Chiến dịch "Thứ Bảy Xanh" và lan tỏa mô hình "Cơ sở phục hồi tài nguyên” tại Cù Lao Chàm

25/02/2025

TN&MTĐảo Cù Lao Chàm (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) là một trong những địa phương tiên phong, khởi xướng sáng kiến phân loại rác tại nguồn (PLRTN) từ năm 2009. Ở đây đã có rất nhiều nỗ lực và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, song song với đó là tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong việc tập huấn cho người dân địa phương trong việc hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn.

Chiến dịch "Thứ Bảy xanh" và mô hình Cơ sở phục hồi tài nguyên (MRF) đang được nhân rộng, lan toả

Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện Kế hoạch truyền thông biển và đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong năm 2024, Quảng Nam đã phối hợp với Tổ chức WWF đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông về biển và đại dương.

Chiến dịch “Thứ Bảy xanh”

Chiến dịch “Thứ Bảy xanh” được BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm phối hợp với Hội LHPN xã Tân Hiệp triển khai định kỳ mỗi tháng một lần với mục đích lan tỏa đến người dân về vai trò và ý nghĩa của Cơ sở phục hồi tài nguyên (MRF) thông qua Chiến dịch “Thứ Bảy Xanh”. Chiến dịch được triển khai dưới hình thức vận động người dân phân loại rác tại nguồn, tận dụng rác tái chế vỏ chai nhựa, vỏ lon, vỏ trái cây (cam, bưởi, thơm) để đổi lấy nước tẩy rửa và phân compost được sản xuất từ cơ sở MRF tại các địa điểm khác nhau: Cơ sở MRF Bãi Ông, Bãi Hương, chợ Tân Hiệp, trạm đong đầy xã Tân Hiệp.

Với thể lệ quy đổi là 30 vỏ lon, vỏ chai nhựa hoặc từ 2kg vỏ trái cây (cam, bưởi, thơm) nhận được một lít nước tẩy rửa sinh học hoặc 1kg phân compost. Chiến dịch có đến 130 người tham gia, chủ yếu là phụ nữ của ba thôn Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương. Số lượng nước tẩy rửa được đổi sau ba đợt triển khai là hơn 100 lít và hơn 50kg phân compost thu được hơn 100kg rác vỏ tái chế, 45kg vỏ trái cây. Theo đó, cách thức xử lý các loại rác sau thu gom được thực hiện như sau: Rác vỏ trái cây (cam, bưởi, thơm) được làm nước tẩy rửa tại các cơ sở MRF. Rác vỏ lon, chai nhựa chuyển cho Cơ sở MRF được bán cho cơ sở thu mua phế liệu, kinh phí thu được sẽ phục vụ cho việc mua nguyên liệu (đường, bồ hòn, men vi sinh,…) sản xuất nước tẩy rửa và phân compost.

Sau ba đợt triển khai, chương trình đã nhận được sự phối hợp tích cực của Hội LHPN xã Tân Hiệp, Chi Hội Phụ nữ của ba thôn Bãi Làng, Bãi Ông, Bãi Hương trong việc vận động người dân thu gom rác đổi lấy quà tặng. Sản phẩm nước tẩy rửa sinh học và phân compost đã được người sử dụng đánh giá tích cực.

Để nhân rộng mô hình và nhằm lan toả, chiến dịch “Thứ bảy xanh” tiếp tục được Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm phối hợp với Hội LHPN xã Tân Hiệp triển khai định kỳ một tháng/lần. Mục đích là lan tỏa đến người dân về vai trò và ý nghĩa của Cơ sở phục hồi tài nguyên (MRF) thông qua Chiến dịch “Thứ bảy xanh”. Theo đó, hình thức của chiến dịch là vận động người dân phân loại rác tại nguồn, tận dụng rác tái chế vỏ chai nhựa, vỏ lon, vỏ trái cây (cam, bưởi, thơm) để đổi lấy nước tẩy rửa và phân compost được sản xuất từ cơ sở MRF tại các địa điểm khác nhau, bao gồm: Cơ sở MRF Bãi Ông, Bãi Hương, chợ Tân Hiệp, trạm đong đầy xã Tân Hiệp. Với thể lệ quy đối là 30 vỏ lon, vỏ chai nhựa hoặc từ 2kg vỏ trái cây (cam, bưởi, thơm) nhận được 01 lít nước tẩy rửa sinh học hoặc 01 kg phân compost. Tổng số lượng người tham gia trong Quý 4 năm 2024 là gần 144 người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và học sinh của ba thôn Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương. Số lượng nước tẩy rửa được đổi sau ba đợt triển khai là 125 lít và 95 kg phân compost thu được 117kg rác vỏ tái chế, 81kg vỏ trái cây.

Qua các đợt triển khai, chương trình nhận được sự phối hợp tích cực của Hội LHPN xã Tân Hiệp, Chi hội Phụ nữ ba thôn Bãi Làng, Bãi Ông, Bãi Hương trong việc vận động người dân thu gom rác đổi lấy quà tặng. Bên cạnh đó, với lợi thế địa điểm triển khai dễ tiếp cận đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương. Đặc biệt, sản phẩm nước tẩy rửa sinh học và phân compost đã có sẵn lượng khách hàng yêu thích sản phẩm rất tích cực tham gia vào chương trình. 

 

Mô hình “Cơ sở phục hồi tài nguyên – MRF)

Cơ sở phục hồi tài nguyên MRF là một địa điểm diễn ra quá trình tái chế và sử dụng lại các tài nguyên thiên nhiên từ rác thải, với mục tiêu giảm thiểu lượng rác bị thải bỏ và gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở MRF có thể bao gồm các nhà máy tái chế, các trung tâm xử lý rác thải và các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo. Thông thường, mỗi một cơ sở MRF sẽ phụ trách xử lý rác của một số hộ gia đình trong khu vực. Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình sau khi phân loại theo quy định sẽ được thu gom riêng về cơ sở MRF. Ở đây rác hữu cơ sẽ được tách làm phân vi sinh. Rác tái chế giá trị cao, giá trị thấp đều đem tái chế hoặc bán phế liệu, phần còn lại được thu gom và đưa đến cơ sở xử lý tập trung để đốt hoặc chôn lấp.

Tại đảo Cù Lao Chàm, mô hình cơ sở phục hồi tài nguyên được thực hiện thông qua sự hỗ trợ từ Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, Liên minh không Lò đốt Toàn cầu (GAIA) và Trung tâm Tài nguyên & Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment), hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ phân loại và thu hồi tái chế tại nguồn, góp phần tuần hoàn tài nguyên từ CTRSH thành những sản phẩm hữu ích thông qua việc thúc đẩy vai trò và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hệ thống quản lý CTRSH tại địa phương. Từ đó, MRF có thể góp phần giảm áp lực tiếp nhận và xử lý CTRSH tại Eo Gió, và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái tại Cù Lao Chàm, hướng đến xây dựng Cù Lao Chàm trở thành “Hòn đảo không rác thải”.

Cơ sở MRF đầu tiên tại Cù Lao Chàm được thiết lập tại một khu đất gần khu dân cư thôn Bãi Ông với diện tích khoảng 20m2, những tấm ván ép nhựa tái chế từ rác thải nhựa có giá trị thấp được sử dụng làm vật liệu mái che và tường bao quanh, đi cùng với thông điệp về giá trị của MRF là cơ sở biến rác thải thành tài nguyên. Tại đây chia thành nhiều khu: ủ phân compost, chế biến nước tẩy rửa, tập kết rác vô cơ, trang trí các panel truyền thông và trồng cây xung quanh. Mô hình được vận hành thử nghiệm từ ngày 01/4/2021. Từ ngày 01/7/2021, UBND xã Tân Hiệp chính thức tiếp nhận vận hành mô hình MRF Bãi Ông với nguồn hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và chi phí vận hành từ Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua Tổ chức WWF.

Mô hình “Cơ sở phục hồi tài nguyên” với sự tham gia của 30 hộ gia định tại Bãi Ông. Đây là mô hình thí điểm hoạt động phân loại và thu hồi tái chế chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng. Chỉ sau một năm vận hành, mô hình MRF đã tiếp nhận hơn 17 tấn rác từ 60 hộ gia đình tham gia thí điểm, đồng thời phân loại và tái chế khoảng 8 tấn rác hữu cơ (47%), thu hồi 182kg rác tái chế (1%), 490kg rác nhựa giá trị thấp (3%) để chuyển cho cơ sở phế liệu và tái chế. Lượng rác còn lại phải chuyển lên cơ sở xử lý rác của xã chỉ còn khoảng 8,5 tấn (49%). Như vậy, với các giải pháp xử lý tại chỗ, MRF đã góp phần giảm thiểu hơn 50% lượng rác phát thải trên địa bàn Bãi Ông.

Mô hình Cơ sở phục hồi tài nguyên (MRF) được triển khai trên địa bàn khu bảo tồn Cù Lao Chàm, từ tháng 04/2021. 

 

Tham gia mô hình, các hộ gia đình thực hiện phân loại rác thành hai loại theo quy định của địa phương là rác dễ phân hủy và rác khó phân hủy. Công địa phương phụ trách vận hành mô hình MRF có trách nhiệm thu gom rác từ các hộ gia đình và tập kết MRF. Tại đây, rác dễ phân hủy được phân loại thành rác khô để ủ compost ngoài trời, rác ướt được đưa vào các thùng ủ có men vi sinh và một số loại vỏ trái cây được tận dụng để tái chế làm nước tẩy rửa đa dụng. Rác khó phân hủy được phân loại thành rác tái chế (các loại có thể bán cho bên thu mua phế liệu), rác nhựa cấp thấp được gom lại để chuyển cho cơ sở tái chế và rác còn lại không thể xử lý được chuyển cho đơn vị thu gom công cộng để vận chuyển đến cơ sở xử lý rác tại Eo Gió.

 Hướng dẫn triển khai mô hình Cơ sở phục hồi tài nguyên và sản phẩm nước tẩy rửa sinh học sản xuất tại MRF ở Cù Lao Chàm

Những kết quả tích cực ban đầu của mô hình Cơ sở phục hồi tài nguyên (MRF) đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Cụ thể, từ tháng 01 - 06/2022, cơ sở đã đón được 06 đoàn công tác từ các địa phương, sinh viên nước ngoài và học sinh trên địa bàn thành phố Hội An đến tham quan học tập và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình. Điểm nổi bật là sau nhiều đợt đón và tiếp các đoàn công tác thì hai nhân công được thuê khoán hiện nay đã dần tự tin phụ trách hướng dẫn và rất hào hứng lan tỏa với mọi người về các phương pháp xử lý và giảm thiểu rác thải tại đây. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy mô hình có triển vọng phát triển thành một trung tâm giáo dục và học tập cộng đồng về môi trường.

Nhận thấy những kết quả tích cực của mô hình MRF trong việc thúc đẩy phân loại và tái chế rác tại cộng đồng, góp phần giảm nhẹ gánh nặng về xử lý rác, Dự án đã hỗ trợ chính quyền xã Tân Hiệp phối hợp cùng Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm lắp đặt thêm một mô hình MRF mới cho 81 hộ gia đình thuộc thôn Bãi Hương. Song song với đó, các bên cũng đề xuất kế hoạch nâng cấp hiệu quả xử lý rác tại MRF tại Bãi Ông nhằm gia tăng lượng rác tiếp nhận lên 120 hộ gia đình trong năm 2022. Từ tháng 02/2023, mô hình MRF mới tại Bãi Hương do dự án hỗ trợ lắp đặt và vận hành đã được đưa vào hoạt động.

Hiện tại hai mô hình MRF tại Bãi Ông và Bãi Hương đang tiếp nhận và xử lý rác thải hữu cơ của tổng cộng 203 hộ gia đình thuộc xã Tân Hiệp, chiếm 33,5% tổng số hộ của xã. Đến nay, đã thu gom được khoảng 44 tấn rác, trong đó xử lý được khoảng hơn 40%, chủ yếu là rác hữu cơ. Kết quả này không chỉ góp phần rất lớn trong việc giảm tải lượng rác thải chuyển đến xử lý tại bãi rác tại Eo Gió mà còn tạo ra được các sản phẩm phục vụ đời sống như phân compost, nước tẩy rửa. Bên cạnh đó, mô hình này là một địa điểm giáo dục môi trường lý tưởng cho các em học sinh, cộng đồng và các địa phương khác đến tham quan học tập về rác thải. Trong năm 2023, nhiều địa phương, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn, học sinh đã đến tham quan học tập mô hình này.

Thông qua mô hình MRF, có hai sản phẩm được cộng đồng địa phương đánh giá cao đó là: phân compost và nước tẩy rửa sinh học. Được biết, trong năm 2023, Ban quản lý Khu bảo tồn biển cũng đã ra mắt giới thiệu sản phẩm mới nước tẩy rửa sinh học đa dụng cho người dân Cù Lao Chàm. Trước khi sản phẩm chính thức đưa đến tay người tiêu dùng, nhiều cuộc khảo sát được triển khai nhằm đánh giá khả năng làm sạch của sản phẩm và tiến hành gửi mẫu để kiểm định chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, Dự án cũng phối hợp với UBND xã Tân Hiệp tiếp tục lồng ghép hoạt động giới thiệu sản phẩm trong các buổi tuyên truyền cộng đồng, sinh hoạt hội phụ nữ,… đưa thông điệp xanh cũng như ý nghĩa của sản phẩm gửi gắm đến người tiêu dùng góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc biến rác thải tài nguyên và chung tay bảo vệ môi trường sống.

Để nhân rộng mô hình, Dự án tiếp tục triển khai hoạt động tham quan học tập mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu rác thải nhựa dựa vào cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và Thành phố Hội An cho 25 cán bộ từ Phú Quốc và Côn Đảo. Mục tiêu của hoạt động này tăng cường cơ hội học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương về mô hình thí điểm dựa vào cộng đồng, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các mô hình này tại các địa phương.

Trịnh Nhật Linh

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm