
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
08/01/2022TN&MTHai Bà Trưng là quận nằm ở phía Đông Nam trung tâm TP. Hà Nội, có 20 phường và 105 đường phố có tên. Quận có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: phía Đông giáp quận Long Biên, phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Thanh Xuân, phía Nam giáp quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế ở thành phố Hà Nội có chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển cao, đi cùng với đó là sự ra đời của các khu đô thị lớn, chuyển dịch cơ cấu tăng lên rõ ràng, nhu cầu sử dụng đất của người dân cũng tăng lên đặc biệt vài năm gần đây còn cho phép người nước ngoài định cư tại Việt Nam nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến tình hình quản lý đất đai. Việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đảm bảo có đủ quỹ đất để phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế quận Hai Bà Trưng là rất cần thiết. Đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn
Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng là một trong 4 quận nội thành cũ, nằm ở phía Đông Nam trung tâm TP. Hà Nội.
Thuận lợi và cơ hội phát triển
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam của trung tâm thành phố, là một trong bốn quận nội thành cũ; có các tuyến giao thông quan trọng nên có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Trên địa bàn Quận có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, cảnh quan đẹp cùng với các công viên lớn như: Công viên Thống Nhất, công viên Tuổi Trẻ Thủ Đô là tiềm năng lớn để phát triển khu vui chơi giải trí, du lịch văn hóa, lễ hội.
Do vị trí nằm dọc theo sông Hồng nên quận Hai Bà Trưng có điều kiện để phát triển giao thông đường thuỷ, khai thác nguồn nước mặt để phát triển kinh kế và giao thương hàng hóa.
Truyền thống ngàn năm văn hiến, người dân cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc. Đó không chỉ là nét đẹp của người Hà Nội mà còn là động lực to lớn của quận trong công cuộc phát triển toàn diện KT-XH.
Hạn chế - thách thức
Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển KT-XH, tiểu vùng cũng có những khó khăn nhất định trong tiến trình phát triển, những khó khăn và thách thức đó là:
Do đặc điểm, cấu tạo của địa hình, địa chất nên hình thành rất nhiều ô trũng cục bộ, thường bị úng lụt trong mùa mưa. Ở những vùng đất yếu, khi xây dựng cần có sự đầu tư lớn để gia cố nền móng nên rất tốn kém,...đây là mặt hạn chế rất lớn của Quận.
Về khí hậu thời tiết tuy có những thuận lợi nhưng do đặc điểm nóng, lạnh thất thường của gió mùa cộng với độ ẩm cao đã tác động mạnh tới các kết cấu xây dựng, làm cho các công trình xây dựng của quận chóng hư hỏng và xuống cấp nhanh.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt tại các sông hồ, ô nhiễm không khí tại các tuyến giao thông lớn đang ở mức báo động. Do đó, gây ra những hạn chế nhất định trong phát triển KT-XH của Quận.
Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại quận Hai Bà Trưng
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là công tác phối hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và xử lý kịp thời. Nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của quận, góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình, dự án về KT-XH. Những chủ trương là phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Nhằm giúp cho UBND các phường thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai và BVMT, Quận đã chú trọng hoàn thiện ngành TN&MT từ cấp quận đến cấp phường đủ về lực lượng, nắm vững chuyên môn, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Đánh giá tình hình sử dụng đất tại quận Hai Bà Trưng
Diện tích đất được đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích chiếm 98,35% diện tích đất tự nhiên toàn Quận:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã tạo ra được 42,29% tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương góp phần vào sự phát triển chung của Quận.
Đất nông nghiệp trong những năm qua ngày càng được đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi và nuôi trông thủy sản.
Cơ sở hạ tầng, đường, thủy lợi, trụ sở, trạm xá, trường học, các công trình phúc lợi công cộng và nhà ở của nhân dân ngày càng được sự quan tâm, nâng tầm các lĩnh vực này lên đạt các tiêu chí của thành phố.
Kết luận
Quận Hai Bà Trưng có tổng diện tích đất tự nhiên là 43.81ha, trong đó 100% diện tích là đất phi nông nghiệp. Đây là sự phân bổ cơ cấu diện tích hợp lý, hướng tới từ đó hướng tới việc sử dụng đất đai một cách đúng đắn, hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và hướng tới sử dụng bền vững.
Công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thị trấn trong những năm gần đây đã từng bước đi vào nề nếp.
Đất đai đã được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng về cơ bản đã theo quy hoạch pháp luật.
Việc quản lý tài chính về đất đai được quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc.
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khá đầy đủ, kịp thời, tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng sai mục đích đã được ngăn chặn.
NGUYỄN THÀNH TÔN
Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội