
Đầy mạnh công tác tuyên truyền của báo chí truyền thông về Luật Đất đai (sửa đổi)
05/12/2022TN&MTTrong thời gian vừa qua, các Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung được trình trước Quốc Hội trong các kì họp, gần nhất là kì họp thứ tư - Quốc Hội khoá XV (20/10/2022) họp bàn về 07 dự thảo luật, trong đó Luật đất đai (sửa đổi) dự kiến việc lấy ý kiến người dân diễn ra vào 2023. Trong đó Luật đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới đáng chú ý, việc tập hợp ý kiến của người dân nhằm nhanh chóng xây dựng Luật hoàn thiện đóng góp một phần to lớn vai trò của báo chí truyền thông trong đó.
Ảnh minh họa.
Báo chí truyền thông với chức năng thông tin, luôn luôn cập nhật, cung cấp tin tức nhanh chóng, kịp thời; về những điểm mới, điểm đáng lưu ý .v.v trong dự thảo Luật nói chung và Luật đất đai (sửa đổi) nói riêng. Trên báo chí nhiều bài đăng phân tích về Luật đất đai (sửa đổi) cũng như nghị quyết 18 NQ/TW nhằm cũng cấp thông tin đến Nhân dân một cách cặn kẽ và chi tiết, hướng tới tuyên truyền dự thảo Luật cũng như là cơ sở tăng vốn hiểu biết cho Nhân dân trong các cuộc lấy ý kiến sau này của Quốc hội. Báo chí truyền thông vai trò tạo lập dư luận xã hội. Với những bài viết cung cấp thông tin về dự thảo Luật, đồng thời báo chí là cơ quan tổ chức các diễn đàn v.v nhằm tập hơn những ý kiến trao đổi của Nhân dân sau đó sản xuất những bài đăng phản ánh, phân tích .v.v về những vấn đề được người dân cung cấp liên quan đến dự thảo Luật; báo chí truyền thông là cơ quan trao đổi giữa Nhà nước và người dân; mục đích thu thập những thông tin hai chiều một cách hiệu quả. Ngày 31/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021-2025. Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, điều đó đã cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến vai trò của các cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí đến công cuộc tuyên truyền dự thảo Luật đến Nhân dân cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
Một là, trong thời gian tới, các cơ quan báo chí tiếp tục theo dõi và truyền thông về những thay đổi, ý kiến trong Luật đất đai (sửa đổi) tại kì họp thứ 4 – Quốc hội khóa XV. Báo chí cần tiếp tục có những bài viết phân tích, tổng hợp, phản ánh về những thay đổi và thu thập ý kiến của người dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), đề xuất những chủ trương, chính sách, thay đổi hợp lý về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy tốt nhất nguồn lực đất đai của đất nước cũng như phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống Nhân dân.
Hai là, nâng cao vai trò của các cơ quan báo chí về chủ trương, chính sách pháp luật về Luật đất đai (sửa đổi) và công tác tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân về dự thảo luật. Nhằm thực hiện tối đa vai trò của báo chí trong các chức năng, đặc biệt là phát hiện và phản ánh kịp thời những bất cập, chưa hợp lý trong địa phương hoặc khi thi hành Luật đất đai (sửa đổi) có thể vấp phải. Bên cạnh đó, phóng viên, nhà báo cần bồi dưỡng thêm những kiến thức về đa lĩnh vực ( kinh tế, xã hội .v.v) và đặc biệt là những Luật đất đai (sửa đổi), những Nghị quyết về đất đai được Nhà nước ban hành để có những góc nhìn đa chiều từ Luật đất đai tác động nên những mặt khác của đời sống Nhân dân và nâng cao chất lượng của các tác phẩm báo chí.
Ảnh minh họa.
Ba là, cùng với việc hoàn thành chính sách, pháp luật về Luật đất đai (sửa đổi), báo chí tiếp tục phản ánh đầy đủ, toàn diện về những vấn đề tồn tại trong thực tế thực hiện Luật đất đai 2013 nhằm thay đổi kịp thời trong Luật đất đai (sửa đổi); tránh những tồn đọng vẫn còn tồn tại trong cả hai bộ luật. Muốn công tác truyền thông đồng thời chuẩn bị thúc đẩy quá trình thực thi Luật đất đai (sửa đổi) trong tương lai đạt hiệu quả các cơ quan báo chí cần tiếp tục phản ánh mạnh mẽ những bài viết liên quan đến tình trạng đất đai nói chung cũng như vấn đề liên quan dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) nói riêng từ đó khẳng định vai trò của báo chí trong định hướng và tạo lập dư luận xã hội, góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tạo niềm tin và sự đồng thuận từ Nhân dân.
Bốn là, các cơ quan báo chí cần có các chuyên trang, chuyên mục được xây dựng trên các môi trường truyền thông (Môi trường truyền thông số, môi trường truyền thông thư viết tay.v.v) nhằm giải đáp thắc mắc - thu thập phản hồi, thông tin của Nhân dân về đất đai nói chung và những chính sách đất đai, về Luật đất đai (sửa đổi) .v.v, đồng thời xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp, tạo điều kiện cho phóng viên, biên tập viên sản xuất những sản phẩm báo chí chất lượng; kịp thời biểu dương, khen thưởng, khuyến khích sự sáng tạo và ý thức phấn đấu cống hiến của nhà báo trong chuyên mục về đất đai.
Năm là, tổ chức những diễn đàn nhằm trao đổi, tập hợp ý kiến của Nhân dân về dự thảo Luật; với sự tham gia của những chuyên gia giải đáp thắc mắc của Nhân dân về những quy định được ban hành trong dự thảo Luật (sửa đổi), những thắc mắc về quyền lợi, nghĩa vụ của Nhân dân thay đổi như thế nào trong Luật (sửa đổi) .v.v Diễn đàn được báo chí mở ra thúc đẩy việc cho ý kiến người dân về dự thảo Luật (sửa đổi), bên cạnh đó tạo lập và hình thành dư luận thực thi theo những định hướng của dự thảo Luật (sửa đổi).
Ảnh minh họa.
Sáu là, đối với những phóng viên chuyên trang liên quan đến đất đai, tài nguyên – môi trường, luật đất đai .v.v tăng cường bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo, vốn hiểu biết cặn kẽ về Luật pháp cũng như những tác động của Luật trong thực tế, nhằm trao đổi được với Nhân dân, lắng nghe những đóng góp – ý kiến của Nhân dân về Luật pháp. Đề xuất, kiến nghị kịp thời các biện pháp giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về báo chí và pháp luật liên quan, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng, phát huy tối đa lợi thế của mình trong việc định hướng, dẫn dắt thông tin xã hội.
Trên đây là một số biện pháp tăng cường vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ta nhận thấy rằng truyền thông pháp luật phải đi trước một bước, tuyên truyền một cách thường xuyên, liên tục. Việc đẩy mạnh truyền thông nhanh chóng, đầy đủ sẽ giúp chính sách pháp luật của nhà nước ngay trong quá trình dự thảo xây dựng được nhân dân đồng thuận, góp ý kiến trên tinh thần cởi mở, công khai, minh bạch. Từ đó, văn bản pháp luật được ban hành sẽ được Nhân dân chấp hành nghiêm túc, có hiệu quả.
PGS, TS. Dương Xuân Sơn