Phát triển kinh tế từ cỏ năn tượng

19/07/2025

TN&MTGiữa vùng đất mặn của bán đảo Cà Mau, có một loài cỏ dại âm thầm mọc ven đầm lầy, từng bị bỏ quên, nay đang mở ra một lối đi mới cho sinh kế nông thôn bền vững. Đó là cỏ năn tượng, loại mọc hoang lại đang trở thành chất liệu quý cho một nền thủ công mỹ nghệ và nội thất xanh, thân thiện và có giá trị xuất khẩu.

Phát triển kinh tế từ cỏ năn tượng

Người dân đan lát các sản phẩm thủ công từ cỏ năn tượng

Giải pháp phát triển kinh tế thuận thiên

Cỏ năn tượng còn có tên gọi khác là hến biển, thuộc họ lác, tên khoa học là Scirpus littoralis Schrad, là một loài thực vật ngập mặn bản địa. Từ nhiều năm trước, Tiến sĩ Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học ở Đồng bằng sông Cửu Long, hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc Quỹ Bảo tồn Mekong (MCF), đã nhìn thấy tiềm năng rất riêng của loại cỏ này. Không chỉ có sức sống bền bỉ trong môi trường mặn, lợ, mà còn bởi khả năng hỗ trợ sinh thái và phát triển kinh tế từ chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Điểm độc đáo của cây năn tượng là thân rỗng, có khả năng dẫn khí oxy từ không khí xuống rễ, giúp ôxi hóa lớp bùn đất bên dưới, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, hạn chế rong tảo gây hại.

Khi kết hợp trồng năn tượng với nuôi tôm, cua quảng canh, môi trường nuôi tự nhiên được cải thiện, tôm lớn nhanh hơn, ít dịch bệnh hơn. Đây chính là “sự hòa hợp thuận thiên”, tận dụng tài nguyên sẵn có thay vì áp đặt ý chí con người.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, xung đột giữa nước mặn và nước ngọt là câu chuyện tồn tại hàng thập kỷ. Có nơi, người dân đắp đê giữ ngọt để trồng lúa, có nơi lại phải phá đê lấy mặn nuôi tôm. Nhưng kể từ khi Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long được ban hành, một hướng đi mới đã hình thành: sống hài hòa với tự nhiên thay vì đối đầu với nó.

Trong tư duy đó, cây năn tượng, một loài cỏ mọc hoang ven đầm lầy được coi như một giải pháp để phát triển kinh tế. Cỏ năn tượng không cần phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật, sống khỏe trên đất mặn, giúp cải tạo đất, phù hợp để kết hợp với mô hình nuôi tôm-cua quảng canh, tạo nên hệ sinh thái canh tác khép kín, giảm rủi ro dịch bệnh và nâng cao năng suất tự nhiên.

Tại huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng), mô hình trồng và khai thác năn tượng do Quỹ Bảo tồn Mekong phối hợp cùng Công ty VietnamHousewares triển khai, ban đầu chỉ vài chục hộ tham gia, nay đã mở rộng lên hàng trăm hộ. Chỉ với 1 công đất (khoảng 1.000m²), mỗi vụ người dân có thể thu hoạch khoảng 2 tấn cỏ tươi, sau phơi còn 1 tấn khô, gần như không tốn chi phí đầu vào.

Từ nguồn nguyên liệu cỏ năn tượng, qua bàn tay của người nông dân, chủ yếu là phụ nữ đan thành giỏ, túi, khay… Mỗi tuần, một người có thể kiếm thêm từ 400.000 đến 500.000 đồng, một khoản thu nhập tuy nhỏ ở đô thị nhưng đáng kể và bền vững đối với vùng nông thôn sâu xa.

Từ những thành công bước đầu, mô hình phát triển kinh tế từ cây năn tượng tiếp tục lan rộng. Hội Phụ nữ huyện Mỹ Xuyên đã tổ chức hàng chục tổ hợp tác đan lát, sản xuất hàng nghìn sản phẩm thủ công mỗi tuần. Mô hình không chỉ góp phần cải thiện sinh kế, mà còn gìn giữ và phát huy kỹ nghệ thủ công truyền thống của người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, Công ty VietnamHousewares đang xây dựng chuỗi cung ứng khép kín: từ vùng nguyên liệu, phơi sấy, chế tác tại chỗ, điều phối logistics tại Sóc Trăng, đến nhà máy đóng gói chuẩn hóa tại Bình Dương.

Từ đây, sản phẩm được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu, những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao về nguồn gốc sinh thái, lao động công bằng và chứng nhận chuỗi cung ứng.

Phát triển kinh tế từ cỏ năn tượng

Các sản phẩm từ cỏ năn tượng

Tiềm năng lớn cần được đánh thức

Trong bối cảnh thế giới đang hướng đến các nguồn vật liệu sinh học, tái tạo và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng, cỏ năn tượng đang lặng lẽ mở ra một cơ hội lớn cho Việt Nam, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ và nội thất xuất khẩu.

Ông Trần Lam Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Thiên Minh Furniture, đơn vị đã xuất khẩu thành công nhiều dòng sản phẩm xanh ra châu Âu và Bắc Mỹ đánh giá: “Nếu vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển được 1 triệu héc-ta cỏ năn tượng, mỗi năm chúng ta sẽ có thể thu hoạch khoảng 10 triệu tấn nguyên liệu. Với giá thành chỉ bằng 2/3 lục bình, khả năng chống mối mọt tự nhiên do sinh trưởng ở vùng nước mặn và dễ dàng đạt chuẩn chứng chỉ FSC, cỏ năn tượng có thể tạo ra một ngành nguyên liệu chiến lược trị giá lên tới hơn 9 tỷ USD mỗi năm.”

Hiện tại, phần lớn vật liệu mây tre hoặc lục bình vẫn phải phụ thuộc vào vùng trồng nhỏ lẻ và thiếu ổn định về chất lượng. Trong khi đó, cỏ năn tượng, nhờ khả năng tự nhiên chống sâu bệnh, không cần phân thuốc hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn xanh quốc tế như FSC, ISO 14000, hay EUDR (Quy định chống mất rừng do tiêu dùng của Liên minh châu Âu).

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước cơ hội mở một ngành nguyên liệu mới, đúng nghĩa nguyên liệu gốc Việt. Nếu phát triển đúng cách, cỏ năn tượng có thể giúp Việt Nam tự chủ nguồn cung, đi trước các đối thủ trong việc đáp ứng các quy định môi trường ngày càng nghiêm ngặt từ thị trường EU và Hoa Kỳ.”

Không chỉ dừng ở thủ công mỹ nghệ, cỏ năn tượng còn có thể được ứng dụng sâu hơn trong ngành nội thất công nghiệp. Các nhà thiết kế đã từng thử nghiệm kết hợp năn tượng với gỗ tự nhiên để sản xuất bàn ghế, kệ trưng bày, ốp vách, trang trí, tạo nên dòng sản phẩm vừa nhẹ, vừa thẩm mỹ, lại thân thiện môi trường. Ngoài ra, cỏ năn tượng còn có thể được sử dụng để sản xuất viên nén sinh học, bột giấy, hoặc làm vật liệu cách âm, những lĩnh vực hiện đang có nhu cầu tăng trưởng rất cao trong xây dựng xanh và công trình tiết kiệm năng lượng.

Tuy nhiên, để đánh thức tiềm năng này, Việt Nam cần sớm xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có quy hoạch, kết hợp cùng các tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dẫn dắt thị trường. Chỉ khi đó, năn tượng mới thực sự vượt khỏi thân phận “cỏ dại” và trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng kinh tế xanh quốc gia.

Không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp lớn hay mô hình phát triển vùng nguyên liệu, cỏ năn tượng còn đang trở thành nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người mang tinh thần đổi mới và gắn bó với tài nguyên bản địa.

Một trong những gương mặt tiêu biểu là chị Lê Thị Phương Thảo (xã An Phú, tỉnh An Giang), người đã tự học hỏi, thử nghiệm và cho ra đời những bộ sưu tập giỏ, khay, phụ kiện gia dụng mang phong cách hiện đại nhưng đậm chất truyền thống.

Tương tự, công ty Ecoka (thành phố Cần Thơ) đã mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ năn tượng kết hợp cùng trải nghiệm du lịch làng nghề, định hướng phát triển thành mô hình NetZero Tour, gắn kết giữa bảo tồn văn hóa, sinh kế địa phương và trách nhiệm môi trường. Câu chuyện của Ecoka không chỉ cho thấy sự sáng tạo của người trẻ, mà còn phản ánh xu hướng mới trong ngành du lịch xanh và tiêu dùng có trách nhiệm.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tạo xung lực mới, Báo Nông nghiệp và Môi trường làm chủ truyền thông ngành

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định vai trò cơ quan báo chí - khoa học đầu ngành

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Nông nghiệp

Quảng Trị - Du lịch nông nghiệp giúp người dân làm giàu trên quê hương mình

Gấp rút hoàn thiện thể chế, ứng phó kịp thời với biến động nông vụ

Sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở Thanh Hóa

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Tài nguyên

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Môi trường

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Quảng Trị: Cá chết bất thường ở hồ Nam Lý

Hướng tới Công ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Trách nhiệm quốc gia - Cam kết quốc tế

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Hà Đông, Dương Nội, Kiến Hưng chủ động ứng phó giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo 5 tỉnh thành chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão Wipha

Thời tiết ngày 19/7: Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có nơi mưa to

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường”