Công ty Môi trường Bình Định: Tích cực xây dựng thành phố biển Quy Nhơn sạch, đẹp và an toàn

08/11/2023

TN&MTNhiều năm qua, Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định đã thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý chất thải và cứu hộ, cứu nạn tại bãi biển Quy Nhơn đã góp phần xây dựng thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sạch, đẹp và an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Thành phố.

Chú trọng công tác xử lý chất thải
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Tấn Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định (Công ty) cho biết: Công ty là đơn vị thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Trong những năm qua, đơn từng bước nâng cao năng lực, cải tiến phương tiện, thiết bị, đồng hành, góp phần xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu phát triển Thành phố.

Công ty Môi trường Bình Định: Tích cực xây dựng thành phố biển Quy Nhơn sạch, đẹp và an toàn

Lễ ra mắt Mô hình vệ sinh môi trường cơ động của Công ty

Về công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, sau khi thu gom rác trên địa bàn các phường, xã trong thành phố, Công ty vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Quy Nhơn (tại thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn) để xử lý. Tại đây, Công ty sẽ xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra, một số ít rác hữu cơ là các phế phẩm nông nghiệp, rác thu gom từ các chợ được xử lý tái chế thành phân compost.
Công ty xử lý chất thải rắn theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời, thực hiện đầy đủ việc quan trắc môi trường định kỳ và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, với khối lượng rác thải ngày càng tăng, việc xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp chiếm nhiều diện tích đất, không phù hợp với xu hướng đô thị hóa. 
Trong tương lai, Công ty luôn tìm kiếm và mong muốn có nhiều cơ hội hợp tác để đầu tư những công nghệ xử lý chất thải rắn bền vững, tiên tiến, hạn chế việc chôn lấp, tăng cường tái chế như đốt rác phát điện hoặc thu hồi nhiệt, thu hồi nhiên liệu, tái chế rác hữu cơ thành phân compost, sản xuất hạt nhựa,...

Công ty Môi trường Bình Định: Tích cực xây dựng thành phố biển Quy Nhơn sạch, đẹp và an toàn

Công nhân Công ty thầm lặng làm đẹp môi trường du lịch biển Quy Nhơn

Góp phần đảm bảo an toàn bãi biển Quy Nhơn
Trong công tác vệ sinh môi trường bãi biển, hiện nay, Công ty đang tăng cường chỉ đạo các đội vệ sinh, thu gom bằng 2 hình thức là bố trí công nhân thu gom hàng ngày (2 lần/ngày) và xe sàng cát biển, đảm bảo không tồn đọng rác. Giờ đây, tình trạng vệ sinh môi trường khu vực bãi biển Quy Nhơn được cải thiện đáng kể, đáp ứng yêu cầu về phát triển du lịch biển trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, Công ty cũng được UBND thành phố Quy Nhơn giao thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên bãi biển Quy Nhơn. Công ty đã đặc biệt chú trọng, nhằm tạo sự an tâm nhân dân địa phương và du khách, kịp thời cứu hộ, cứu nạn các trường hợp bị đuối nước.

Công ty Môi trường Bình Định: Tích cực xây dựng thành phố biển Quy Nhơn sạch, đẹp và an toàn

Công nhân Công ty CP Môi trường Bình Định vận hành xe sàng cát biển để lọc rác tồn đọng sót lại trên bãi biển Quy Nhơn

Hiện nay, Công ty có 08 trạm cứu hộ dọc bãi biển Quy Nhơn (đoạn từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng), thời gian trực buổi sáng từ 04 giờ 30 phút đến 08 giờ 30 phút; buổi chiều từ 15 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút. Cùng với đó, Công ty lắp đặt hệ thống phao tiêu cách bờ khoảng 100 mét để báo hiệu cho người tắm biển biết khu vực an toàn. Tại các trạm cứu hộ luôn có nhân viên cứu hộ quan sát và các thành viên còn lại thường xuyên đi tuần ven bờ tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn khách du lịch và người dân tắm biển không bơi ra quá xa ngoài khu vực giới hạn đã thả phao tiêu để đảm bảo an toàn.

Công ty Môi trường Bình Định: Tích cực xây dựng thành phố biển Quy Nhơn sạch, đẹp và an toàn

Nhân viên Đội cứu hộ của Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định quan sát người tắm tại khu vực bãi biển Quy Nhơn 

Ngoài ra, Công ty cũng đã cải tạo, sửa chữa lắp đặt hệ thống dây phao giới hạn khách tắm bãi biển Quy Nhơn bằng phao tròn mới nhiều màu; đầu tư mua sắm phương tiện thuyền Kayak phục vụ công tác cứu hộ. Đồng thời, tăng cường huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cứu hộ, cứu nạn cho người bị đuối nước khi tắm biển với tác phong phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện. Qua đó, đã góp phần tạo hình ảnh đẹp về bãi biển Quy Nhơn trong lòng nhân dân và du khách, ông Nghĩa cho biết thêm!.

Đỗ Hùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cần sớm ổn định sau sáp nhập

Mỗi đảng viên là 'ngọn cờ', là trung tâm đoàn kết và sáng tạo

Tỉnh Bắc Ninh mới ra mắt: Hợp nhất lịch sử, định hình tương lai phát triển vùng

Thanh Hóa chuẩn hóa thủ tục hành chính ngành nông nghiệp và môi trường hai cấp

Nông nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tôi là phóng viên OCOP: Hành trình trọn vẹn đam mê và truyền lửa

Lâm Hà công nhận 56 sản phẩm OCOP

Tài nguyên

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Môi trường

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Phát triển

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Diễn đàn

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to