Vai trò của báo chí với vấn đề trồng cây xanh hiện nay

07/07/2023

TN&MTNhững năm gần đây, hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra, bão lũ diễn biến phức tạp, mưa lớn kéo dài liên tiếp, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế, xã hội. Nguyên nhân gây ra thiên tai nặng nề là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi theo hướng ngày càng cực đoan, khó dự báo. Nhằm chung tay chống biến đổi khí hậu, chống thời tiết cực đoan cần tăng cường bảo vệ môi trường sống thông qua các hoạt động trồng thêm cây xanh, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Vai trò của báo chí với vấn đề trồng cây xanh hiện nay

Chương trình trồng cây "Chùa xanh" tại chùa Hộ Quốc (Kiên Giang) do Tạp chí TN&MT tổ chức

Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong điều kiện biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất (Sự tăng lên của CO2). Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ và ảnh hưởng xấu đến đời sống con người trên bề mặt trái đất.

Ảnh hưởng của cây xanh đối với không khí và khí hậu đô thị. Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí sẽ được các lá cây giữ lại phần lớn, làm cho không khí trong sạch hơn. Cây càng rậm rạp, lá càng sù sì thì bụi càng dễ bám hơn. Khi lá cây đã bám đầy bụi, trời mưa sẽ rửa sạch lá và lá sẽ tiếp tục chu kỳ hấp thụ bụi.

Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ hút nước từ đất, hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời và hấp thụ khí cacbonic (CO2) từ không khí để tiến hành lục diệp hóa và nhả ra khí Oxygen (O2) - rất hữu ích đối với sức khỏe con người và giảm thiểu khí “nhà kính” (gây biến đổi khí hậu). Vì vậy so với vùng đất trống không trồng cây, thì nhiệt độ không khí ở vùng cây xanh ban ngày thấp hơn, hàm lượng oxy trong không khí lớn hơn và hàm lượng CO2 ít hơn.

 Bên cạnh khí CO2, cây xanh còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại từ không khí khác như Anhydride, Sunfua, Fluor, Clo, Amonia … Cơ chế này được hình thành do quá trình quang hợp, cây sản xuất các ion âm (NAI), có khả năng hấp thụ những chất dạng hạt lơ lửng và thanh lọc không khí. Ngoài ra, cây xanh còn có thể hấp thụ, chuyển hóa nhiều chất độc hại trong đất và nguồn nước.

Trong quá trình lục diệp hóa cây xanh sẽ hấp thụ bức xạ mặt trời, hấp thụ nhiệt nên có tác dụng làm giảm sự chói chang trong những ngày nắng nóng, giảm phản xạ bức xạ mặt trời lên công trình, làm giảm nhiệt độ không khí dưới vùng cây xanh và có thể làm tăng độ ẩm không khí từ 2% - 5%, tăng độ ẩm không khí cũng là có lợi đối với ngày khô nóng.

 Giảm thiểu úng ngập và ô nhiễm môi trường đất, nước. Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cho nước mưa thẩm thấu nhanh xuống đất, làm giảm tình trạng úng ngập trong đô thị. Cũng nhờ tính năng này mà ở vùng trung du và miền núi, rừng cây xanh có tác dụng điều hòa nước mưa, làm giảm xói lở đất, giảm lũ tràn, lũ ống, lũ quét.

Nhờ tạo ra các khoảng trống trong đất, hệ rễ cây góp phần quan trọng trong việc dự trữ mạch nước ngầm cho mùa khô. Tán lá rộng lớn của cây xanh có khả năng điều tiết nhiệt độ, giảm sự bốc hơi của nước, từ đó, góp phần cải thiện tình trạng hạn hán ở nhiều địa thương.

Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài các chất kim loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân,... trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây.

Thực trạng trồng cây xanh hiện nay ở Việt Nam

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, nhiều công trình kiến trúc mới xuất hiện nhanh chóng trong không gian đô thị cùng với đó là khí thải từ khu công nghiệp và phương tiện giao thông ngày càng tăng lên. Trong khi đó, hệ thống cây xanh hiện vẫn còn kém về hình thức và chất lượng cây trồng. Với tầm quan trọng của hệ thống cây xanh trong sự phát triển của môi trường sống nói chung và sự phát triển đô thị nói riêng, Bộ Xây dựng đã triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021.

Theo Bộ Xây dựng, thực hiện Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị, tính đến tháng 12/2021, cả nước đã có 869 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 91 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V. Theo thống kê sơ bộ, tổng diện tích đất xây dựng theo quy hoạch khoảng trên 6 triệu ha, diện tích đất cây xanh khoảng trên 70 nghìn ha (một số địa phương không báo cáo, hoặc không có số thống kê), chiếm tỷ lệ hơn 1,2% (thấp hơn so với quy chuẩn đặt ra).

Tuy nhiên, tỉ lệ cây xanh cũng như quy hoạch mảng xanh trong phát triển đô thị nói chung và các dự án nhà ở nói riêng vẫn còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Việc trồng cây xanh ở những nơi công cộng vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch về lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp ở từng công trình, từng địa phương. Thực tế, tại các khu dân cư hiện nay, mảng xanh, cây xanh chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đồng thời, ở các dự án khu dân cư mới, chủ đầu tư đa số thường chỉ tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật mà chưa chú trọng đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh theo quy hoạch.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang là vấn đề đáng báo động. Ô nhiễm đang diễn ra từng ngày, từng giờ tại mọi nơi. Dạng ô nhiễm lớn nhất là ô nhiễm không khí và nguồn nước. Về ô nhiễm không khí, theo AQI đo được, chất lượng không khí tại Việt Nam thường trong mức trung bình đến có hại, màu cam đến đỏ đậm. Điều này rất đáng lo ngại, bởi nếu từ màu tím đến màu nâu là tình trạng ô nhiễm gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt, tại Hà Nội chỉ số AQI luôn trong mức có hại cho sức khỏe con người. Vấn đề xử lý rác thải còn nan giải khi các nhà máy xí nghiệp mọc lên chóng mặt. Rác thải từ người dân không có ý thức phân loại rác đúng cách. Nguồn nước cũng ô nhiễm do rác thải xả thẳng xuống nguồn nước. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước thấy rõ nhất tại dòng sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ (TP. Hà Nội) và các hệ thống kênh rạch là minh chứng cho ô nhiễm nguồn nước trầm trọng hay thực trạng thiếu nước sạch sử dụng những năm gần đây.

Vai trò của báo chí với vấn đề trồng cây xanh hiện nay

Chương trình trồng cây "Chùa xanh" tại chùa Phúc Lâm Tiên Quán (Hưng Yên)

Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự nỗ lực và chung tay của cả cộng đồng xã hội, nhân loại trên toàn cầu. Để công tác BVMT đạt hiệu quả cao thì tuyên truyền là một nhiệm vụ quan trọng. Các quy định, chính sách liên quan đến quản lý phát triển cây xanh đã được Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ban hành cùng với các chương trình, đề án cụ thể, bao gồm: Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản dưới Luật; Nghị quyết số 1210/2016/ UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”; các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan;… Qua tuyên truyền sẽ thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của mỗi người và của cả xã hội theo hướng thân thiện với môi trường. Tuyên truyền ở nước ta là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tuy nhiên, vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về lực lượng báo chí.

Lĩnh vực TN&MT là chủ đề lớn và nóng của đời sống xã hội nói chung và đời sống báo chí nói riêng cũng sự quan tâm dõi theo thường nhật của cộng đồng xã hội. Với vai trò đặc thù, báo chí đã nỗ lực thực hiện chuyền tải những chính sách, thông điệp tốt đẹp để đóng góp vào công tác BVMT và sự phát triển bền vững của đất nước trong những năm qua. Bộ TN&MT là cơ quan chủ quan của báo TN&MT, tạp chí TN&MT, hai cơ quan đi đầu những năm qua có thông tin sự kiện với hàng nghìn tin, bài được các cơ quan thông tấn đăng tải xoay quanh các sự kiện vì môi trường; tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, ô nhiễm từ chất bảo vệ thực vật… và tổ chức sự kiện liên quan đến môi trường; đã từng bước làm thay đổi nhận thức của mỗi người dân, mỗi tổ chức trong công tác BVMT nói chung và nêu cao trách nhiệm của mình nói riêng. Báo TN&MT thành lập Câu Lạc bộ Người Làm Báo TN&MT đóng một vai trò quan trọng, góp phần tăng cường thông tin, tuyên truyền về các lĩnh vực TN&MT; Tạp chí TN&MT tích cực thường xuyên tham gia phát động trồng cây trên cả nước: Tạp chí TN&MT phát động trồng cây chương trình “Chùa xanh”, “Trường xanh”, “Xuân ấm mầm xanh”.

Chủ đề về môi trường đã được các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều nỗ lực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT; thông tin về các sự cố, hiện tượng môi trường, BĐKH; tuyên truyền hoạt động thực thi pháp luật về BVMT của các cơ quan quản lý Nhà nước; tuyên truyền việc chấp hành pháp luật BVMT của các tổ chức, cá nhân; thông tin; tuyên truyền về các kịch bản BĐKH và các hệ quả của nó ở Việt Nam cũng như trên thế giới; tuyên truyền về các kết quả nghiên cứu khoa học, các dự báo, cảnh báo liên quan đến BVMT, ứng phó với BĐKH; tổ chức các hội thảo về chủ đề môi trường; thông tin về các sự kiện, phong trào, cuộc vận động về BVMT; các chương trình, dự án tham gia BVMT ứng phó với BĐKH; phản ánh, phản biện các vi phạm về BVMT của các tổ chức, cá nhân; biểu dương những điển hình trong công tác BVMT; thông tin về những biện pháp để BVMT trong sản xuất và đời sống; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng kinh nghiệm địa phương trong thích ứng với BĐKH…

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội, nhân loại trên toàn cầu, là trụ cột quan trọng của phát triển bền vững. Báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong công tác tuyên truyền các chính sách về BVMT, xây dựng văn hóa BVMT, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân.

Kết luận

Vấn đề ô nhiễm môi trường sống và tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống, sức khoẻ của từng cá nhân và cộng đồng không còn là vấn đề tương lai mà nó đang diễn ra với mức độ báo động, cần sự tham gia hành động của từng cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới. Tuy nhiên thực trạng trồng cây xanh tại Việt Nam còn hạn chế do quá trình đô thị hóa và quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ dẫn đến diện tích cây xanh giảm thiểu.

Vậy nên thông tin báo chí, có tác động ngược lại đến các nhà quản lý để có biện pháp khắc phục quyết liệt và hiệu quả hơn. Điều này thể hiện rất rõ vai trò của báo chí, truyền thông trong công tác tuyên truyền các vấn đề về môi trường và trồng cây xanh. BVMT đang ngày càng được quan tâm như một nhiệm vụ bức bách để tiếp tục duy trì sự phát triển bền vững của xã hội hiện tại và tương lai. Báo chí là một công cụ quan trọng, cơ bản, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi hành vi, nhận thức, thái độ của con người trong cộng đồng, thúc đẩy họ tham gia các hoạt động BVMT để tạo ra kết quả có tính lan rộng.

PGS. TS. DƯƠNG XUÂN SƠN

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 11+12 năm 2023

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Cục Đo đạc, bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam: Tổ chức thành công Đại hội điểm nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Nhận diện bức tranh về thiên tai, bão lũ và bài toán ứng phó, giảm thiểu

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Bắc Ninh tăng tốc chuyển đổi số, khơi thông nguồn lực trong khoa học công nghệ

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Diễn đàn

Hà Nội: Trồng nho sữa kết hợp với du lịch trải nghiệm

Thời tiết ngày 15/5: Miền Bắc bắt đầu chuỗi ngày mưa lớn cục bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 14/5: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối mưa dông, vùng núi cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông