Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

09/07/2025

TN&MTNghiên cứu cơ bản trong phòng chống thiên tai đóng vai trò nền tảng khoa học để thiết kế giải pháp hiệu quả về lâu dài, tiến tới ứng phó một cách chủ động.

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp đã chủ trì buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhằm thảo luận công tác chuẩn bị báo cáo về Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh: Trung Nguyên. 

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị cho công tác sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, kèm theo tờ trình đề xuất ban hành một chỉ thị mới cho giai đoạn tiếp theo. Báo cáo sơ kết sẽ được trình Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét, trình cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.

Theo GS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Vấn đề khoa học công nghệ đã được lồng ghép trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 42-CT/TW. Trong giai đoạn mới, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho công tác phòng chống thiên tai sẽ góp phần vào triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Qua đó, thể hiện sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Viện đề xuất bổ sung và làm rõ các nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển các mô hình khả thi để chuyển giao, nhân rộng. Trong đó, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản với các nhiệm vụ tập trung vào xây dựng kịch bản thiên tai, nghiên cứu các loại hình thiên tai và biến thể của chúng, điều kiện phát sinh và diễn biến, quy luật, tác hại... làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của Việt Nam

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai. Ảnh: Trung Nguyên.

Bày tỏ sự đồng tình, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, số lượng nghiên cứu cơ bản cho lĩnh vực phòng chống thiên tai hiện còn ít. Trong khi đó, đây là nền móng khoa học cho việc thiết kế các công cụ quy hoạch, cơ chế chính sách và giải pháp hiệu quả; tiến tới chủ động phòng chống thay vì chỉ phản ứng bị động mỗi khi có sự kiện thiên tai xảy ra.

Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị thuộc hai cơ quan đã trao đổi về thực trạng, nhu cầu khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai; cách thức lồng ghép nội dung này trong quan điểm, mục tiêu đến giải pháp cụ thể trong tờ trình xin ý kiến xây dựng chỉ thị mới. 

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhấn mạnh các kết quả về khoa học công nghệ trong báo cáo sơ kết Chỉ thị số 42-CT/TW. Trong các kết quả còn lại về thể chế, tuyên truyền, nâng cao nhận thức... cũng làm rõ hơn đóng góp của khoa học công nghệ; những mặt được, chưa được trong nghiên cứu cơ bản. Đầu tư cho nghiên cứu cơ bản không cho thấy hiệu quả ngay, sản phẩm không rõ tính ứng dụng trong ngắn hạn nên rất cần quan tâm hơn, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đang tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.  

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

GS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tặng Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cuốn Atlas thiên tai Việt Nam - Phần đất liền. Ảnh: Trung Nguyên. 

Thời gian tới, các cơ quan chuyên môn thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cơ quan sẽ tiếp tục phối hợp để hoàn thiện dự thảo báo cáo và tờ trình, nhằm đề xuất các vấn đề khoa học công nghệ bám sát nhu cầu thực tiễn phòng chống thiên tai tại Việt Nam. 

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông