Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường bởi tranh ghép tường làm từ phế liệu

28/09/2023

TN&MTTừ những mảnh vỡ gốm sứ, gạch lát xây dựng chai lọ... người dân làng Liên Mạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã chung tay làm nên những bức tranh ghép đầy màu sắc, trải dải khắp các cung đường. Qua đó lan tỏa mạnh mẽ ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

Nằm bên bờ đê sông Hồng, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 15km, làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mang đến cho bất kỳ ai ghé thăm một cảm giác bình yên, bởi những con ngõ đậm nét làng Việt xưa. Thời gian gần đây, nơi này thu hút thêm sự chú ý của mọi người nhờ hàng chục bức tranh ghép tường đa sắc chạy dài khắp ngõ ngách của ngôi làng.

Điều khiến khách đến thăm làng thích thú không chỉ là những bức tranh gốm sứ, mộc mạc, đầy tính nghệ thuật mà còn từ nguồn vật liệu đặc biệt làm ra những tác phẩm này hầu hết đều là đồ phế liệu như: Mảnh chai, lọ thủy tinh; bát, đĩa, gạch, ngói vỡ, gạch lát xây dựng,… Những thứ tưởng như đã bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường qua bàn tay của người dân Liên Mạc đã được tái sinh trở thành những bức tranh mộc mạc, hấp dẫn, đa sắc màu: Hình ảnh đồng quê gần gũi, cây đa giếng nước sân đình,… hiện lên sinh động hơn bao giờ hết.

Những bức tranh miêu tả khung cảnh làng quê bình dị gần gũi. 

Chị Ngô Quỳnh Liên (Công ty CP Mỹ Thuật Liên Vũ) - chủ dự án "Tranh ghép tường làng Liên Mạc" chia sẻ: Với tình yêu quê hương, ấp ủ ước muốn xây dựng đường làng ngõ xóm từ lâu và nhận thấy tại các ngõ nhỏ nhiều phế thải xây dựng khó xử lý và phân hủy, chúng tôi đã có ý tưởng tái sử dụng những nguyên vật liệu này thành những bức tranh, làm đẹp cho đường làng.

Chia sẻ phóng viên, trong suốt quá trình thực hiện, điều chị Liên cảm thấy thú vị nhất là quá trình thu gom vật liệu: "Vật liệu để tạo nên những bức tranh tường được chúng tôi thu gom từ rất nhiều nguồn. Có nguồn do mọi người đăng các bài làm tranh lên mạng xã hội, đã có những người bạn ở rất xa cũng đã đóng gói những bát đĩa vỡ của gia đình gửi cho chúng tôi. Ngoài ra cũng có các cô lao công, học sinh của làng đi thu gom. Hay đơn vị nơi tôi đang công tác đã hỗ trợ những chuyến xe sang làng gốm Bát Tràng để thu gom những vật liệu như lọ hoa, những viên gạch không đạt yêu cầu,... Những vật liệu bị bỏ đi này được chúng tôi xin về để đập ra và lấy những màu sắc gắn lên tranh." - chị Liên cho biết!.

Bát đĩa vỡ bỏ đi được con em làng Liên mạc đem đến ghép tranh tường

Điểm tập kết vật liệu tại cổng chùa

Sự xuất hiện của bức tranh làm thay đổi hàng tường bao năm cũ kỹ, đơn điệu, khiến người dân thấy phấn khởi trước hình ảnh mới của làng mình, mong muốn góp công, góp sức vào việc chung của cộng đồng. Từ một nhóm nhỏ làm việc đơn lẻ, việc ghép tranh gốm sứ ở làng Liên Mạc cứ thế ngày càng thu hút nhiều người tham gia hỗ trợ hơn.

Chị Nguyễn Thị Toan - nhân viên Công ty CP Mỹ Thuật Liên Vũ, cũng là người dân sinh sống tại tổ dân phố Hoàng Liên 2 chia sẻ: Công đoạn để làm nên những bức tranh mất khá nhiều thời gian bởi có những chi tiết cần phải đập những viên gạch rất nhỏ cho phù hợp với từng chi tiết của tranh. Nhưng điều đáng mừng là con đường gốm sứ được toàn dân ủng hộ và hưởng ứng.  

"Những ngày làm tranh tường là những ngày gắn kết cộng đồng dân cư khu phố. Mỗi người một chân một tay góp sức, góp công. Không khí làm việc vui vẻ, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần các gia đình, đoàn thanh niên, phụ nữ, các ban ngành của phường, tổ dân phố nô nức kéo nhau làm tranh." - chị Toan cho biết.

Những ngày làm tranh tường là những ngày gắn kết cộng đồng dân cư khu phố

Qua bàn tay khéo léo của người dân làng Liên Mạc, những vật liệu tưởng chỉ để bỏ đi đã hồi sinh thành những tác phẩm nghệ thuật đầy sắc màu cuộc sống. Qua đó người xem thấy được bóng dáng làng quê Bắc Bộ, với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, ao sen, chiếu chèo ngày hội,… cũng như ký ức riêng của mỗi gia đình về cảnh đẹp làng mình khi xưa.

Kể từ khi khởi động từ tháng 10/2020 đến nay, con đường tranh của làng Liên Mạc đã có được hơn 40 tác phẩm tranh ghép từ gốm, sứ,… nối dài, tạo hình ảnh ấn tượng, đồng thời lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, khiến nhiều người biết đến làng hơn. 

Chia sẻ về kế hoạch tiếp theo để phát triển dự án cộng đồng này chị Liên cho biết: "Hiện nay, người dân làng Liên Mạc đang tiếp tục triển khai đối với hai con đường dẫn ra đình cổ và chùa cổ. Mục tiêu của dự án là sẽ hoàn thành được 200 bức tranh và sau đó tôi mong muốn được hỗ trợ để đăng ký thành điểm du lịch cho địa phương giống như làng bích hoạ hay một số làng nghệ sĩ khác." 

Những bức tranh tường từ gốm sứ, không chỉ mang lại vẻ đẹp ấn tượng cho đường làng, ngõ xóm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật bình dị này còn góp phần gắn kết tình cảm giữa người dân địa phương với nhau, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

Anh Thư

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cần sớm ổn định sau sáp nhập

Mỗi đảng viên là 'ngọn cờ', là trung tâm đoàn kết và sáng tạo

Tỉnh Bắc Ninh mới ra mắt: Hợp nhất lịch sử, định hình tương lai phát triển vùng

Thanh Hóa chuẩn hóa thủ tục hành chính ngành nông nghiệp và môi trường hai cấp

Nông nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tôi là phóng viên OCOP: Hành trình trọn vẹn đam mê và truyền lửa

Lâm Hà công nhận 56 sản phẩm OCOP

Tài nguyên

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Môi trường

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Phát triển

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Diễn đàn

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to