Phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

22/03/2024

TN&MTChiều 22/03, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, chủ đề của Ngày Nước thế giới “Nước cho hòa bình”, Ngày Khí tượng thế giới “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu” và Chiến dịch giờ Trái đất năm 2024 “Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero” có sự gắn kết chặt chẽ, qua đó, kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng nhằm tăng cường các giải pháp, xây dựng các kế hoạch, chiến lược, hành động vì khí hậu, tập trung vào tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới; tăng cường năng lực và chất lượng cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là thúc đẩy chuyển đối số, ứng dụng cộng nghệ cao trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; lan toả sử dụng tiết kiệm năng lượng cho tương lai bền vững của hành tinh và nhân loại trong hành trình hướng tới NetZero.

Phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại buổi lễ

COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt về chống biến đổi khí hậu toàn cầu trong đó Việt Nam là một trong những thành viên tích cực. Lĩnh vực tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu nói riêng và ngành tài nguyên và môi trường nói chung luôn nhận được quan tâm, định hướng, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, ủng hộ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thứ trưởng cho biết thêm, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước năm 2023. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước và bảo đảm tài nguyên nước được quản lý. Luật Tài nguyên nước 2023 đã bám sát mục đích, yêu cầu và thể chế hóa đầy đủ 4 nhóm chính sách lớn đã được Quốc hội thông qua bao gồm: (1) Đảm bảo an ninh nguồn nước, (2) Xã hội hóa ngành nước, (3) Kinh tế tài nguyên nước, (4) Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn, Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu. Đặc biệt để tăng cường mục tiêu phát triển bền vững dưới vai trò là đại diện của Việt Nam tại WMO khu vực châu Á, Việt Nam đã xây dựng và luôn thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững.

Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 vừa qua, Việt Nam đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Bằng những cam kết hành động mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng tái tạo, đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”, một lần nữa khẳng định khát vọng và tầm nhìn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công cuộc phát triển đất nước và cũng là thể hiện trách nhiệm chung đối với cộng đồng quốc tế. 

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Công Thành đã kêu gọi các bộ, ban, ngành, cơ quan đoàn thể ở trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có những hành động thiết thực, chung tay hành động vì khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo sức lan toả lớn trong toàn xã hội vì tương lai bền vững.

Ông Văn Ngọc Thịnh, Trưởng đại diện Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam chia sẻ, là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới về bảo tồn thiên nhiên, WWF đã cam kết đồng hành cùng với Chính phủ, Bộ TN&MT trong các nỗ lực giải quyết 3 thách thức lớn nhất toàn cầu liên quan đến môi trường hiện nay đó là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và mất đa dạng sinh học.

Phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Ông Văn Ngọc Thịnh, Trưởng đại diện WWF phát biểu tại buổi lễ

“Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về các cam kết quốc tế mạnh mẽ đi đôi với các hành động quyết liệt, cụ thể thời gian qua. Nhân dịp này, chúng tôi mong muốn đề nghị tiếp tục vai trò tiên phong trong các nỗ lực và sáng kiến toàn cầu và khu vực về bảo tồn nguồn nước, ví dụ: Chương trình Thử thách Nước là sáng kiến được phát động tại Hội nghị nước toàn cầu của Liên hợp quốc năm 2023. Cho đến nay, đã có 38 quốc gia tham gia, mục tiêu của Chương trình là đảm bảo phục hồi 300.000 km sông và 350 triệu ha đất ngập nước đã bị suy thoái vào năm 2030 và bảo vệ tính nguyên vẹn và các dịch vụ của hệ sinh thái nước ngọt cũng như tiếp tục thúc đẩy các Cam kết khí hậu hướng tới Net-Zero như Đóng góp Quốc gia tự quyết định, Kế hoạch thích ứng quốc gia, Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu và Đa dạng sinh học”, ông Thịnh thông tin thêm!.

Tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Minh Khuyến đã giới thiệu khái quát Luật Tài nguyên nước 2023 và công bố Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Luật Tài nguyên nước năm 2023 được Quốc hội thông qua tháng 11/2023 gồm 10 Chương và 86 Điều, đã tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm giải quyết được những vấn đề trọng điểm về tài nguyên nước hiện nay và tầm nhìn trong tương lai nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho dân sinh, các hoạt động phát triển kinh tế, môi trường. Đây cũng là bước thay đổi rất lớn và kịp thời, bởi hiện nay phần lớn nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nước sông quốc tế cũng như ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu.

Phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Ông Nguyễn Minh Khuyến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý TNN giới thiệu Luật TNN năm 2023 và Quy hoạch TNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bên cạnh đó, ngày 6/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022). Kế hoạch được ban hành nhằm mục đích xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh để cụ thể hóa nội dung quy hoạch tài nguyên nước; triển khai thực hiện danh mục nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên; cụ thể hóa các nhiệm vụ, chính sách, giải pháp và huy động nguồn lực gắn với trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đảm bảo sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả quy hoạch tài nguyên nước.

Phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Trong khuôn khổ lễ phát động, Tổng cục Khí tượng Thủy văn cũng đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Ứng dụng công nghệ hiện đại trong cảnh báo sớm thiên tai khí tượng thủy văn phục vụ giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu” tại Việt Nam.

Phương Chi

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bắc Ninh sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Việt Nam - Argentina hợp tác mở rộng thị trường nông sản, thực phẩm

Dự thảo Nghị định về EPR: Tháo gỡ, làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường

Nông nghiệp

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Phát triển

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

Diễn đàn

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh