
Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo theo Điều 36 Nghị định số 08/2022/NQ-CP
04/04/2022TN&MTThực hiện Điều 36 Nghị định số 08/2022/NQ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính mới đây đã có Dự thảo Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định thay thế Thông tư số 35/2017/TT-BTC. Dự thảo đang được xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương.
Theo công văn số 960/TNMT-KHTC ngày 25/2/2022 của Bộ TN&MT gửi Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2017/TT-BTC cho biết: Thời gian vừa qua, tỷ lệ chi tiêu đối với phí cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung trong giai đoạn từ 2018 đến nay đạt khoảng 80-90%. Tổ chức thực hiện thu phí chưa sử dụng hết số kinh phí được để lại theo chế độ do không lượng hóa được chi phí thẩm định cố định cho từng dự án.
Từ năm 2018, do thay đổi chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị trong Tổng cục Môi trường (tổ chức được giao trực tiếp thực hiện thu phí); quy trình giải quyết thủ tục hành chính đối với hoạt động thẩm định có một số nội dung thay đổi theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT; và do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nên nhiều nội dung chi tiêu chưa đủ điều kiện hoặc không thực hiện hết. Hiện tại, Tổng cục Môi trường đang triển khai thực hiện các hạng mục chi phí phục vụ trực tiếp cho thực hiện thu phí, tiến hành chỉnh lý tài liệu, lưu kho các hồ sơ đã được 2 thẩm định,... dự kiến trong thời gian tới đơn vị sẽ thực hiện đầy đủ các hoạt động thẩm định, dẫn đến sẽ phải sử dụng hết số kinh phí được để lại theo chế độ.
Về mức thu phí: Mức thu phí đối với tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản phải đảm bảm bù đắp chi phí hoạt động thẩm định trên nguyên tắc phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về phí và lệ phí; đảm bảo công bằng trong việc nộp phí; đáp ứng được yêu cầu trước mắt và thích ứng được với sự biến đổi có thể xảy ra trong tương lai; phù hợp với khả năng đóng góp của đối tượng nộp phí; cụ thể và dễ dàng cho việc tính toán, thu phí
Về tỷ lệ để lại: Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và Lệ phí và kế thừa Thông tư số 35/2017/TT-BTC, đề xuất tỷ lệ để lại là 90% tổng số tiền phí thẩm định thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 10% vào NSNN.
Về nội dung chi: Số tiền thu phí được để lại để chi cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP như sau: Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương; chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí; chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí; chi thuê phương tiện, thiết bị phục vụ công việc trong điều kiện cơ quan không có hoặc không đủ để phục vụ công tác; chi phí đi lại, lưu trú cho các thành viên hội đồng và đại biểu ở địa phương khác tham dự đoàn khảo sát và phiên họp hội đồng thẩm định; chi hội họp với các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định phương án,…
Trên cơ sở đề xuất của Bộ TN&MT, Bộ Tài chính đã Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 35/2017/TT-BTC và đang gửi xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương. Dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2022/NQ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT.
Dự thảo quy định: Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào NSNN theo chương, tiểu mục của Mục lục NSNN.
Tại Điều 5, Dự thảo Thông tư nêu rõ: Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào NSNN. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do NSNN bố trí trong dự toán của tố chức thu theo che độ, định mức chi NSNN theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì được trích để lại 90% 8 0% tổng số tiền phí thẩm định thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 40% 20% vào NSNN. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; trong đó các khoản chi khác liên quan đến thực hiện thẩm định và thu phí, bao gồm cả: Chi phí kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tại địa điểm thực hiện dự án và tố chức họp của hội đồng thẩm định (chi lấy ý kiến, bản nhận xét thẩm định, báo cáo thẩm định); mức chi theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp BVMT.
Về tổ chức thực hiện (Điều 6): Thông tư thay thế Thông tư số 35/2017/TT-BTC. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí thẩm định không quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; Luật Quản lỷ thuế; Nghị định so 126/2020/NĐ-CP; Nghị định số 1l/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chỉnh thuộc lĩnh vực của Kho bạc.
Thanh Bình