Tìm giải pháp phát triển thị trường carbon

11/05/2025

TN&MTNgày 10/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trường đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường đại học Ngoại thương tổ chức Hội thảo quốc tế "Thị trường carbon: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”, thu hút nhiều chuyên gia, học giả, nhà khoa học… tham dự.

Tìm giải pháp phát triển thị trường carbon

Ban chủ toạ điều phối phiên thảo luận

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, biến đổi khí hậu được xem là thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại trong thế kỷ 21 với những tác động tiêu cực, đe dọa sự tồn vong của các hệ sinh thái và cuộc sống của con người.

Đây là vấn đề toàn cầu đòi hỏi nỗ lực ứng phó của từng quốc gia cũng như sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách và cơ chế nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường cacbon.

“Có thể thấy thị trường carbon đã thực sự phát triển theo Nghị định thư Kyoto năm 1997 và có rất nhiều quốc gia đã sớm đưa chế định này vào khung pháp lý”, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Tìm giải pháp phát triển thị trường carbon

Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo

Đồng thời cho rằng, Việt Nam cũng đã thể hiện quyết tâm rất lớn để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cùng với Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, xác định lộ trình thí điểm vận hành thị trường carbon tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2025.Phát triển thị trường carbon rừng là một hướng đi chiến lược để Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải, tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ và phục hồi rừng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, Trường đại học Ngoại thương

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), cho biết, đặt trong bối cảnh Việt Nam, vấn đề tìm cách phát triển thị trường carbon là một điều hoàn toàn mới ở nước ta và thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng.

Từ đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh khuyến khích nhiều nghiên cứu đi sâu vào vấn đề phát triển thị trường carbon vì tính mới, tính cấp thiết, tiếp cận dưới nhiều góc độ, cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Bàn về phát triển thị trường carbon rừng tại Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, Trường đại học Ngoại thương, cho biết, Việt Nam đang từng bước xây dựng thị trường carbon, bao gồm cả thị trường carbon rừng với lộ trình thử nghiệm từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028 theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Tuy nhiên, hệ thống quản trị hiện tại vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi như minh bạch, trách nhiệm giải trình và giám sát hiệu quả - những yếu tố nền tảng của một thị trường hoạt động hiệu quả và bền vững.

Để phát triển thị trường carbon rừng hiệu quả, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà đề xuất cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và khung pháp lý liên quan đến thị trường carbon và thị trường carbon rừng, bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện địa phương và đa dạng mô hình thực hiện.

Đồng thời, cần phát triển một hệ thống cơ sở dữ liệu rừng quốc gia tích hợp phục vụ cho toàn bộ quy trình MRV (đo lường - báo cáo - xác minh), có khả năng thu nhận, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu rừng đa nguồn.

Tìm giải pháp phát triển thị trường carbon

Quang cảnh hội thảo

Hệ thống này phải được thiết kế theo hướng mở, có tính liên thông và tích hợp với hệ thống giám sát rừng quốc gia (NFMS) hiện có, nhằm tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đồng thời đảm bảo tính kế thừa và cập nhật liên tục.

Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, phát triển thị trường carbon rừng là một hướng đi chiến lược để Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải, tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ và phục hồi rừng.

Tuy nhiên, để thị trường vận hành hiệu quả và minh bạch, cần có cách tiếp cận toàn diện, dựa trên các nguyên tắc thiết kế toàn cầu và phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nước.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong quản lý tài nguyên khoáng sản

Vải thiều Bắc Giang vào vụ: Bộ trưởng mong 'bứt phá' xuất khẩu

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện Tổng thống ở Nga

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025: Những giải pháp căn cơ và bước đi cần thiết

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm