Ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững khu vực ven biển

01/10/2021

TN&MT   Vùng ven biển nước ta có 28 tỉnh, thành phố với diện tích và dân số lần lượt chiếm 42% và 59% so với tổng diện tích và số dân toàn quốc. Vùng có nhiều loại khoáng sản quan trọng như: Titan, zircon, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, vật liệu xây dựng,... Dọc theo chiều dài bờ biển có nhiều vịnh, vụng, cửa sông, bãi triều là cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, như: Phát triển cảng biển, giao thông thuỷ, nuôi trồng - khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch,… Tuy nhiên, tác động của BĐKH, cường độ và tần suất thiên tai vùng này có xu thế tăng lên trong những gần đây, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.


Ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững khu vực ven biển

Ảnh minh họa

Khu vực ven biển nước ta có nền kinh tế phát triển năng động nhất, có các tỉnh thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng,... Tuy nhiên, môi trường và tài nguyên ở vùng ven biển đang bị khai thác với tốc độ cao do áp lực về bùng nổ dân số, các hoạt động công nghiệp, du lịch, dịch vụ; cùng với đó chịu tác động nặng nề của BĐKH, nước biển dâng và nhiều loại tai biến thiên nhiên như: Bão lũ, động đất, xói lở, sóng cát di động, bồi tụ làm biến động luồng lạch,…) và ONMT, như: Tăng cao hàm lượng kim loại và dầu trong nước và trầm tích. Hầu hết các huyện thành thị ven biển nước ta thuộc vào các vùng đồng bằng có bề mặt địa hình thấp, nên có nguy cơ bị đe dọa bởi quá trình dâng cao mực nước biển toàn cầu và các quá trình nước dâng do mưa bão. Các tai biến này đã và đang gây ra nhiều thiệt hại cho tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư ven biển và trên biển. Tình trạng xâm nhập mặn, nước biển dâng (XNM, NBD) ở khu vực ven biển sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển. XNM làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL, nếu nước biển dâng cao 1 m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp. Dải địa hình bờ biển các tỉnh Nam Bộ bao gồm 8 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương là: Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh đang bị biến đổi mạnh mẽ, với xu thế xói lở chiếm ưu thế. Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) tăng, cũng như NBD là các tác nhân tự nhiên quan trọng, cùng với các hoạt động của con người là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng xói lở bờ mạnh mẽ trong vài thập kỷ vừa qua. 
Hiện tượng XNM sẽ gia tăng, các hệ sinh thái (HST) đất ngập nước ven biển, nhất là rừng ngập mặn, môi trường sống của các loài thủy hải sản, bức tường chắn sóng và giảm tác động của sóng, bão, nguồn sống hàng ngày của cộng đồng địa phương sẽ bị thu hẹp nhanh chóng. Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng, khu công nghiệp, giao thông sẽ bị tác động mạnh, thậm chí phải cải tạo, nâng cấp hoặc di dời. NBD và nhiệt độ tăng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô, HST có tính đa dạng cao và có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người, lá chắn hiệu quả chống xói mòn bờ biển và rừng ngập mặn. San hô là các động vật rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, nhất là nhiệt độ và chất lượng nước. Nhiệt độ nước biển chỉ cần tăng một vài độ, san hô có thể chết hàng loạt. Hiện nay đã có khoảng 30 quốc gia báo cáo có nguy cơ bị mất san hô. Vùng ĐBSCL chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, theo tính toán kịch bản BĐKH, đến cuối Thế kỷ 21 nhiệt độ tăng khoảng 3,40C, mực nước biển tăng thêm 1 m sẽ có khoảng 40% diện tích đất bị ngập vĩnh viến, khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp do mất đất, thêm vào đó BĐKH diễn ra ở ĐBSCL kéo theo hạn hán, XNM, sạt lở và nhiều hệ lụy đi. Vùng ĐBSH, với kịch bản nước biển dâng cao 1 m vào cuối Thế kỷ 21, ĐBSH sẽ có 240.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của vùng bị ảnh hưởng, dự báo năng suất lúa giảm 8%-15% vào năm 2030 và lên tới 30% vào năm 2050. Nếu tính tỷ lệ diện tích đất bị ngập nước khi nước biển dâng cao 1 m vào cuối thế kỷ 21, có khoảng 3% diện tích bị ngập, trong đó 1,4% diện tích trồng lúa, 0,6% khu dân cư bị ảnh hưởng. Những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Thái Bình, diện tích đất bị mất khoảng 31,2%, Nam Định 24% và TP. Hải phòng 17,4%. So với ĐBSCL, ĐBSH ngập lụt ít hơn và ảnh hưởng của hạn hán, XNM thấp hơn, tuy nhiên tính chất cực đoan và tính dị thường của BĐKH và rủi ro cao hơn, nhất là gió bão sẽ tác động mạnh hơn so với ĐBSCL. 
Tỉnh Nam Định có 3 huyện ven biển có đường bờ biển dài khoảng 72 km, là một trong 16 tỉnh ven biển chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH, nhất là các hiện tượng thiên tai: Nước biển dâng, XNM, bão lốc, hạn hán, ngập lụt, xói lở bờ biển,... Trước tình hình đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống, ứng phó hiệu quả, Nam Định đã, đang triển khai nhiều dự án ứng hiệu quả với BĐKH: Dự án “Phục hồi tài nguyên hệ sinh thái bị suy thoái vùng ven bờ tỉnh Nam Định ứng phó BĐKH”, “Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ nguy cơ ngập gây ra bởi nước biển dâng do bão và siêu bão”; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch SDĐ giai đoạn 2011 - 2020, lập kế hoạch SDĐ kỳ cuối 2016 - 2020; đẩy mạnh công tác trồng rừng chắn sóng, giữ bãi. Từ 2007 đến nay, rừng trồng ngập mặn ở Nam Định đạt 5.713 ha; đang tiếp tục triển khai Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Nam Định”. Toàn tỉnh đã nâng cấp, kiên cố hóa 56,8/76,6 km đê biển, có khả năng chống bão cấp 10, tần suất 5%; xây mới 8 cống qua đê và 53 mỏ kè giữ bãi bảo vệ đê. Tỉnh cũng đang xây dựng 21 mỏ kè mới; tu bổ, nâng cấp 18,1 km đê biển xung yếu ở 3 huyện ven biển; xây mới 30 cống qua đê bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão; nâng cấp hơn 30 km đê sông, hơn 20 km chiều dài kè bảo vệ đê và bê-tông hóa mặt đê. 
Hiện nay, trong phát triển sản xuất nông nghiệp, vùng ven biển đang bị ảnh hưởng nặng nề. Để ứng phó với các tác động của NBD, XNM trong sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (NTTS) và tận dụng những cơ hội thuận lợi do XNM mang lại cho việc phát triển các hoạt động sản xuất khác (như NTTS nước mặn hoặc mặn lợ, khai thác vùng bãi bồi ngập mặn,…) cần có một kế hoạch hành động căn cơ lâu dài về các giải pháp thích ứng cho từng giai đoạn. Việc áp dụng các mô hình NTTS thích ứng với BĐKH cũng như tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai cho người dân ven biển là hết sức cần thiết nhằm thích ứng với những thay đổi của khí hậu, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và của cho người dân trước các tác động của BĐKH, ổn định sản xuất, đảm bảo cuộc sống người dân ven biển. 
Có thể nói, nhiều vùng biển và ven biển nước ta luôn phải phục hồi thiệt hại sau một tai biến, nhưng lại chuẩn bị tinh thần để đối mặt với các tai biến khác tiếp theo, đặc biệt là trong mùa mưa bão như ở các tỉnh ven biển từ ĐBSH đến miền Trung. Dân cư và các hoạt động phát triển KT-XH ở các vùng ven biển có mức độ tổn thương cao bởi các tai biến. Vùng có một hệ thống phức tạp về điều kiện tự nhiên, chịu ảnh hưởng kết hợp của cả quá trình biển và lục địa; tập trung các hoạt động nhân sinh và là khu vực chịu nhiều áp lực từ các hoạt động phát triển KT-XH. Duy trì tính bền vững vùng ven biển mục tiêu quan trọng, yêu cầu xuyên suốt của quá trình xây dựng và phát triển KT-XH; duy trì tính bền vững của hệ thống tự nhiên, xã hội và con người được kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển KT-XH và bảo vệ TN&MT, chủ động ứng phó với thiên tai, BĐKH, đảm bảo QP-AN trật tự an toàn xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh biến đổi toàn cầu.

 

 NGỌC LINH
    Bộ Tài nguyên và Môi trường

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm