neal cảnh báo.

Một số nhà kinh tế lập luận rằng tổn thất toàn cầu do hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể được cân bằng một phần bởi sự nóng lên có thể có lợi ở một số vùng lạnh, chẳng hạn như Canada, Nga và Bắc Âu. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Neal, tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia ở khắp mọi nơi, vì các nền kinh tế toàn cầu được kết nối thông qua thương mại.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Việt Nam - Venezuela khai mở tiềm năng hợp tác nông nghiệp, đầu tư song phương

Việt Nam - Vương quốc Anh: Hợp tác mở rộng thị trường nông sản

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm