Long An: Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường bền vững

17/10/2023

TN&MTUBND tỉnh chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành chức năng địa phương nhằm tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong khu, cụm công nghiệp.

Thông tin tại buổi họp báo chiều ngày 16/10 về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Long An cho thấy, lũy kế từ đầu năm đã thu hút đầu tư 112 dự án, trong đó thay đổi điều chỉnh vốn 66 dự án.

Long An: Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường bền vữngToàn cảnh buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023 tỉnh Long An

Hiện Long An có 26 khu công nghiệp, đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích đất công nghiệp là 4.278 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 2.836,4 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 66,3%. Trong đó, có 903 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 6.277 triệu USD và 943 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn 138.630 tỷ đồng. Đối với khu kinh tế cửa khẩu: có 02 dự án FDI vốn đầu tư 75 triệu USD với diện tích 21,2 ha và 02 dự án DDI thuê 0,66 ha đất.

Diện tích đất sạch có thể cho thuê trong 26 khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp là 660,3 ha. Hiện nay, giá thuê đất của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh dao động từ 140-300 USD/m2/chu kỳ thuê.

Đối với cụm công nghiệp, có 17 cụm công nghiệp hoạt động thu hút 646 dự án với tổng diện tích đất đã cho thuê 603,14 ha. Tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp hoạt động 83,62%.

Ông Nguyễn Tân Thuấn - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, Long An thúc đẩy phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Ngoài ra, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành TN&MT Long An phối hợp với các sở, ngành chức năng và các địa phương nhằm tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong khu, cụm công nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở còn tập trung kiểm tra những vấn đề dễ phát sinh ô nhiễm môi trường; tổ chức các buổi tập huấn để tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của pháp luật về bảo vệ môi trường; yêu cầu chủ đầu tư khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn thải lớn lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, truyền dữ liệu về Sở để theo dõi, quản lý.

Ngoài việc giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, tiền xử lý chất thải rắn, nước thải trong các khu công nghiệp, tỉnh cũng đã quy hoạch, ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý rác thải, chất thải tập trung ở những địa bàn xa dân cư nhằm bảo đảm xử lý chất thải theo đúng quy định và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Long An: Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường bền vữngĐại diện Sở TN&MT tỉnh Long An thông tin đến báo chí

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Võ Thành Trí - Chánh văn phòng UBND tỉnh Long An cho hay, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) ước 9 tháng đầu năm 2023 đạt 4,93%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chưa đạt như kỳ vọng nhưng với sự chung sức, đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III bức tốc ngoạn mục ước đạt 7,78%, đáng chú ý là khu vực II tăng tới 12,4% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế 9 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,16% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 50,27%; khu vực dịch vụ chiếm 26,26 %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,31%.

Riêng đối với tổng thu ngân sách nhà nước đến ngày hết tháng 9 đạt 13.754 tỷ đồng, đạt 68,23% dự toán tỉnh giao, giảm 15,98% so với cùng kỳ.

Trong 9 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được tập trung kiểm tra, chỉ đạo chặt chẽ theo kế hoạch đề ra. Tổng diện tích lúa gieo cấy năm 2023 ước 508.188 ha, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Diện tích thu hoạch 478.150 ha, năng suất (khô) bình quân 6 tấn/ha, sản lượng 2,88 triệu tấn, đạt 103% kế hoạch, tăng 5,2%, trong đó sản lượng lúa chất lượng cao đến nay ước chiếm 66% tổng sản lượng lúa.

Tình hình triển khai “Cánh đồng lớn”, đã triển khai được 381 lượt cánh đồng lớn có 19 doanh nghiệp với 6.232 hộ tham gia, diện tích thực hiện 26.689 ha, giảm 3.487 ha so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh tăng so với cùng kỳ; tình hình tiêu thụ cũng tương đối thuận lợi hơn, giá bán hầu hết các sản phẩm nông sản đều tăng so với cùng kỳ như lúa, chanh, thanh long, mít,... 

Bên cạnh đó, chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới được quan tâm, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp. Tỉnh công nhận thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã nông thôn mới nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 75,2% tổng số xã; 30 xã đạt nông thôn mới nâng cao, chiếm 24,79% tổng số xã nông thôn mới; 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; công nhận thêm 23 sản phẩm OCOP; lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã có 100 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (30 sản phẩm đạt 4 sao, 70 sản phẩm đạt 3 sao).

Tỉnh đồng thời chú trọng thực hiện 03 công trình trọng điểm: Đường vành đai thành phố Tân An (đang triển khai) tiến độ cơ bản đạt yêu cầu; Đường tỉnh 830E (nút giao cao tốc đến Đường tỉnh 830); Đường tỉnh 827E.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, 3 tháng cuối năm UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, phấn đấu đến cuối năm giải ngân đạt 100% kế hoạch; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư công; tiếp tục huy động hiệu quả mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện 03 chương trình đột phá, công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Định kỳ hàng quý, các sở ngành chức năng tham mưu và tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tham mưu công tác đấu thầu; tăng cường xúc tiến đầu tư tại các thị trường mới tiềm năng, các tập đoàn lớn.

Đồng thời, các Sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư chủ động phối hợp rà soát, đề xuất xử lý các dự án đầu tư chậm, không thực hiện; phối hợp thực hiện quyết liệt trong việc quản lý, xử lý đối với các dự án không phép. Quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ tích cực để các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn; tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả trong thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn mình quản lý; tập trung nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, xem đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023; phấn đấu đến cuối 2023 phải giải ngân 100% kế hoạch; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tiếp tục triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử. Trong đó, tập trung tuyên truyền về chuyển đổi số, ứng dụng “Long An số” cho người dân trên địa bàn tỉnh Long An năm 2023...

Nguyễn Kiên

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cần sớm ổn định sau sáp nhập

Mỗi đảng viên là 'ngọn cờ', là trung tâm đoàn kết và sáng tạo

Tỉnh Bắc Ninh mới ra mắt: Hợp nhất lịch sử, định hình tương lai phát triển vùng

Thanh Hóa chuẩn hóa thủ tục hành chính ngành nông nghiệp và môi trường hai cấp

Nông nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tôi là phóng viên OCOP: Hành trình trọn vẹn đam mê và truyền lửa

Lâm Hà công nhận 56 sản phẩm OCOP

Tài nguyên

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Môi trường

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Phát triển

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Diễn đàn

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to