Kể câu chuyện xanh - Vòng quanh đảo Ngọc, Phú Quốc

21/07/2024

TN&MTRất nhiều hoạt động thiết thực với nội dung và mục đích chung: “nói không với nhựa dùng một lần” diễn ra tại đảo ngọc Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho khách du lịch và người dân địa phương chung tay, trách nhiệm bảo vệ môi trường, từng bước thực thi quy định về quản lý chất thải, hạn chế rác nhựa đã được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

Kể câu chuyện xanh - Vòng quanh đảo Ngọc, Phú Quốc

Phú Quốc – Đảo đẹp nhưng đối diện với nhiều “điểm nóng” về rác

Phú Quốc là một trong những hòn đảo lớn nhất nước ta (567 km2) và cũng là hòn đảo đầu tiên trên cả nước chính thức trở thành thành phố biển đảo vào năm 2021. Hòn đảo này sở hữu điều kiện tự nhiên vô giá để phát triển du lịch như khí hậu ôn hòa, nắng ấm áp quanh năm, núi đồi trùng điệp và biển đảo rộng lớn với 28 hòn đảo lớn nhỏ, 150 km đường bờ biển, 14 bãi biển đa dạng cát vàng, cát trắng mịn,…. Vườn Quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc chiếm hơn 2/3 diện tích tự nhiên là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

Gần một thập niên qua, Phú Quốc đã không chỉ phát huy tiềm năng từ những tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà còn từng bước nâng tầm vẻ đẹp trời ban, với những công trình và sản phẩm du lịch đột phá, để có những bước phát triển mạnh mẽ thành ngôi sao sáng của ngành du lịch Việt Nam. 

Kể câu chuyện xanh - Vòng quanh đảo Ngọc, Phú Quốc

Cây cầu "Cầu Hôn"- Biểu tượng du lịch mới của Phú Quốc

Cây cầu mang tên Cầu Hôn đã trở thành biểu tượng du lịch mới của Phú Quốc và Việt Nam. Lấy thiên nhiên và văn hóa làm gốc rễ để phát triển du lịch bền vững, song không thiếu hạ tầng và dịch vụ đẳng cấp, Phú Quốc đang dần khẳng định vị thế một thiên đường du lịch giải trí, nghỉ dưỡng, đầu tư xứng tầm quốc tế.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế du lịch và cơ sở hạ tầng, trong đó có vấn nạn rác thải nhựa và ô nhiễm môi trường đã một thời gian làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu du lịch sinh thái của địa phương.

Theo số liệu từ Tổ chức WWF Việt Nam, ước tính tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Phú Quốc năm 2020 là 51.683 tấn, trong đó có 8.786 tấn rác thải nhựa (RTN), chiếm 17% (WWF-Việt Nam, 2021). Theo đó, trung bình mỗi người dân Phú Quốc phát thải 60kg RTN mỗi năm.

Các nguồn phát sinh RTN chính theo thứ tự từ cao đến thấp là: (1) Hộ gia đình (52,7%), (2) Khách sạn (29%), (3) Chợ dân sinh và chợ thương mại (8,6%), (4) Nhà hàng (2,9%), (5) Cảng cá (1,1%) và (6) Các nguồn khác (5,9%).

Như vậy, mức tham chiếu cơ sở về lượng RTN bị thất thoát ra môi trường Phú Quốc là 7.731 tấn, bao gồm 1.036 tấn bị thất thoát trực tiếp theo dòng quản lý từ nguồn phát sinh và hệ thống thu gom, và 6,295 tấn được lưu giữ hàng năm ở bãi rác lộ thiên.

Nhận thấy giá trị về sự bền vững và tầm quan trọng về môi trường và sinh thái đối với sự phát triển kinh tế của Phú Quốc, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu rác thải nhựa được các cơ quan có thẩm quyền cũng như các tổ chức và người dân quan tâm cao và ưu tiên thực hiện.

WWF - Việt Nam đã đồng hành xóa dần “điểm nóng”

Kế hoạch hành động với sự chung tay của các cấp, các ngành, người dân Phú Quốc cùng dự án Giảm rác nhựa ra Đại dương Việt Nam đã được triển khai, tập trung tại những “điểm nóng” như: Đã ngăn chặn lượng RTN phát tán ra biển từ sông Dương Đông bằng biện pháp lắp đặt phao vây chắn rác để thu gom rác thải trôi nổi trên sông Dương Đông và khu vực Dinh Cậu - Công viên Bạch Đằng. Khối lượng trung bình mỗi ngày thu gom được khoảng 1 - 2 tấn rác.

Đặc biệt, Dự án kết hợp Thành đoàn thành phố xóa các “điểm đen” ô nhiễm rác thải và xây dựng Trạm tập kết xanh trên địa bàn thành phố Phú Quốc. Từ cuối năm 2021 đến nay, Thành đoàn đã tổ chức hoạt động vệ sinh xóa 2 “điểm đen” ô nhiễm rác thải tại phường Dương Đông và phường An Thới với tổng khối lượng rác thải thu được là 18 tấn, trong đó có 800kg rác thải nhựa và tiếp tục nhân rộng mô hình này ở 2 xã Hàm Ninh và Dương Tơ.

Kể câu chuyện xanh - Vòng quanh đảo Ngọc, Phú Quốc

Đoàn tàu cá Khải Hoàn thu gom, phân loại rác thải và mang rác về bờ

Đã vận động 2.000 tàu cá và tàu du lịch mang rác về bờ. Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Phú Quốc còn tổ chức hoạt động thu gom rác thải dưới nước ở cả 3 Khu bảo tồn biển và thực hiện 9 đợt giám sát tại các Khu bảo tồn biển và thu gom rác thải nhựa… Những kết quả đạt được từ khi tham gia chương trình Đô thị Giảm nhựa là nguồn động viên to lớn để chính quyền, người dân của thành phố Phú Quốc tiếp tục hành trình tìm lại màu xanh lam cho thành phố du lịch biển.

Việc lắp đặt sáu camera giám sát thí điểm ở khu vực gần chợ, sân bay cũ và dọc bờ sông Dương Đông, góp phần nâng cao ý thức người dân, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định.

Đồng thời, Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố đã phối hợp với Dự án tổ chức hội thảo tổng kết 2 năm triển khai mô hình truyền thông bằng phương pháp giáo dục hành động. Sau 2 năm triển khai, có 1.371 hộ dân đăng ký thực hành phân loại rác tại nguồn và giảm thiểu rác thải nhựa thông qua chương trình truyền thông bằng phương pháp giáo dục hành động, đã có tới 95% số hộ gia đình đăng ký và thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình. Việc giảm sử dụng nhựa dùng 1 lần (ND1L) đạt hơn 50% đối với các hộ gia đình, và hơn 60% các hộ kinh doanh việc giảm hoặc không sử dụng ống hút ND1L.

Ngoài các hoạt động, chính sách thực tế, Dự án còn triển khai các chiến lược truyền thông, trong đó cùng với các hỗ trợ về kỹ thuật, Dự án triển khai một chiến dịch truyền thông quốc gia hướng đến tuyên truyền và khuyến khích thực hành giảm rác nhựa dành cho khách du lịch và ngành dịch vụ du lịch, trong đó ưu tiên lồng ghép các thông điệp riêng của Phú Quốc. Chiến dịch này đã được triển khai từ tháng 9 đến tháng 11/2023 và ghi nhận nhiều thanh công hơn kế hoạch dự kiến.

Nhằm kêu gọi các doanh nghiệp dịch vụ du lịch và lữ hành tham gia vào việc giảm thiểu rác thải nhựa, Phòng Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc phối hợp với Dự án tổ chức Hội thảo về giảm thiểu rác thải nhựa và du lịch bền vững tại Phú Quốc vào ngày 18-19/10/2023. Hội thảo đã cung cấp cho 55 đại biểu tham dự từ 24 đơn vị lữ hành và dịch vụ du lịch cơ hội tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm nhựa tại Phú Quốc và cách doanh nghiệp du lịch có thể giúp giải quyết vấn đề này. Các doanh nghiệp cũng chia sẻ ví dụ thành công về giảm thiểu rác thải nhựa, tạo tác động tích cực đến kinh doanh và môi trường. Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp được khuyến khích phân loại rác tại nguồn, giảm sử dụng sản phẩm nhựa một lần và quản lý rác nhựa hiệu quả với mục tiêu là chung tay cải thiện môi trường và xây dựng Phú Quốc trở thành điểm đến xanh và bền vững.

Đồng hành cùng TP. Phú Quốc trong chương trình giảm thải rác thải nhựa, bà Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh - Quản lý Dự án cho biết: Trong thời gian qua, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức, đoàn thể,… đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thiết thực và toàn diện nhằm đẩy mạnh công tác thu gom và xóa các điểm đen về ô nhiễm rác thải, tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích phân loại rác, tăng cường thu gom và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; cung cấp các trạm tập kết xanh tại khu vực công cộng để người dân bỏ rác đúng nơi quy định.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, nỗ lực trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải trên sông thông qua mô hình sân nổi thu gom rác và hệ thống giám sát, xử phạt bằng camera sẽ là hoạt động đóng góp lớn để thay đổi hành vi của ngư dân, người dân địa phương trong việc có ý thức chủ động bỏ rác đúng nơi quy định” - bà Mỹ Quỳnh chia sẻ!.

Kể câu chuyện xanh - Vòng quanh đảo Ngọc, Phú Quốc

Giờ vàng đổi rác thải lấy quà của học sinh ở TP. Phú Quốc

“Những câu chuyện xanh” nhằm nâng cao nhận biết của người tham gia, khách du lịch vãng lai về những nỗ lực giảm nhựa tại Phú Quốc, kêu gọi viết cam kết “Tôi hành động vì một Phú Quốc Xanh”, đổi rác lấy quà và tái chế rác nhựa, các doanh nghiệp, dịch vụ du lịch lữ hành trưng bày thực hành giảm nhựa, tổ chức dọn vệ sinh khu vực Dinh Cậu - Công Viên Bạch Đằng.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh, Tổ chức WWF-Việt Nam, cho biết: “Lễ ra quân trong Ngày Đại dương Thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo năm nay đã đạt nhiều kết quả,  chiến dịch truyền thông Kể câu chuyện xanh – Vòng quanh đảo ngọc đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm của những người dân, và doanh nghiệp tại Phú Quốc. Từ sự kiện này, chính người dân và doanh nghiệp có thể trở thành cầu nối, những đại sứ tích cực lan toả thông điệp về giảm nhựa, bảo vệ môi trường biển đảo Phú Quốc tới khách du lịch trong và ngoài nước.”

Kể câu chuyện xanh - Vòng quanh đảo Ngọc, Phú Quốc

Phú Quốc đặt mục tiêu đến năm 2025: Cấm hoàn toàn việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các khu du lịch, dịch vụ ven biển, các hộ kinh doanh chợ đêm; cấm hoàn toàn việc nhập về đảo các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Xuân Thành

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm