Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

23/06/2025

TN&MTPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 94/CĐ-TTg ngày 21/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Mưa lớn gây ngập sâu ở thành phố Thái Nguyên sáng 21/6/2025 - Ảnh: Báo Thái Nguyên

Công điện gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nội; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Công Thương nêu rõ:

Từ tối ngày 20 đến 21 tháng 6, trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh đã có mưa to đến rất to, đặc biệt là tại Thái Nguyên đã có mưa lớn với lượng mưa từ 150-250mm, một số trạm quan trắc được lượng mưa rất lớn như: Gia Bảy (Thái Nguyên) 312mm, Cúc Đường (Thái Nguyên) 305mm. Mưa cường suất lớn, lũ sông Cầu lên nhanh đã gây ngập lụt cục bộ, nhất là tại các đô thị ở nhiều địa phương như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang, nhất là tại tỉnh Thái Nguyên (xảy ra ngập lụt nghiêm trọng ven sông Cầu và các đô thị Thái Nguyên, Phổ Yên); mưa lũ đã làm 02 người chết do lũ cuốn và sạt lở đất, nhiều nhà cửa, diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do ngập lụt.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 21 và ngày 22 tháng 6 năm 2025, mưa lớn có thể tiếp tục xảy ra tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, lũ trên sông Cầu tại Thái Nguyên có thể đạt đỉnh trên báo động 3. Nguy cơ rất cao xảy ra ngập sâu tại vùng trũng, sạt lở đất, lũ quét tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng người dân, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2025 về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về tình hình mưa lũ, thiên tai tới các cơ quan chức năng và người dân, chủ động chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mưa lũ theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức cập nhật đầy đủ, thông tin kịp thời về tình hình thiên tai đến người dân để Nhân dân chủ động ứng phó bảo đảm an toàn.

b) Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp, kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét.

c) Huy động lực lượng tổ chức sơ tán, di dời ngay các hộ dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là người già, trẻ em, các đối tượng yếu thế tại các khu vực ngập sâu ven sông suối, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời lưu ý hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm, bảo đảm đời sống cho người dân.

d) Tổ chức trực ban, triển khai công tác phòng, chống lũ, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động; chủ động bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông.

3. Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ đối với lĩnh vực của Bộ, trong đó đặc biệt lưu ý chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho sản xuất, an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, hệ thống đê điều, hạ tầng cung cấp điện.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác ứng phó mưa lũ, cứu hộ cứu nạn khi có đề nghị của địa phương.

5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam kịp thời thông tin về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, tăng cường phổ biến, hướng dẫn biện pháp, kỹ năng ứng phó ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét cho người dân.

6. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh./. 

Theo baochinhphu.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Cơ hội tái cấu trúc của Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT

Việt Nam - Australia hợp tác chiến lược về nông nghiệp và môi trường

Nghiên cứu công nghệ mũi nhọn, phát triển nông nghiệp thông minh

Việt Nam - Australia hợp tác phát triển nông nghiệp xanh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Nông nghiệp

Quảng Bình hoàn thành 1.450 căn nhà đợt 1 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo - Vượt tiến độ đề ra

Giò chả Ước Lễ Xuân Hương, sản phẩm OCOP 4 sao - tinh hoa hương vị Việt giữ trọn hồn dân tộc

Đắk Lắk: Nông dân được mùa “vải thiều” nhờ liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Định hình cơ quan Nông nghiệp và Môi trường cấp xã trong giai đoạn mới

Tài nguyên

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Nam Định: Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản

Quảng Bình - Quảng Trị: Cơ hội vàng cho kinh tế biển bứt phá

Khai thác đúng sản lượng cấp phép, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên

Môi trường

Giữ vững màu xanh cho rừng Vân Hồ: Hiệu quả từ sự vào cuộc đồng bộ

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Cộng đồng xanh Hà Nội: Khi những người trẻ chọn sống tử tế với môi trường

Ngô Quyền (Hà Đông): Đường thành bãi lầy sau mưa, dân khốn khổ vì bụi bẩn và ô nhiễm

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Nghiên cứu xác định khu vực thuận lợi cho trồng di thực cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Ninh dựa trên đánh giá tài nguyên khí hậu và đất

Thiên Phúc - Đưa khoa học vào từng sợi nấm

Chính sách

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) với chiến lược giám sát kháng thuốc: Định hình hành động liên ngành

3 huyện, thị xã về đích nông thôn mới

Phát triển

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường

Diễn đàn

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to

Số hóa và truy xuất nguồn gốc để nâng giá trị nông sản Việt

Tiêu dùng xanh trong đô thị: Thay đổi thói quen hướng tới phát triển bền vững