Giấc mơ “tái sinh” nước mắm truyền thống

30/04/2025

TN&MTGiữa sóng gió của biển khơi phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa), nơi mặn mòi vị muối, chan chứa tình quê và đầy ắp ân tình của biển, một câu chuyện đẹp về sự trở về và dựng xây đã được viết nên: hành trình khởi nghiệp với nước mắm mang thương hiệu Vị Thanh của vợ chồng anh Nguyễn Thế Hoàng và chị Nguyễn Thị Nhung.

Sinh năm 1979, trong lòng miền biển Hải Bình, anh Hoàng lớn lên cùng hơi thở của biển, cùng những câu chuyện về cá, về muối thấm đẫm trong tuổi thơ. Nhưng cũng như bao thanh niên thế hệ 7x, giấc mơ lớn nhất của anh ngày ấy vẫn là chạm tay vào tấm bằng đại học – biểu tượng của tri thức, là niềm tự hào của gia đình và xóm làng. Sau 12 năm miệt mài đèn sách, anh rời quê hương vào TP Hồ Chí Minh theo học tại Trường Đại học Giao thông - Vận tải.


Anh Nguyễn Thế Hoàng (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) kiên tâm với nghề làm lắm truyền thống

Năm 2008, tốt nghiệp đại học, với tấm bằng danh giá, anh Hoàng nhanh chóng được các công ty xây dựng lớn tuyển dụng. Qua nhiều năm nỗ lực không ngừng, anh vươn lên trở thành Trưởng phòng của một công ty xây dựng uy tín, nhận mức lương 30 triệu đồng/tháng – một con số mơ ước đối với nhiều người lúc bấy giờ. Đó là niềm tự hào lớn không chỉ của riêng anh, mà còn của cả gia đình và mảnh đất quê hương đầy nắng gió.

Thế nhưng, trong những tháng ngày thăng tiến nơi phố thị, nỗi niềm đau đáu với quê hương vẫn không ngừng thôi thúc trong anh. Anh nhìn thấy thực trạng: vùng quê ven biển Hải Bình, nơi tôm cá trù phú, lại đang từng ngày vắng bóng những người trẻ. Thanh niên đổ xô đi xa tìm việc, còn những nghề truyền thống ngàn đời như làm mắm, làm muối, dần mai một. "Nguồn nguyên liệu sẵn có, nghề truyền thống vẫn còn, tại sao không làm để vừa giữ gìn di sản cha ông, vừa phát triển kinh tế quê hương?", anh Hoàng tự hỏi.

Để rồi, năm 2016, trong một quyết định táo bạo nhưng đầy bản lĩnh, anh Hoàng cùng vợ là chị Nguyễn Thị Nhung dứt khoát rời bỏ công việc ổn định tại TP Hồ Chí Minh, quay về Hải Bình để khởi nghiệp với nghề làm mắm truyền thống – mặc cho những lời can ngăn, e ngại từ gia đình và bạn bè. Đối với nhiều người, đó là một quyết định liều lĩnh, thậm chí là “bỏ phí” cả chục năm ăn học và gây dựng sự nghiệp. Nhưng với anh chị, đó là hành trình tìm lại giá trị đích thực của cuộc đời mình.


Chị Nguyễn Thị Nhung (vợ anh Nguyễn Thế Hoàng) tại xưởng làm mắm của gia đình

Khởi đầu gian nan – Kiên tâm bền bỉ

Những ngày đầu khởi sự, hai vợ chồng đối mặt với muôn vàn khó khăn. Vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế, thị trường tiêu thụ gần như mù mịt. Tự tay học hỏi, mày mò, từ chọn nguyên liệu, phơi cá, ủ chượp, pha chế cho đến thiết kế bao bì, đăng ký nhãn hiệu…, từng công đoạn đều là sự tận tâm, tỉ mỉ như những nghệ nhân thực thụ.

Sản phẩm mang thương hiệu Vị Thanh ra đời, mang trong mình tâm huyết gìn giữ "vị ngọt ngào của biển cả quê hương" mà anh Hoàng và chị Nhung luôn ấp ủ. Tên gọi “Vị Thanh” không chỉ gợi nhắc tới địa danh quê hương xứ Thanh, mà còn thể hiện cái tâm, cái tình trong từng giọt mắm: vị thanh đạm, trong trẻo, tinh khiết của thiên nhiên.

Không dừng lại ở việc sản xuất, anh Hoàng và chị Nhung không quản ngại đem sản phẩm của mình đi khắp các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, từng bước giới thiệu, quảng bá nước mắm Vị Thanh tới đông đảo người tiêu dùng. Bằng chất lượng sản phẩm tự nhiên, nguyên chất, nước mắm Vị Thanh dần chiếm được lòng tin khách hàng.


Sử dụng nhà lưới để làm mắm

Cột mốc quan trọng đến vào đầu năm 2021 khi sản phẩm của anh chị chính thức được công nhận đạt chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Thanh Hóa. Đây không chỉ là sự ghi nhận cho nỗ lực không mệt mỏi của vợ chồng anh, mà còn mở ra cánh cửa lớn để nước mắm Vị Thanh gia nhập các chuỗi cung ứng thực phẩm sạch trên toàn tỉnh, vươn mình ra thị trường rộng lớn hơn.

Gieo hạt từ đam mê – Gặt trái ngọt thành công

Hiện nay, anh Hoàng và chị Nhung không chỉ trực tiếp vận hành xưởng sản xuất nước mắm, mà còn điều hành cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại tổ dân phố Tiền Phong, phường Hải Bình. Bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm OCOP khác của địa phương, mục tiêu lớn nhất của cửa hàng là phát triển thị trường bán lẻ cho nước mắm và các loại mắm truyền thống Hải Bình.


Những giọt nước mắm mang hương vị biển quê hương

Không dừng lại ở đó, vợ chồng anh Hoàng còn tham gia xây dựng Hợp tác xã (HTX)- chế biến thủy sản Hải Bình, quy tụ nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ trong vùng để cùng nhau mở rộng quy mô, gia tăng giá trị sản phẩm. Những năm gần đây, HTX duy trì sản xuất khoảng 40.000 lít nước mắm và hàng trăm tấn mắm tôm, mắm tép mỗi năm, doanh thu bình quân từ 10 đến 12 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho hơn 60 lao động địa phương với mức thu nhập khá.

Nhờ tập trung mạnh vào chất lượng, phát triển thương hiệu bài bản, nước mắm và các sản phẩm từ mắm của Hải Bình đã từng bước khẳng định vị thế trên thị trường, mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều tỉnh, thành phố lớn. Những giọt nước mắm mang vị biển quê hương Hải Bình hôm nay không chỉ gói gọn trong bữa cơm gia đình, mà còn xuất hiện trong các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, thậm chí hướng đến mục tiêu xuất khẩu.


Nước Mắm Vị Thanh thương hiệu đạt chuẩn 3 sao sản phẩm Ocop

Ước mơ còn tiếp nối

Chặng đường phía trước của nước mắm Vị Thanh vẫn còn nhiều thách thức. Nhưng với tinh thần kiên định, với tình yêu biển, yêu quê hương nồng nàn, vợ chồng anh Hoàng – chị Nhung vẫn đang ngày ngày bền bỉ làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại, hiện đại hóa khâu đóng gói, xây dựng thương hiệu bài bản hơn nữa.

Anh Hoàng chia sẻ: "Ước mơ lớn nhất của chúng tôi là xây dựng được thương hiệu nước mắm Vị Thanh trở thành sản phẩm tiêu biểu của xứ Thanh, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương và tạo nhiều việc làm cho bà con quê nhà."


Sản phẩm có mặt tại nhiều gian hàng hội chợ trên khắp cả nước

Giữa những ồn ào của thời cuộc, câu chuyện về anh Nguyễn Thế Hoàng và nước mắm Vị Thanh như một bản nhạc trầm ấm, thấm đẫm tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Hành trình trở về của anh Hoàng không chỉ đơn giản là trở về với biển, với sóng, mà còn là trở về với cội nguồn, với những giá trị truyền thống cần được nâng niu và tiếp nối.

Hơn cả một thương hiệu nước mắm, Vị Thanh chính là khúc ca đẹp giữa lòng biển mặn, là minh chứng cho sức mạnh của những trái tim dám nghĩ, dám làm, dám cống hiến vì quê hương yêu dấu.

Hoàng Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm