
Doanh nghiệp làng nghề: Tìm hướng đi mới cho sản phẩm truyền thống và hiện đại
17/10/2023TN&MTHiện nay, các làng nghề truyền thống đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh với các sản phẩm nội thất nhập khẩu tràn ngập tại Việt Nam.
Hiện nay, thị trường nội thất Việt Nam ngày càng chứng kiến sự gia tăng của các mặt hàng nhập khẩu, mang tính công nghiệp và hiện đại. Các sản phẩm của ngành thủ công truyền thống Việt Nam thường mang nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử và kỹ thuật, tuy nhiên hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi sản phẩm nhập khẩu tràn ngập thị trường.
Nhưng không nản, trong khó khăn các doanh nghiệp làng nghề truyền thống vẫn tìm cho mình lối đi của riêng, ghi dấu bản sắc đặc trưng, tôn vinh các giá trị truyền thống trong từng sản phẩm của làng nghề.
Chia sẻ với phóng viên, Nghệ nhân Nguyễn Thế Anh - Đại diện thương hiệu nội thất Danh Gia Vọng Tộc cho hay: Các sản phẩm xuất phát từ làng nghề gỗ Đại Vĩ (Liên Hà) hiện nay vẫn được sản xuất bằng phương pháp thủ công, sử dụng kỹ thuật truyền thống của các nghệ nhân lành nghề. Mặc dù máy móc và công nghệ hiện đại có thể được áp dụng trong một số giai đoạn sản xuất, nhưng để đảm bảo sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng chi tiết, không thể thiếu đi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân trong làng nghề truyền thống.
Ông khẳng định: Giá trị và sự tinh xảo của các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ nằm ở những chi tiết thẩm mỹ độc đáo, được tạo nên bằng tay nghề lâu năm và sự sáng tạo của nghệ nhân.
Nghệ nhân Nguyễn Thế Anh - Đại diện thương hiệu nội thất Danh Gia Vọng Tộc
Điều này là yếu tố mà các sản phẩm hiện đại, công nghiệp được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam không thể sánh được.
Tuy nhiên, ông vẫn bày tỏ sự quan ngại về những khó khăn hiện tại của làng nghề đồ gỗ truyền thống vẫn còn chưa được tối ưu. “Người tiêu dùng chưa biết nhiều đến sự tồn tại và giá trị của sản phẩm nội địa. Trong khi đó, các sản phẩm nhập khẩu thường đã có thương hiệu và việc truyền thông tốt hơn nên các sản phẩm này tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn”, ông nói.
Nội thất Danh Gia Vọng Tộc đặt mục tiêu xây dựng một thương hiệu phát triển từ làng nghề. Mục đích của chúng tôi là mang đến những sản phẩm nội địa chất lượng trực tiếp tới tay người tiêu dùng.
Nghệ nhân Bàn tay vàng, ông Đinh Xuân Đồng, đã chia sẻ: “Trước kia, chúng tôi, những nghệ nhân nghề làm về đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung chủ yếu vào việc tạo ra các pho tượng và sản phẩm mang tính cổ xưa. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay với sự phát triển, chúng tôi đã mở rộng sự sáng tạo, tạo ra nhiều hơn các sản phẩm tân cổ điển để trang trí tại những khách sạn, nhà cao tầng và các không gian hiện đại khác…”
Nghệ nhân - Bàn tay vàng, ông Đinh Xuân Đồng bên các sản phẩm của thương hiệu
Hiện nay, với cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đồ gỗ mỹ nghệ ngày càng gia tăng. Đặc biệt, đồ gỗ mỹ nghệ thủ công, mang tính chất lượng và độc đáo, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ nhiều người.
Nắm bắt được xu hướng này, nhưng thương hiệu nội thất Danh Gia Vọng Tộc còn tiến hành sáng tạo một cách đặc biệt. Thay vì tạo ra những sản phẩm gỗ độc lập từ làng nghề, sản phẩm của thương hiệu nội thất này còn được phát triển với sự kết hợp độc đáo giữa gỗ mỹ nghệ từ làng nghề truyền thống và chất liệu da hiện đại trong các thiết kế của mình.
“Sự sáng tạo này sẽ cho ra những sản phẩm mang tính cổ điển và đồng thời pha trộn với yếu tố hiện đại, tạo sự hài hòa giữa hai phong cách khác nhau nhưng lại mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng, ông Nguyễn Thế Anh cho hay.
Đại diện thương hiệu cũng chia sẻ, những sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao với sự độc đáo và sáng tạo, mang đến sự phá cách và hấp dẫn.
“Điều quan trọng nhất là phải chọn được những nguyên liệu tốt nhất để kết hợp giữa gỗ và da cho một sản phẩm. Chất lượng của gỗ và da phải là những sản phẩm nhập khẩu tốt nhất mới có thể làm nên những sản phẩm mang tính lâu dài không bị xây xước, ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ và trải nghiệm khi sử dụng của khách hàng”, nghệ nhân Đinh Xuân Đồng chia sẻ.
Ông Nguyễn Thế Anh nhận định: Ngày nay, cùng với sự phổ biến của công nghệ và người dùng cũng cần có những trải nghiệm mua hàng chân thật nhất. Những hình ảnh, video và những câu chuyện về quá trình sản xuất, giá trị nghệ thuật của sản phẩm nên được chia sẻ gần gũi hơn để người tiêu dùng nhận biết và nhớ đến sản phẩm, tạo sự quan tâm và phát triển cho làng nghề truyền thống.
Với mục tiêu nâng tầm cuộc sống tại nhà của người Việt, Danh Gia Vọng Tộc cam kết mang đến giải pháp trang trí nội thất độc đáo, xứng tầm
Với mục tiêu nâng tầm cuộc sống tại nhà của người Việt, Danh Gia Vọng Tộc cam kết mang đến giải pháp trang trí nội thất độc đáo. Mỗi sản phẩm nội thất của thương hiệu được chế tác theo quy trình nghiêm ngặt, tối ưu hóa để đảm bảo tính công năng và kiểu dáng nghệ thuật độc đáo nhất. Điều này tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, mang giá trị văn hóa đặc biệt, kết hợp sự trải nghiệm công nghệ và tiện ích hiện đại, phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
“Chúng không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và tiện ích, mà còn thể hiện sự tự hào về giá trị truyền thống của làng nghề. Ngoài ra, việc ủng hộ và sử dụng các sản phẩm thủ công kết hợp truyền thống và hiện đại cũng góp phần duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống trong cộng đồng, đồng thời tạo ra việc làm cho xã hội”, ông Thế Anh khẳng định.
Nói về những hạn chế trong phát triển thương hiệu, đại diện thương hiệu cũng thừa nhận: xây dựng thương hiệu tại các làng nghề truyền thống hiện còn manh mún, các thương hiệu chưa kết hợp với nhau để cùng lớn mạnh hơn, tốt hơn.
Muốn làng nghề truyền thống được phát triển lớn mạnh, theo chủ doanh nghiệp này cho rằng ngoài việc sáng tạo về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp cũng cần có sự đoàn kết, phối hợp với nhau để cùng phát triển thương hiệu truyền thống, từ đó mới có thể cạnh tranh được với những thương hiệu nhập khẩu.
Nhấn mạnh đến những hạn chế trong phát triển thương hiệu, đại diện của Danh Gia Vọng Tộc đã thừa nhận rằng việc xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp nói riêng và thương hiệu làng nghề truyền thống vẫn đang đối diện với một số khó khăn. Đặc biệt, các đơn vị chưa thực sự kết hợp với nhau để tạo ra một sức mạnh lớn hơn, cũng như để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.
Cũng theo ông Thế Anh, cần tập trung vào việc tăng cường sáng tạo, nâng cao chất lượng và tính đặc trưng văn hóa của sản phẩm làng nghề. Đồng thời, cần thiết lập chiến lược tiếp thị hiệu quả để quảng bá sản phẩm truyền thống trong nước và quốc tế, cũng như đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các làng nghề để tạo ra sức mạnh chung và cùng vươn ra thị trường quốc tế.
“Thông qua sự hợp tác đồng hành giữa các doanh nghiệp với nhau, với các cơ quan quản lý và địa phương và cả các đơn vị truyền thông, báo chí, làng nghề truyền thống mới có thể cạnh tranh được với các thương hiệu nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nghề truyền thống”, ông Nguyễn Thế Anh kỳ vọng.
Đỗ Hùng