Thường Tín (Hà Nội): Cần xử lý dứt điểm vi phạm về đê điều của Công ty Hoàng Gia

12/12/2023

TN&MTKỳ trước, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về Công ty Hoàng Gia vi phạm đê điều trong nhiều năm (tại dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng Vạn Điểm). Về việc này chính quyền địa phương sẽ xử lý dứt điểm các hạng mục vi phạm đối với Công ty Hoàng Gia.

Theo nội dung phản ánh, sai phạm trong sử dụng đất đai, xây dựng, môi trường của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hoàng Gia. Cụ thể, tự ý tập kết phế thải, rác thải xây dựng, san lấp mặt bằng xây dựng mố cẩu, xâm lấn đê điều trên hành lang thoát lũ tại dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng Vạn Điểm đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Hà Nội: Công ty Hoàng Gia vi phạm đê điều trong nhiều năm

Một trong các vị trí mố cẩu xây dựng để cơi nới, lấn chiếm không nằm trong diện tích Công ty đã được thuê

Được biết, Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hoàng Gia (Công ty Hoàng Gia) được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ra Quyết định cho Công ty Hoàng Gia thuê 93.018m2 đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng Vạn Điểm. Trong đó; diện tích đất tại xã Thống Nhất 51.038m2, diện tích đất tại xã Vạn Điểm 41.980m2; thời hạn thuê đất đến hết ngày 04/7/2058, với nhiệm vụ thực hiện các hoạt động cầu cảng, bốc xếp kinh doanh cảng, vận tải sông, kinh doanh vật liệu xây dựng và chất đốt, dịch vụ kho bãi chứa hàng…Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì dự án chưa được cấp phép vẫn tồn tại trong nhiều năm qua.

Nhiều văn bản yêu cầu xử lý

Tóm tắt: Với quá trình vi phạm của Công ty Hoàng Gia. Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội có 06 văn bản số 688/CCĐĐ-QL ngày 20/10/2010, số 741/CCĐĐ-QL ngày 16/7/2012, số 1268/CCĐĐ-QL ngày 28/12/2012, số 633/CCĐĐ-QL ngày17/7/2015, số 1335/CCĐĐ-QL ngày 23/10/2017, số 262/CCĐĐ-QL ngày 08/3/2018 về việc đề nghị UBND huyện Thường Tín xử lý vi phạm về đê điều đối với Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hoàng Gia.

Trong đó, ngày 06/12/2010, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín có Quyết định số 3116/QĐ-UBND xử phạt đối với Công ty Hoàng Gia về hành vi vi phạm hành chính về đê điều.

Tiếp ngày 01/12/2011, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín có Quyết định số 3012/ĐC-CC cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Hoàng Gia.

Ngày 27/11/2015, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín có Quyết định số 3631/QĐ-XPVPHC đối với Công ty trên.

Ngày 13/6/2016, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Quyết định số 36/QĐ-XPHC về đê điều với số tiền 11.000.000đ đối với Công ty Hoàng Gia.

Năm 2017-2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có văn bản số 999/SNN-ĐĐ ngày 10/05/2017, số 1342/SNN-ĐĐ ngày 24/5/2018, số 1543/SNN-ĐĐ ngày 21/5/2019 đề nghị UBND huyện Thường Tín xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật đê điều làm ảnh hưởng an toàn đê và gây cản trở dòng chảy, thoát lũ của tuyến sông.

Để có thêm thông tin, ngày 12/12, Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường liên hệ với UBND huyện Thường Tín được ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Phòng Kinh tế; ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Điểm đã đưa phóng viên đi xác minh lại các hạng mục vi phạm hành lang bảo vệ đê điều của Công ty Hoàng Gia.

Lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Thường Tín, Lãnh dạo UBND xã Vạn Điểm đưa phóng viên đi xác minh lại các hạng mục vi phạm hành lang bảo vệ đê điều của Công ty Hoàng Gia.

Quan điểm của chính quyền

Sau khi xác minh thực tế, phóng viên có buổi làm việc với ông Từ Đức Mạnh, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Thường Tín cho biết: Về vụ việc này chúng tôi đang thực hiện để chỉ đạo theo nội dung trong kết luận và đã làm báo cáo tham mưu với Lãnh đạo có kế hoạch xử lý dứt điểm các hạng mục vi phạm, nếu nghiêm trọng hơn có thể thu hồi dự án của Công ty Hoàng Gia.

“Đối với vi phạm này đã có Quyết định xử phạt, nếu Công ty Hoàng Gia vẫn cố tình sẽ chuyển sang cơ quan điều tra để làm xem đằng sau có ẩn ý gì. Sau khi có báo cáo tôi sẽ thông báo lại cụ thể”. Ông Mạnh cho biết thêm!

Hoạt động kinh doanh bốc xếp tại vị trí mố cẩu xâm lấn hành lang bảo vệ đê điều

Như vậy, tính từ năm 2008 đến nay (Công ty Hoàng Gia) đã vi phạm hành lang bảo vệ đê điều là rõ ràng và đã nhiều lần các Ban, Ngành chức năng lập biên bản vi phạm. Nhưng không hiểu sao vẫn hoạt động như không hề có chuyện gì xảy ra.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc:

Trước đó, ngày 21/11, Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Vạn Điểm được ông cung cấp hồ sơ liên quan đến Công ty Hoàng Gia.

Tại buổi làm việc, trao đổi với ông Hoàng Văn Huynh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hoàng Gia cho hay: “Dự án của chúng tôi được cấp từ 2008, trước khi có đề án sáp nhập về Hà Nội. Đất đang hoạt động đây là theo đất kinh doanh, đất nhân với hệ số 2 với diện tích 93.018m2. Và có bờ lợi hà để sử dụng, còn về xây dựng các mố cẩu thì chúng tôi xây dựng suốt từ những năm 2008. Trong quá trình hoạt động các đơn vị xuống kiểm tra có ai nói không được phép làm như này đâu. Hiện tại, chúng tôi đang có 5 - 6 mố cẩu bên Cảng vụ đã nắm được và có hồ sơ từ rất lâu”.

Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Điểm cho biết: Về việc làm như này để kinh doanh mà không có chỗ bốc xếp đấy thì không làm được. Tuy nhiên, làm mà không báo cáo vẫn là sai rồi…

https://tainguyenvamoitruong.vn/ha-noi-cong-ty-hoang%C2%A0gia-vi-pham-de-dieu-trong-nhieu-nam-cid111672.html

Sỹ Tùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cần sớm ổn định sau sáp nhập

Mỗi đảng viên là 'ngọn cờ', là trung tâm đoàn kết và sáng tạo

Tỉnh Bắc Ninh mới ra mắt: Hợp nhất lịch sử, định hình tương lai phát triển vùng

Thanh Hóa chuẩn hóa thủ tục hành chính ngành nông nghiệp và môi trường hai cấp

Nông nghiệp

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tôi là phóng viên OCOP: Hành trình trọn vẹn đam mê và truyền lửa

Lâm Hà công nhận 56 sản phẩm OCOP

Quảng Bình hoàn thành 1.450 căn nhà đợt 1 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo - Vượt tiến độ đề ra

Tài nguyên

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Môi trường

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Nghiên cứu xác định khu vực thuận lợi cho trồng di thực cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Ninh dựa trên đánh giá tài nguyên khí hậu và đất

Chính sách

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Phát triển

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Diễn đàn

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to