Nghiên cứu

Ước tính hệ số phát thải khí nhà kính (KNK) của lưới điện Việt Nam năm 2024

Ước tính hệ số phát thải khí nhà kính (KNK) của lưới điện Việt Nam năm 2024

Tóm tắt: Bài báo này ước tính hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam 2024 trên cơ sở sử dụng phương pháp “Kiểm kê khí nhà kính” theo hệ thống ISO 14064, và “Xác định vết carbon (Carbon FootPrint) cho sản phẩm” theo ISO 14067. Phương pháp tính toán trong tài liệu này tương tự như cách tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam cho năm 2021 và 2023. Các dữ liệu hoạt động là sản lượng phát điện trong năm 2024 tính bằng MWh được trích dẫn từ Báo cáo về sản xuất điện 2024 của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Hệ số phát thải KNK của các loại nguồn phát điện được sử dụng theo công bố của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA. Mặc dù phép tính sử dụng các công bố chính thống của cơ quan chức năng về sản lượng điện của cả nước 2024 và các tài liệu quốc tế, song kết quả của bài viết vẫn chỉ mang tính tham khảo. Hệ số phát thải KNK của lưới điện Việt Nam 2024 sẽ do cơ quan chức năng tính toán, kiểm soát và công bố vào thời điểm thích hợp.

Hiện trạng tài nguyên năng lượng tái tạo và hướng tới thực hiện các mục tiêu phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam

Hiện trạng tài nguyên năng lượng tái tạo và hướng tới thực hiện các mục tiêu phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam

Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn về an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, năng lượng tái tạo (NLTT) được xem là giải pháp chiến lược để đảm bảo phát triển bền vững và thực hiện các mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) theo cam kết tại COP26. Bài báo này phân tích hiện trạng tài nguyên NLTT tại Việt Nam, bao gồm tiềm năng, thực trạng khai thác và những rào cản chính. Đồng thời, bài báo đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của NLTT, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Đề xuất cơ chế chính sách trong quản lý năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Đề xuất cơ chế chính sách trong quản lý năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, năng lượng tái tạo (NLTT) được xem là một trong những giải pháp chiến lược để đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu cơ chế chính sách đồng bộ và hiệu quả. Bài báo này phân tích thực trạng, chỉ ra những rào cản chính, và đề xuất các cơ chế chính sách quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo. Các đề xuất bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đầu tư, phát triển hạ tầng lưới điện, và nâng cao nhận thức cộng đồng. Bài báo cũng đưa ra các dẫn chứng cụ thể từ thực tiễn quốc tế và trong nước để làm rõ tính khả thi của các đề xuất.

Động đất và bài toán chưa có lời giải

Động đất và bài toán chưa có lời giải

Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm nhiều cách nhằm trả lời chính xác câu hỏi khi nào và ở đâu động đất sẽ xảy ra, tuy nhiên, cho đến nay, trên thế giới chưa có nước nào có thể dự báo được chính xác khi nào động đất xảy ra, cũng như làm cách nào để chống lại động đất .

Giải pháp giám sát, thu thập từ xa chỉ số tiêu thụ nước của hộ gia đình trong các tòa nhà

Giải pháp giám sát, thu thập từ xa chỉ số tiêu thụ nước của hộ gia đình trong các tòa nhà

Hiện nay việc theo dõi, ghi nhận chỉ số tiêu thụ nước của các hộ gia đình trong các tòa nhà vẫn do nhân viên của nhà cung cấp nước phải tới từng hộ gia đình để đọc và ghi nhận chỉ số tiêu thụ nước. Điều này không chỉ tốn kém về nhân lực mà còn tốn kém về thời gian để thực hiện. Bài báo trình bày một giải pháp để có thể thu thập chỉ số tiêu thụ nước của các hộ gia đình từ xa bằng cách sử dụng hạ tầng có sẵn của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như internet, 3G/4G.

Nghiên cứu chế tạo hệ thống giám sát Amoni của nước sử dụng internet vạn vật iot

Nghiên cứu chế tạo hệ thống giám sát Amoni của nước sử dụng internet vạn vật iot

Những năm gần đây, ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế thì ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề đáng lo ngại. Các cơ sở sản xuất thải ra môi trường một lượng lớn nước thải nếu không có biện pháp đo lường giám sát và xử lý nguồn thải đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí.

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước trên sông Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước trên sông Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng

Mô hình Mike 11 được sử dụng để nghiên cứu tính toán lan truyền các chất ô nhiễm cơ bản (BOD, Amoni, tổng Ni tơ, tổng Phosphat) cho khu vực nghiên cứu nhằm tính toán xác định chất lượng nước tại các vị trí dọc sông không có số liệu quan trắc thực tế. Kết quả cho thấy nồng độ các chất BOD5, Amoni, tổng ni tơ, tổng phốt pho đều nhỏ hơn so giới hạn cột B QCVN 08:2023/BTNMT.

Chiến lược tổng thể quản lý, phát triển tài nguyên số ngành Tài nguyên và Môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược tổng thể quản lý, phát triển tài nguyên số ngành Tài nguyên và Môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Nghị quyết 50/NQ-CP của Chính phủ đã giao Bộ TN&MT nhiệm vụ “Xây dựng được cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu thập, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về TN&MT, phục vụ cho mục tiêu quản lý “không gian phát triển” của đất nước”. Một trong số các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai là “Xây dựng và triển khai Chiến lược tổng thể tài nguyên số về TN&MT” đã được Chính phủ giao trong Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

Nghiên cứu dự báo khối lượng rác thải nhựa, rác thải nhựa đại dương phát sinh đến năm 2030 tại tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu dự báo khối lượng rác thải nhựa, rác thải nhựa đại dương phát sinh đến năm 2030 tại tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với 03 bãi biển lớn bao gồm Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.Với mức sống ngày càng tăng dẫn đến lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và chất thải rắn sản xuất ngày càng gia tăng, dẫn đến lượng RTN trong sinh hoạt và sản xuất gia tăng. Nhằm đề xuất các giải pháp quản lý đến cơ quan chức năng, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra hiện trạng RTN phát sinh trên địa bàn tỉnh Bến Tre, dự báo lượng phát thải đến năm 2050 và giai đoạn 2025 - 2030.

Ứng dụng phần mềm Mergin maps trong giám sát loài Vượn cao vít tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Ứng dụng phần mềm Mergin maps trong giám sát loài Vượn cao vít tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Vượn cao vít là một trong những loài linh trưởng hiếm nhất trên thế giới. Hiện nay, chúng chỉ còn được ghi nhận ở Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và vùng rừng liền kề thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia Bang Lượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Nghiên cứu hiệu quả xử lí nước thải nhà hàng bằng khu đất ngập nước, dòng chảy mặt trồng cây bách thủy tiên 

Nghiên cứu hiệu quả xử lí nước thải nhà hàng bằng khu đất ngập nước, dòng chảy mặt trồng cây bách thủy tiên 

Hiện nay, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh kéo theo đó là các nhà hàng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân. Tuy nhiên nước thải phát sinh từ nhà hàng với thành phần phức tạp như dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, cặn rác thực phẩm, các chất tẩy rửa,… là những nguyên nhân chính làm tắc nghẽn đường ống thoát nước, gây mùi hôi thối.

Phân lập một số hợp chất từ cao ethyl acetate chiết từ quả Helicteres isora L., họ Trôm (Sterculiaceae)

Phân lập một số hợp chất từ cao ethyl acetate chiết từ quả Helicteres isora L., họ Trôm (Sterculiaceae)

Từ cao ethyl acetate chiết từ quả của loài Helicteres isora L., chi Thâu kén Helicteres, họ Trôm (Sterculiaceae) được thu hái tại Thái Lan đã phân lập và nhận danh được bốn hợp chất thiên nhiên, bao gồm hai dẫn xuất của cinnamic acid lần đầu tiên được báo cáo trong chi Helicteres là ferulic acid (1), p-coumaric acid (2), một dẫn xuất phenolic 3,4-dihydroxybenzoic acid (3) và một hợp chất steroid là b-sitosterol 3-O-b-D-glucopyranoside (4). Cấu trúc của các hợp chất này được đề nghị căn cứ vào dữ liệu phổ nghiệm 1H-NMR, 13C-NMR, 2D-NMR và được đối chiếu với các tài liệu tham khảo. Các hợp chất tinh sạch đã được khảo sát hoạt tính ức chế enzyme a-glucosidase trong đó hợp chất 2 có hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 là 32.04±0.32 mM.

Phát triển hệ thống giám sát môi trường không khí vùng phụ cận mỏ đá Hồng Sơn - Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn

Phát triển hệ thống giám sát môi trường không khí vùng phụ cận mỏ đá Hồng Sơn - Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn

Nghiên cứu này trình bày về hệ thống giám sát môi trường không khí cho khu vực mỏ đá Hồng Sơn - Công ty CP xi măng VICEM Bút Sơn, ứng dụng công nghệ IoT và webGIS để theo dõi chất lượng không khí, nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm đến khu dân cư lân cận. Hệ thống bao gồm các trạm quan trắc với cảm biến đo bụi (PM2.5, PM10), khí NO2, SO2, O3, CO, tiếng ồn và áp suất không khí, kết hợp GPS để định vị, truyền dữ liệu qua mạng 4G về máy chủ quản lý. Dữ liệu được lưu trữ trên PostGIS và hiển thị thời gian thực qua phần mềm giám sát tích hợp công nghệ webGIS, với giao diện trực quan và biểu đồ AQI. Kết quả triển khai tại bốn trạm quan trắc cho thấy hệ thống hoạt động hiệu quả, hỗ trợ quản lý chất lượng không khí và có khả năng mở rộng ứng dụng cho các mỏ khai thác khác. 

Một số kết quả bước đầu về tụ quặng vàng Đồi Vọ, trong cấu trúc nếp lồi Tây Bắc, Thanh Hóa

Một số kết quả bước đầu về tụ quặng vàng Đồi Vọ, trong cấu trúc nếp lồi Tây Bắc, Thanh Hóa

Tụ quặng Đồi Vọ đang hy vọng là có khả năng cao về giá trị công nghiệp, đặc biệt là vàng ẩn sâu và đặc thù về nguồn gốc thành tạo thuộc khu vực Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa. Bài báo tập trung giải quyết một số những yêu cầu cấp bách về nhận thức tính phức tạp của các thông số quặng hóa, điều kiện-môi trường-nguồn gốc thành tạo, độ sâu của các tích tụ quặng. Kết quả chính: Các nguyên tố quặng hóa biến đổi phức tạp, không theo luật phân bố chuẩn, biến đổi từ đồng đều rất không đồng đều; Au cộng sinh với cụm nguyên tố Cu, Ag, As; khoáng hóa thuộc kiểu quặng thành tạo liên quan đến họng núi lửa. Đới quặng vàng có kích thước lớn đến độ sâu hơn 900 m. Hy vọng những kết quả này là cơ sở khoa học cho triển khai các công tác đánh giá tài nguyên vàng cho tụ quặng và các khu khác tương tự trong tương lai.

Dự báo về sự phát triển tài nguyên số ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2030

Dự báo về sự phát triển tài nguyên số ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2030

Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” (1) đã xác định Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Cuộc cánh mạng này là chuyển đổi số, ứng dụng KH&CN nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất, xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng.

Phân hoạch không gian với bài toán LSCP trên mạng lưới thủy hệ phục vụ công tác nạo vét, thử nghiệm trên một phần kênh, rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phân hoạch không gian với bài toán LSCP trên mạng lưới thủy hệ phục vụ công tác nạo vét, thử nghiệm trên một phần kênh, rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo này triển khai giải quyết bài toán LSCP (Linear Shipping Cost Problem) trên nền tảng ứng dụng WebGIS nhằm phân hoạch các khu vực nạo vét trên tuyến thủy hệ. Về mặt kỹ thuật, thư viện PuLP được sử dụng để giải bài toán theo mô hình quy hoạch tuyến tính, trong khi gói công cụ spopt từ thư viện PySAL kết hợp cùng thư viện NetworkX để thực hiện xử lý tính toán. Đầu ra của bài toán là một mạng lưới được xây dựng với các vị trí phân hoạch, hỗ trợ công tác lập kế hoạch nạo vét tối ưu thông qua việc giảm thiểu tổng khoảng cách di chuyển của các thiết bị/phương tiện được đặt ven thủy hệ.

Giới thiệu quy trình ứng dụng AI và ảnh viễn thám đa thời gian giám sát quy hoạch sử dụng đất

Giới thiệu quy trình ứng dụng AI và ảnh viễn thám đa thời gian giám sát quy hoạch sử dụng đất

Giám sát quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng phục vụ quản lý nhà nước về đất đai. Việc giám sát quy hoạch sử dụng đất chính xác, kịp thời sẽ góp phần hạn chế tối đa những sai phạm trong quản lý sử dụng đất. Bài báo này đưa ra quy trình giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng AI, ảnh viễn thám đa thời gian Sentinel 2 và thử nghiệm tại tỉnh Nam Định. Từ kết quả thử nghiệm và đánh giá, quy trình giám sát quy hoạch sử dụng đất đã được hoàn thiện và có thể ứng dụng trong thực tiễn nhằm giúp các nhà quản lý trong việc hỗ trợ, ra quyết định.

1 2 3 Tiếp Cuối