
Hải Phòng: Tồn dư trên 3,4 triệu tấn chất thải ở Khu kinh tế Đình Vũ
20/10/2022TN&MTDAP - Vinachem là dự án trọng điểm với nhiều kỳ vọng về giải quyết nhu cầu phân bón trong nước cũng như xuất khẩu nhưng việc để tồn tại trên 3,4 triệu tấn thạch cao PG tại bãi thải đang khiến cho môi trường ở Khu kinh tế Đình Vũ có nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng.
Tiền thân của Công ty CP DAP – Vinachem (Công ty) là Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón Diamoni Photphat (DAP) Hải Phòng, đây là dự án nhóm A được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đầu tư tại QĐ số 626/QĐ - TTg ngày 29/7/2002 với tổng mức đầu tư là 172 triệu USD.
Thạch cao PG (Phospho Gypsum) có công thức hóa học là CaS04.2H20 phát sinh trong quá trình sản xuất axit phôtphoric theo phương pháp trích ly.
Tổng lượng phát sinh từ sản xuất trong 13 năm (2009- 2022): 4,5 triệu tấn.
Năm 2010, Công ty đã hợp tác với Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường, thành lập Công ty cổ phần Thạch cao Đình Vũ để triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thạch cao làm phụ gia xi măng. Lượng đã chế biến, tiêu thụ làm phụ gia xi măng đến 30/6/2022: 1,09 triệu tấn.
Khu vực bãi thải triển khai trên diện tích 38 ha, trong đó 25 ha đang chứa tro xỉ thải từ quá trình sản xuất và 12 ha là các hồ điều hoà và thu hồi nước mưa để tái sử dụng trong hoạt động sản xuất của nhà máy. Lượng còn tồn trữ tại bãi chứa trên 3,4 triệu tấn.
Bãi chứa thạch cao được chia thành 02 khu vực, khu vực chứa thạch cao tạm thời và bãi chứa lâu dài.
Bãi chứa ban đầu cao trên 45 m nhưng trước yêu cầu của thành phố Hải Phòng, Công ty CP DAP-Vinachem đã phải hạ độ xuống 30 m.
Để xử lý bụi tại bãi thải, DAP-Vinachem đã sử dụng màng phủ mặt cùng với trồng cây để chống sự cố môi trường.
Hàng năm DAP-Vinachem dành đến 12 tỉ đồng chi phí cho việc sử dụng màng phủ.
Cùng với đó là hơn 10 tỉ đồng cho việc trồng cây.
Kèm theo là một tổ công nhân chuyên trách để xử lý các vấn đề môi trường ở bãi thải này.
Có hệ thống thu gom nước róc (nước mưa) đưa về hồ chứa và bơm về sử dụng tại công đoạn hòa bùn quặng Apatit của nhà máy PA.
Thu gom toàn bộ bằng hệ thống mương xung quanh bãi chứa đưa về hồ chứa (lót màng HDPE). Sau đó bơm toàn bộ về nhà máy để sử dụng tại các công đoạn sản xuất của N/m PA , nhằm tận thu dư lượng P2O5 có trong nước róc và tiết kiệm nước thô.
Đỗ Hùng – Bảo Bảo