Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp đánh giá quản lý đất đai bền vững ở Việt Nam

25/06/2024

TN&MTTheo nhóm nghiên cứu của Đề tài: “Nghiên cứu đổi mới phương pháp đánh giá quản lý đất đai bền vững theo hướng dẫn của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO)”, mã số đề tài: TNMT.2022.02.18 thì, đến nay ở nước ta vẫn chưa có mô hình về đánh giá quản lý đất đai bền vững. Để xây dựng được mô hình này đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp, kỹ thuật tiên tiến và dữ liệu đầy đủ.

Vì vậy, rất cần một nghiên cứu nhằm lựa chọn được phương pháp, xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá, hình thành quy trình đánh giá, xây dựng được cơ sở dữ liệu về bộ chỉ tiêu liên quan đến một số đặc tính lý hóa của đất kết hợp với đặc tính sinh học của cây và các một số điều kiện KT-XH và môi trường liên quan đến sản xuất nông nghiệp và quản lý đất đai và phần mềm hỗ trợ cho đánh giá, để từ đó đưa ra được bản đồ về mức độ đáp ứng yêu cầu của quản lý đất đai bền vững cấp tỉnh.

Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp đánh giá quản lý đất đai bền vững ở Việt Nam

ảnh minh họa

Thực trạng về quản lý sử dụng đất

Những năm qua, công tác quản lý đất đai đạt được những kết quả quan trọng. Chính sách giao đất ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng gắn với các quy định về quyền của người sử dụng đất đã góp phần quan trọng vào ổn định sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,... Tạo ra nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện CNH -HĐH đất nước. Chính sách giao ruộng đất ổn định, sử dụng lâu dài là tiền đề cho quản lý bền vững.
Để phục vụ cho quản lý nhà nước, lĩnh vực quản lý đất đai đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác điều tra, đánh giá, phân hạng đất, đánh giá thoái hóa đất, chất lượng đất, tiềm năng, ô nhiễm đất; phân hạng đất phục vụ cho chương trình phát triển lương thực quốc gia, phân hạng đất lúa nước tại các địa phương để phục vụ cho việc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đã và đang được thực hiện tại 5 vùng là trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất trong phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường. Đây chính là cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá đất đai bền vững.

Công tác điều tra, thống kê đất đai được tiến hành định kỳ hằng năm, và công tác kiểm kê theo chu kỳ 5 năm một lần đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu phục vụ quản lý nhà nước về đất đai. Từ đó xây dựng được bộ số liệu về đất đai để phục vụ hoạch định chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch của các ngành KT-XH, QP-AN. Đây cũng là cơ sở để định lượng tính bền vững của quản lý và sử dụng đất tại một thời điểm.

Cùng với đó, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để nhà nước thực hiện vai trò quản lý hướng đến mục tiêu bền vững. Điều 37, Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định rõ thời gian thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta với thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm. Đối với mỗi kỳ xây dựng quy hoạch sử dụng đất, dựa trên các phân tích, dự đoán về điều kiện KT-XH như sự gia tăng dân số, nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp,... ở mỗi địa phương để xây dựng quy hoạch cho phù hợp.
Điều này giúp cho việc quản lý sử dụng đất được dễ dàng, bền vững và duy trì được sự kiểm soát của nhà nước đối với quỹ đất ở từng địa phương. Luật Đất đai đã được điều chỉnh và sửa đổi từ 1993, 2003, 2013 và nay là 2024, liên tục được hoàn thiện dựa trên nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững trong quản lý và sử dụng đất là một trong những nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt quá trình soạn thảo, xây dựng pháp luật đất đai,

Vì vậy các văn bản dưới Luật như: Nghị định, Thông tư cần được chỉ tiêu về đánh giá Quản lý đất đai bền vững (SLM) vào như một chỉ tiêu thống kê quốc gia. Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của chính sách và công cụ quản lý nhà nước cho triển khai SLM trong thực tế. Chính sách ổn định, phù hợp, dựa trên quan điểm đúng đắn sẽ là xương sống cho quản lý và sử dụng đất đai bền vững.

Bên cạnh những thành công không thể phủ nhận, việc lồng ghép vấn đề phát triển bền vững trong hoạt động quản lý còn bộc lộ một số bất cập cơ bản sau:
Thứ nhất, tính lồng ghép giữa vấn đề đất đai, bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng pháp luật đất đai dường như chưa được thực hiện một cách nhất quán. Môi trường nông nghiệp, môi trường đất, môi trường nước, cảnh quan, hệ sinh thái... là những vấn đề liên quan đến chỉ tiêu bền vững của 5 trụ cột của đánh giá SLM.
Thứ hai, sử dụng đất đai còn lãng phí, chưa hiệu quả, tình trạng suy giảm chất lượng, ô nhiễm, thoái hóa đất, xâm thực diễn biến phức tạp; quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập,… đây là những tác động tiêu cực đến quản lý và sử dụng đất bền vững ở nước ta.

Thứ ba, sử dụng đất bền vững là sự quản lý môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất để bảo tồn các nguồn tài nguyên giúp cho cuộc sống hiện tại và của các thế hệ tương lai. Tài nguyên đất đai tồn tại ở đâu thì việc khai thác cần được điều chỉnh cho phù hợp với mục đích sử dụng, tiềm năng và tính phù hợp của nó - nghĩa là phải xác định được môi trường có khả năng hấp thụ tác động của sự phát triển ở mức độ nào. Vì đất nông nghiệp là nền tảng cho hầu hết các mục đích sử dụng đất, nên chất lượng đất là một chỉ số quan trọng của việc sử dụng đất bền vững. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất và quản lý kém như: canh tác bất hợp lý, chăn thả gia súc là nguyên nhân chính gây ra suy thoái đất, xói mòn, suy giảm độ phì nhiêu, thay đổi độ thoáng khí và hàm lượng nước trong đất, nhiễm mặn hoặc thay đổi hệ thực vật hoặc động vật trong đất,... là một thực trạng cần phải điều tra, thống kê, kiểm kê đầy đủ, trong khi chúng ta chưa làm được điều này.

Thực trạng sử dụng đất

Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng. Sự gia tăng dân số, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất, tăng quỹ đất cho giao thông,… trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên 3 nhóm đất có giới hạn và cũng là nguyên nhân gây ra sự gia tăng của nhóm đất phi nông nghiệp và làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất nông nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm (2005-2010). Cùng với đó là sự gia tăng về quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Sự suy giảm này là do một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp và mục đích khác, như xây dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội,... Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp không còn khả năng mở rộng nhiều. Đây sẽ là thách thức đối với các nhà quản lý, quy hoạch đất đai và các nhà hoạch định chính sách. Đây cũng là tác động nghiêm trọng đến tính bền vững của hệ thống sử dụng đất LUS. Quản lý tài nguyên đất bền vững không thể tồn tại nếu sự mất cân đối, phá vỡ quy hoạch xuất phát từ những tác động từ đô thị hóa và tăng dân số.

Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tính bền vững của sử dụng đất: 

Thoái hóa đất đang trở thành xu thế phổ biến, đặc biệt ở vùng rừng núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu, tình trạng chặt phá đốt rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hữu cơ trong sản xuất,... Suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy giảm quần thể động thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người.

Ở Việt Nam có 15,7 triệu ha đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua; 9 triệu ha đất có tầng mỏng, phì nhiêu thấp; 3 triệu ha đất thường khô hạn và sa mạc hóa; 1.9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa. Ngoài ra, còn các tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp,...
Việc bỏ hoang đất trống, đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc bỏ qua các nguồn lợi nhuận có thể khai thác từ trên mảnh đất đó.

Thửa đất nông nghiệp vẫn còn quá nhỏ, mặc dù đã tập trung thực hiện việc dồn điền đổi thửa thành công ở nhiều nơi nhưng nhìn chung, toàn quốc còn tới 70 triệu thửa đất, do đó canh tác manh mún, chưa tạo thuận lợi để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp chưa được cân nhắc một cách tổng thể đang là vấn đề cần kiểm soát một cách khoa học hơn. Cần cân nhắc hiệu quả đầu tư cả về hiệu quả kinh tế lẫn xã hội và môi trường, khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở để chuyển đất nông nghiệp kém hiệu quả sang phi nông nghiệp, hạn chế việc tận dụng hạ tầng hiện có tại các vùng đất nông nghiệp có năng suất cao để đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Việc cải tạo đất là cải tạo sự sống, hệ sinh thái cho đất. Nhờ đó năng suất cây trồng sẽ tăng dần nhờ bố sung lại một lượng lớn chất hữu cơ. Bổ sung chất dinh dưỡng hữu cơ cũng là điều cần thiết, đặc biệt là những vùng đất thoái hóa. Những tài liệu cũng chỉ ra rằng đất giàu mùn sẽ năng suất, chất lượng cây trồng rất cao. Thêm vào đó, các loại sâu bệnh hại cũng giảm thiểu rất nhiều, nhờ sự cân bằng vốn có của
hệ sinh thái đất.

Vấn đề chính sách với mục tiêu phát triển bền vững đã được đề cập rất nhiều, thực tế còn có nhiều lúng túng trong triển khai và thực tế hóa bằng các biện pháp, giải pháp, kế hoạch,… còn chưa hiệu quả, nhưng tựu trung lại các vấn đề về chính sách quản lý chúng ta đã làm tốt để tạo tiền đề cho thực hiện SLM. Để triển khai được SLM thì trước hết chúng ta cần có phương pháp, công cụ và quy trình để đánh giá để hướng đất đai đến bền vững.

Cần đổi mới phương pháp đánh giá Quản lý đất đai bền vững

SLM là một phần quan trọng trong phát triển bền vững: Duy trì chất lượng đất là một thành phần quan trọng của việc quản lý, sử dụng đất. Xác định chất lượng đất, là bước đầu tiên cần thiết để duy trì chất lượng đất, là rất phức tạp, liên quan đến vô số các yếu tố vật lý, hóa học, và các yếu tố sinh học... trong khi các yếu tố này đều là những tiêu chí quan trọng của mô hình đánh giá SLM.

Chúng ta đã biết chương trình xác định các chỉ số chất lượng đất LQI khuyến nghị giải quyết các vấn đề về quản lý đất đai theo vùng sinh thái nông nghiệp (đơn vị tài nguyên) với quan điểm mở rộng phạm vi các yếu tố đánh giá để bao quát hết hệ sinh thái môi trường đất đồng nhất.

Trong khi, việc xác định các chỉ số chất lượng đất (LQI) là cần thiết cho SLM, nhưng việc phát triển hệ thống SLM còn nhiều thuộc tính phức tạp hơn LQI. Bên cạnh đó, phát triển SLM là cách tiếp cận quản lý đất đai không chỉ quan tâm đến sản lượng mà còn bao gồm nhu cầu bảo tồn lâu dài nguồn tài nguyên để cho phép sản xuất lương thực đầy đủ trong tương lai theo cách thức đđược xã hội chấp nhận, có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Khung đánh giá quản lý đất bền vững (FESLM) cố gắng kết nối tất cả các khía cạnh của việc sử dụng đất được điều tra với các điều kiện tương tác của môi trường tự nhiên, nền kinh tế, và đời sống văn hóa xã hội và chính trị.

Mục đích của FESLM là cơ sở để phát triển một công cụ đánh giá các hệ thống không bền vững và bền vững, sẽ tạo ra một danh sách các chỉ tiêu cần thiết cho đầu vào đánh giá một hệ thống nông nghiệp có bền vững hay không, như vậy chính các chỉ tiêu đó sẽ là nguyên nhân điều chỉnh sự bền vững hay sự mất cân bằng của hệ thống sử dụng đất khi thực hành kết quả đánh giá SLM.

Cho đến nay chúng ta đang quan tâm đến chỉ số đánh giá chất lượng đất mà chưa tiến hành đánh giá SLM. Đã đến lúc một sự chuyển đổi quan trọng từ tập trung vào đánh giá chất lượng đất, sang đánh giá SLM. Quản lý đất đai bền vững mới là vấn đề cốt lõi, chỉ số LQI là hợp phần lý - sinh của FESLM, vì vậy việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp luận về đánh giá đất đai theo hƣớng bền vững là cách tiếp cận phù hợp với quản lý tài nguyên đất hiện đại, đảm bảo cho khai thác tài nguyên, bảo tồn tài nguyên hướng tới các thế hệ mai sau.

Đánh giá tiềm năng đất đai là căn cứ để xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với một loại hình nào đó, việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất, nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử dụng đất hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Phân tích,
đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, KT-XH và tình hình quản lý, sử dụng đất tác động đến tiềm năng đất đai. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường) của các loại sử dụng đất trên các đơn vị chất lượng đất. Các chỉ tiêu và phương pháp luận của đánh giá tiềm năng đều có mặt trong bài toán đánh giá SLM, điều đó cho thấy nếu sử dụng chỉ số SLM cũng đảm bảo cho nhận thức tốt về tiềm năng.

Tóm lại với ý nghĩa, vai trò và phạm vi của đánh giá SLM, hệ thống chỉ tiêu đánh giá đất đai Việt Nam cần thiết phải đưa thêm chỉ tiêu “Đánh giá quản lý đất đai bền vững” trong công tác đánh giá đất đai định kỳ hoặc chuyên đề để giải quyết ý nghĩa về mức chất lượng, tính thích nghi và tiềm năng đất đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự bền vững.

Với khung đánh giá quản lý đất đai bền vững do FAO đề xuất, để phù hợp với điều kiện Việt Nam cần xét đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc biệt là cả pháp luật về đất đai. Việc đánh giá quản lý đất đai bền vững cần phải đánh giá tổng quát dựa trên một khoảng thời gian trong đó, việc quản lý sử dụng đất đai của các chủ thể và quản lý nhà nước về đất đai có sự tác động qua lại tạo ra mối liên hệ không thể tách rời.

Bảo Trâm

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm