Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

11/07/2025

TN&MTSáu tháng đầu năm 2025, Hạt Kiểm lâm Sơn Động (Bắc Ninh) đã nỗ lực triển khai toàn diện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, song thách thức trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và giám sát rừng trồng giáp ranh rừng tự nhiên vẫn đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết.

Quản lý và bảo vệ rừng: Đồng bộ, quyết liệt từ gốc
Với vai trò là cơ quan chuyên môn trực tiếp, Hạt Kiểm lâm Sơn Động đã tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành hơn 25 văn bản chỉ đạo triển khai đồng bộ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Công tác chỉ đạo được cụ thể hóa tại từng xã, thị trấn và các chủ rừng lớn trên địa bàn như Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Sơn Động tuần tra bảo vệ rừng

Ông Nguyễn Minh Hải – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sơn Động chia sẻ: “Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc triển khai các giải pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm như phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng, đốt thực bì trong thời kỳ cao điểm cháy rừng. Từ đó, góp phần ổn định tình hình rừng trên địa bàn và tạo nền tảng phát triển lâm nghiệp bền vững”.
Hạt Kiểm lâm cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn ký kết quy chế phối hợp theo cụm để triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo hiệu quả đồng bộ giữa các địa phương giáp ranh. Đến nay, toàn bộ chính quyền trên địa bàn rừng thuộc Hạt quản lý đã hoàn tất quy chế phối hợp, hình thành hệ thống liên kết chặt chẽ trong phòng ngừa và ứng phó cháy rừng.
Đổi mới công tác tuyên truyền và nâng cao năng lực cơ sở
Tuyên truyền được coi là một trong những giải pháp then chốt, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng. Trong 6 tháng đầu năm, Hạt Kiểm lâm Sơn Động đã phối hợp phát 1.314 lượt cảnh báo cháy rừng, tổ chức 284 hội nghị lồng ghép và 55 lượt tuyên truyền lưu động. Hơn 7.000 lượt người dân đã được tiếp cận thông tin về Luật Lâm nghiệp và kỹ năng phòng cháy chữa cháy rừng.

Phát triển rừng – bức tranh tươi sáng 6 tháng đầu năm, Hạt Kiểm lâm Sơn Động đã phối hợp cùng chính quyền địa phương trồng được gần 4.438 ha rừng tập trung, đạt hơn 80% kế hoạch năm; trồng hơn 1 triệu cây phân tán, trồng rừng gỗ lớn gần 982 ha và chuyển hóa hơn 365 ha rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Phần lớn diện tích trồng rừng sử dụng vốn tự có của các tổ chức, cá nhân, thể hiện sự chủ động, tích cực trong người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, khai thác rừng cũng đạt tiến độ cao, với 3.314 ha diện tích được khai thác, sản lượng gỗ đạt 396.537 m³, đóng góp gần 440 tỷ đồng cho giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn xã – tăng hơn 28 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2024.

Đặc biệt, hội thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp với sự tham gia của 410 học sinh tại Trường PTDT bán trú THCS Dương Hưu đã tạo hiệu ứng tích cực trong giới trẻ. Nhiều lớp huấn luyện, tập huấn sử dụng thiết bị phòng cháy chứa cháy rừng được tổ chức tại các xã trọng điểm góp phần nâng cao năng lực ứng phó tại cơ sở.
Về công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, ông Hải thông tin: “Chúng tôi yêu cầu kiểm lâm địa bàn tăng cường kiểm tra chất lượng, nguồn gốc giống. Việc đưa giống chất lượng vào rừng là yếu tố then chốt đảm bảo thành công cho cả chu kỳ trồng và khai thác”.
Kết quả, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn rừng Hạt quản lý đã sản xuất và kinh doanh hơn 8,56 triệu cây giống, trong đó có gần 6 triệu cây đã xuất vườn. Công tác kiểm tra 7 cơ sở giống được triển khai chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Phòng cháy, chữa cháy rừng: Căng mình trước diễn biến phức tạp
Tuy đạt nhiều kết quả, nhưng công tác phòng cháy chữa cháy rừng vẫn đang là điểm nóng tại Hạt Kiểm lâm Sơn Động. Trong 6 tháng đầu năm, khu vực rừng thuộc Hạt quản lý xảy ra 11 vụ cháy rừng với tổng diện tích cháy khoảng 50 ha – tăng 10 vụ và 42,4 ha so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, nhiều vụ cháy xảy ra tại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Để ứng phó, Hạt Kiểm lâm đã duy trì lực lượng trực 24/24, kích hoạt 133 tổ đội xung kích phòng cháy chữa cháy rừng với 880 thành viên, cấp phát hàng trăm bộ công cụ chuyên dụng cho các xã trọng điểm. Đồng thời, tổ chức chốt canh rừng, dừng các hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực rừng có nguy cơ cao.

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Một đám cháy ở rừng Sơn Động đã được các lực lượng chức năng kịp thời dập tắt

“Chúng tôi đã tham mưu cho chính quyền địa phương ký hơn 630 bản cam kết không đốt thực bì, yêu cầu các hộ dân và chủ rừng tuân thủ nghiêm quy định về phòng cháy chữa cháy rừng. Hành động cụ thể, sát thực tế là yếu tố then chốt trong phòng chống cháy rừng”, ông Hải nhấn mạnh.
Tăng cường giám sát, xử lý vi phạm và thu hồi đất rừng
Bên cạnh phòng cháy chữa cháy rừng, công tác giám sát vi phạm và thu hồi đất rừng bị lấn chiếm cũng được triển khai đồng bộ. Trong tháng 6, các cấp chính quyền trên địa bàn Hạt quản lý đã thu hồi thêm 1,2 ha đất rừng, lũy kế 6 tháng đạt 38,47 ha.

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Sơn Động kiểm tra hiện trạng rừng

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện chỉ xảy ra 2 vụ vi phạm vận chuyển lâm sản trái phép, với 1,879 m³ gỗ tròn và 25kg động vật rừng bị thu giữ – giảm mạnh so với năm 2024. Tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách đạt 158,75 triệu đồng.
Hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững
Trong 6 tháng cuối năm 2025, Hạt Kiểm lâm Sơn Động xác định sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng, theo dõi sát cấp độ cháy và đảm bảo thiết bị, nhân lực sẵn sàng; Tăng cường giám sát diễn biến rừng, cập nhật số liệu sử dụng đất rừng, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Thúc đẩy trồng rừng gắn với Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, nâng cao chất lượng giống, quản lý chặt chuỗi sản xuất cây giống; Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về khai thác, chế biến lâm sản, hoạt động mỏ, dự án chuyển đổi mục đích rừng.

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Người dân Sơn Động khai thác rừng trồng

Theo ông Hải, muốn quản lý rừng hiệu quả trong giai đoạn tới, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, ngành, sự chủ động của địa phương và trách nhiệm của người dân, nhất là trong bối cảnh cháy rừng và xâm hại rừng diễn biến khó lường.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của cấp trên, chủ động rà soát các điểm nóng, đồng thời phát huy sức mạnh của toàn dân trong công cuộc bảo vệ lá phổi xanh của huyện Sơn Động”, ông Hải khẳng định.
Câu chuyện bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm lâm Sơn Động không đơn thuần là trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm mà đã trở thành mục tiêu chung của cả chính quyền địa phương. Những bước chuyển biến rõ rệt trong nửa đầu năm 2025 là minh chứng cho sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và quyết tâm bảo vệ tài nguyên rừng – giữ gìn bản sắc, hệ sinh thái và sinh kế bền vững cho các thế hệ tương lai.
Giữa bối cảnh địa bàn có nhiều thay đổi về hành chính, khí hậu ngày càng cực đoan và áp lực phát triển kinh tế – xã hội, Hạt Kiểm lâm Sơn Động đang thể hiện tinh thần chủ động, kỷ cương và quyết liệt trong giữ rừng. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, Hạt Kiểm lâm Sơn Động tiếp tục là điểm sáng về quản lý tài nguyên rừng của tỉnh Bắc Ninh trong năm 2025.

Dưới đây là một số hình ảnh tuần tra, bảo vệ rừng:

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Đỗ Hùng

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững;

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập;

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn;

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững;

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Ngành thủy sản 6 tháng đầu năm 2025: Bứt phá sản lượng đối mặt thách thức xuất khẩu

Bổ sung 16 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Phùng Đức Tiến nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản lập mốc 33,84 tỷ USD

Nông nghiệp

Nghề làm miến gạo mở đường thoát nghèo tại Thanh Hóa

Việt Nam - châu Phi: Hợp tác Nam - Nam sang trang mới

Những gương sáng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Điện Biên nỗ lực giảm nghèo bền vững: Từng bước nâng cao chất lượng đời sống người dân vùng cao

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Giảm phát thải POP và thủy ngân: Việt Nam triển khai dự án quản lý vòng đời sản phẩm và tiêu dùng xanh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Tinh hoa trà Việt: Kết nối doanh nhân, lan tỏa văn hóa

Hội nghị tập huấn triển khai 4 nội dung trọng tâm trong chuyển đổi số

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Quảng Trị: Làm việc cùng các nhà đầu tư - động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 14/7: Vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa giảm, trời mát

Thời tiết ngày 13/7: Nhiều khu vực trên cả nước mưa nắng đan xen, mưa tập trung vào chiều tối và đêm

Bắc Ninh thành lập Quỹ Đầu tư Phát triển: Bước đi chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Thời tiết ngày 12/7: Phía Đông Bắc Bộ, Tây Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An cục bộ mưa to