Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

05/07/2025

TN&MTTrong hành trình hiện thực hóa Nghị quyết số 30-NQ/TU của Tỉnh ủy Lạng Sơn về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030, Hạt Kiểm lâm Đình Lập đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Không chỉ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao, đơn vị này còn ghi dấu ấn đậm nét khi là địa phương đầu tiên của tỉnh cấp được 4 loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho hơn 15.000 ha rừng – một con số ấn tượng phản ánh nỗ lực vượt bậc, cách làm chủ động, sáng tạo, quyết liệt.
Tuyến bài “Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn” gồm 3 kỳ sẽ từng bước phản ánh toàn diện bức tranh về một tập thể đoàn kết, một mô hình tiên phong trong chuyển đổi tư duy nghề rừng, mở ra kỳ vọng lớn về phát triển lâm nghiệp gắn với kinh tế xanh và thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng biên địa đầu tổ quốc.
Bài 1: Hạt Kiểm lâm Đình Lập – Chủ động, sáng tạo trong bảo vệ và phát triển rừng
Là địa phương có tỷ lệ đất có rừng cao nhất tỉnh Lạng Sơn, Hạt Kiểm lâm Đình Lập đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, từ tổ chức bộ máy đến phối hợp liên ngành, từ ứng dụng công nghệ đến gắn kết cộng đồng. Với những kết quả nổi bật, đơn vị này được đánh giá là điểm sáng về quản lý lâm nghiệp ở vùng biên.
Chủ động từ hành lang chính sách đến tổ chức thực hiện
Ngay sau khi Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 3/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021–2030 được ban hành, Hạt Kiểm lâm Đình Lập đã bắt tay ngay vào việc xây dựng chương trình hành động và triển khai đồng bộ trên toàn huyện.
Trong 5 năm qua, đơn vị đã tham mưu ban hành 84 văn bản chỉ đạo, phối hợp thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và tổ chức các hoạt động kiểm tra, tập huấn, tuyên truyền, quản lý khai thác, phát triển cây giống lâm nghiệp, …

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Ông Phạm Công Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đình Lập phát biểu tại một Hội nghị phát triển Lâm nghiệp bền vững

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường, ông Phạm Công Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đình Lập, cho biết: “Chúng tôi xác định rõ: công tác bảo vệ và phát triển rừng muốn bền vững thì phải đi từ gốc – tức là từ chính sách phải sâu sát thực tiễn, cán bộ phải gần dân, người dân phải tin kiểm lâm. Mỗi kế hoạch triển khai đều được bàn bạc, thống nhất từ cơ sở để khi thực hiện không bị động, không hình thức”.
Với địa bàn rộng, địa hình phức tạp, Hạt đã chủ động phân công kiểm lâm phụ trách 100% xã, thị trấn (12/12), tăng cường kiểm tra hiện trường, nắm chắc diễn biến rừng. Trung bình mỗi năm, Hạt tổ chức trên 485 cuộc tuần tra, kiểm tra định kỳ 70 tổ đội bảo vệ rừng thôn bản, thực hiện 70 lượt kiểm tra hương ước, quy ước cộng đồng.
Phòng cháy chữa cháy rừng – Chủ động từ trong dân
Là đơn vị có diện tích rừng lớn, với nhiều vùng có địa hình dốc, tiếp giáp biên giới và chịu ảnh hưởng mạnh từ biến đổi khí hậu, công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt Kiểm lâm Đình Lập luôn được đặt lên hàng đầu.

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Đình Lập và người dân kiểm tra rừng để phòng cháy rừng

Những năm qua, Hạt đã tổ chức 85 cuộc tuyên truyền lưu động, 40 lớp tập huấn quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, tuyên truyền đến tận từng thôn bản, hộ gia đình, với tổng số trên 4.900 lượt người tham gia. Nhờ đó, nhận thức của người dân đã thay đổi rõ rệt – không chỉ “giữ rừng cho Nhà nước” mà còn là giữ sinh kế, giữ môi trường sống của chính họ.
Ông Phạm Công Phong chia sẻ thêm: “Chúng tôi luôn truyền thông điệp rằng: phòng cháy chữa cháy rừng không phải việc của riêng kiểm lâm. Mỗi người dân là một ‘cảm biến sống’ phát hiện sớm, xử lý nhanh khi có cháy. Vì thế, tuy địa bàn rộng, rừng nhiều, nhưng nhiều năm qua chúng tôi không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng”.
Trồng rừng – Gắn chỉ tiêu với hỗ trợ kỹ thuật và giống cây
Thực hiện kế hoạch phát triển rừng của tỉnh và huyện, Hạt Kiểm lâm Đình Lập là đơn vị đi đầu trong vận động, hướng dẫn người dân trồng rừng gắn với chuyển đổi sinh kế. Chỉ tính riêng từ năm 2021 đến 2025, toàn Hạt đã trồng mới trên 5.166 ha rừng tập trung, mỗi năm đạt và vượt 100% kế hoạch giao.
Ngoài ra, đơn vị còn triển khai chương trình trồng cây phân tán tại 10 xã, thị trấn, với tổng số 225.900 cây/năm, cung ứng giống và phân bón trực tiếp cho các hộ dân ngay tại bìa rừng để thuận tiện gieo trồng.

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Đình Lập kiểm tra một cánh rừng FSC

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đánh giá, Hạt Kiểm lâm Đình Lập không chỉ vận động giỏi mà còn tổ chức rất bài bản. Họ biết kết hợp giữa chỉ tiêu hành chính với hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư – khiến người dân thấy rõ cái lợi khi trồng rừng đúng cách.
Cũng trong giai đoạn này, Hạt đã thực hiện rà soát 100% các dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, đảm bảo phân loại chính xác diện tích rừng, hạn chế xung đột pháp lý về chuyển mục đích sử dụng rừng, góp phần ổn định phát triển lâm nghiệp dài hạn.
Ứng dụng công nghệ – Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát rừng
Một điểm sáng khác trong công tác quản lý của Hạt Kiểm lâm Đình Lập là việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ.
Hiện nay, toàn bộ cán bộ kiểm lâm đều được trang bị thiết bị cầm tay (máy tính bảng, điện thoại thông minh) để sử dụng phần mềm FRMS, QGIS, Google Earth trong giám sát, cập nhật biến động rừng. Hạt cũng đã trang bị 04 thiết bị bay Flycam, riêng Hạt trưởng Phạm Công Phong còn tự mua thêm 01 thiết bị để phục vụ giám sát hiện trường cá nhân.

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Hạt Kiểm lâm Đình Lập sử dụng công nghệ để quản lý, giám sát rừng

“Ứng dụng công nghệ là bước đi tất yếu. Với địa bàn rộng như Đình Lập, chỉ có công nghệ mới giúp kiểm lâm bao quát nhanh, chính xác, kịp thời ngăn chặn phá rừng”, ông Phong khẳng định.
Nhờ đó, đơn vị đã chủ động phát hiện sớm biến động rừng, cung cấp dữ liệu cập nhật cho các báo cáo chuyên đề, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Gắn kết cộng đồng – Nâng cao năng lực tự quản
Một yếu tố quan trọng giúp công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm lâm Đình Lập đạt hiệu quả cao chính là sự gắn kết chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm và cộng đồng dân cư.
Hạt thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết cho người dân về Luật Lâm nghiệp, quy định khai thác, chế biến, vận chuyển lâm sản. Các hoạt động đều được tổ chức trực tiếp tại xã, thôn để đảm bảo hiệu quả truyền đạt.
Ngoài ra, Hạt còn phối hợp với UBND các xã, hội nông dân, đoàn thanh niên thành lập, củng cố các tổ đội tự quản, hỗ trợ lập hương ước, quy ước thôn bản có nội dung bảo vệ rừng.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn nhận định: “Điểm mạnh của Hạt Kiểm lầm Đình Lập là họ tạo được niềm tin thật sự. Người dân coi kiểm lâm là người nhà, là chỗ dựa khi cần, chứ không phải ‘cán bộ đi kiểm tra’. Chính điều đó đã tạo ra nội lực để bảo vệ rừng hiệu quả hơn bất kỳ công cụ nào”.

Kết quả ấn tượng – Tạo nền móng cho phát triển bền vững: 
100% xã, thị trấn có kiểm lâm địa bàn; 100% diện tích rừng được theo dõi biến động (30.194 ha); 100% chỉ tiêu các năm hoàn thành vượt mức; Không để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng trong 5 năm; Đơn vị đầu tiên của tỉnh xây dựng mã số vùng rừng trồng 5.000 ha. Đây không chỉ là những con số biết nói mà còn là minh chứng cho một cách làm kiên trì, sáng tạo, đồng hành cùng dân trong từng gốc rừng, thửa đất.

Kết quả đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập không chỉ đến từ nỗ lực cá nhân hay đơn vị, mà là thành quả của một tập thể biết thay đổi tư duy, chủ động hành động và gắn kết cộng đồng. Hạt Kiểm lâm Đình Lập đã khẳng định vai trò hạt nhân trong chiến lược lâm nghiệp bền vững của tỉnh Lạng Sơn.
Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững – Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Đỗ Hùng

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Lạng Sơn: Chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng;

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức cán bộ trong giai đoạn mới

Giai đoạn 2025 - 2030: Trồng trọt giảm phát thải, xanh hóa nông nghiệp

Tiếp tục duy trì và giữ được vị thế của ngành Nông nghiệp và Môi trường để đóng góp vào tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

Nông nghiệp

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Giấc mơ gạo Việt: Từ những giống lúa bản địa đến hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và giảm nghèo bền vững

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Tài nguyên

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Môi trường

Nuôi trùn quế xử lý rác hữu cơ: Từ ý tưởng xanh đến hành động thiết thực

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Lạng Sơn: Chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

TS. Đỗ Ngọc Chung: “Tôi muốn biến nghiên cứu khoa học thành sản phẩm phục vụ đời sống”

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Chính sách

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Quy định mới về nuôi, trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Phát triển

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Diễn đàn

TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức tuần lễ kết nối giao thương và không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống vùng miền

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế

Thời tiết ngày 4/7: Mưa lớn ở Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Quảng Ngãi

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới