Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị: "Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững" tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

24/05/2025

TN&MTChiều 24/5 tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị "Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững". Hội nghị nhằm tổng kết tình hình sản xuất, xuất khẩu, đánh giá thuận lợi, khó khăn và thảo luận các giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định và hiệu quả của ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng ông Nguyễn Thiên Văn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì Hội nghị. Hội nghị có sự tham gia của 200 đại biểu đại diện đến từ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Đỗ Đức Duy đã thẳng thắn cảnh báo về rủi ro “tăng trưởng nóng” của ngành hàng sầu riêng và kêu gọi sự quản lý đồng bộ từ các cấp để tránh vòng xoáy tiêu cực, giữ vững niềm tin của khách hàng và uy tín nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị đã chỉ ra sự mất cân đối giữa sản xuất và năng lực đáp ứng thị trường

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, năm 2024, diện tích sầu riêng cả nước đạt gần 180.000 ha với sản lượng ước tính 1,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu ấn tượng, xấp xỉ 3,2 tỷ USD, chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu rau quả. Diện tích này tăng bình quân 19,5%/năm trong giai đoạn 2015-2024 và vẫn đang có xu hướng mở rộng nhanh.

Dù tăng trưởng mạnh nhưng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam gần đây lại gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến quy mô, giá trị gia tăng và lợi nhuận. Nguyên nhân chính do một số quốc gia áp dụng thêm biện pháp kiểm soát bổ sung, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và tình trạng mở rộng diện tích nhanh chóng, tự phát ở nhiều địa phương đang tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

Để chủ động ứng phó với những thách thức này, Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan. Mục tiêu là đưa ra phương án, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sản xuất và xuất khẩu sầu riêng ổn định, bền vững trong dài hạn.

Theo báo cáo của Bộ NN&MT, chỉ trong chưa đầy một thập kỷ, diện tích sầu riêng cả nước đã tăng gấp sáu lần, từ 32.000 ha (2015) lên gần 180.000 ha (2024), với sản lượng hơn 1,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ấn tượng với 3 tỷ USD, đưa sầu riêng trở thành mặt hàng nông sản chiến lược. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi Việt Nam ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với Trung Quốc. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy một "tín hiệu cảnh báo" với kim ngạch xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh 48,1% về giá trị và 46,5% về lượng so với cùng kỳ. Đây là dấu hiệu của sự mất cân đối giữa sản xuất và năng lực đáp ứng thị trường, đặc biệt là về chất lượng. Ngành sầu riêng đang quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (chiếm 97,2% kim ngạch xuất khẩu năm 2024).

Cần giải quyết những điểm nghẽn cấp bách

Tại hội nghị, các nhà quản lý và chuyên gia đã chỉ ra những điểm nghẽn cấp bách đang cản trở sự phát triển bền vững của ngành sầu riêng. Đó là tình trạng mở rộng diện tích tự phát, thiếu quy hoạch và các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ còn lỏng lẻo, dễ dẫn đến vi phạm kỹ thuật và lô hàng bị trả lại.

Ngành sầu riêng cũng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt từ các thị trường nhập khẩu về kim loại nặng và chất cấm, do năng lực kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc và thử nghiệm còn yếu kém, thiếu đồng bộ. Hệ thống pháp lý hiện hành còn thiếu chặt chẽ trong quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, đồng thời, sự hạn chế về nguồn lực kiểm tra, giám sát từ các địa phương cũng là một thách thức.

Bên cạnh đó, ý thức và trách nhiệm duy trì điều kiện kỹ thuật của người nông dân và doanh nghiệp chưa cao, còn mang tính đối phó. Cuối cùng, công nghệ bảo quản và chế biến còn thô sơ, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm.

Tại hội nghị, bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất Nhập khẩu trái cây Chánh Thu, một doanh nghiệp đang đầu tư tại Đắk Lắk chia sẻ, chất lượng sầu riêng Việt Nam không thua kém các nước khác. Tuy nhiên, việc thiếu thương hiệu quốc gia khiến người tiêu dùng Trung Quốc nhớ đến sầu riêng Thái Lan, Malaysia nhiều hơn. Bà Vy cho rằng cần thiết phải tăng cường quản lý đồng bộ để tạo dựng thương hiệu riêng cho sầu riêng Việt Nam, tạo thuận lợi trong cạnh tranh thị trường.

Với 38.000 ha, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất cả nước, với sản lượng 360.000 tấn và 268 mã số vùng trồng, 39 cơ sở đóng gói đã được Trung Quốc phê duyệt. Tuy nhiên, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn cũng thừa nhận những khó khăn của địa phương như sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều và tình trạng gian lận mã số ảnh hưởng đến thương hiệu.

Để xuất ban hành chính sách khuyến khích sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu hỗ trợ sầu riêng

Ông Nguyễn Thiên Văn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, diện tích trồng sầu riêng của địa phương đã đạt 38.800 ha, chiếm 21,7% diện tích sầu riêng của cả nước. Tốc độ tăng sản lượng sầu riêng khoảng 126 nghìn tấn/năm. Sản lượng sầu riêng năm 2024 đạt trên 1,5 triệu tấn.

Ông Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Nguyễn Thiên Văn, để khắc phục những khó khăn hiện tại và thúc đẩy sự phát triển bền vững, tỉnh Đắk Lắk đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành chính sách khuyến khích sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu hỗ trợ sầu riêng. Cùng với đó, tỉnh cũng kiến nghị thành lập các trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và cơ sở chiếu xạ ngay tại địa phương. Việc này không chỉ giúp giảm chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp mà còn tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ gốc.

Đắk Lắk đặc biệt đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển sầu riêng chất lượng cao gắn với việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm sầu riêng Việt Nam, đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/5. Trong đó, Đắk Lắk sẵn sàng là địa phương làm điểm để triển khai và nhân rộng mô hình này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh: “Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực chủ động từ phía Việt Nam, chứ không phải điều xảy ra một cách ngẫu nhiên”.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, suốt giai đoạn khó khăn vừa qua, Bộ và các cơ quan chuyên ngành đã tích cực hành động, xây dựng quy trình, hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt từ phía bạn hàng Trung Quốc. Đây là minh chứng cho thấy Việt Nam không ngồi yên chờ đợi, mà luôn chủ động và cầu thị trong hợp tác quốc tế. Thỏa thuận giữa hai quốc gia thể hiện rõ thiện chí cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật.

“Dự kiến tuần tới, một đoàn công tác của Bộ sẽ sang làm việc trực tiếp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Bao gồm, quy trình kiểm tra, thông quan, kiểm soát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy xuất khẩu sầu riêng Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin!.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bày tỏ tin tưởng rằng với sự vào cuộc quyết liệt của các bên, từ việc hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý chất lượng theo chuỗi, đến việc hỗ trợ địa phương và nâng cao ý thức của người nông dân, ngành sầu riêng Việt Nam sẽ biến thách thức thành cơ hội. Mục tiêu là trở thành trụ cột nông nghiệp giá trị cao và bền vững, góp phần nâng cao vị thế nông sản Việt trên trường quốc tế.

Ngành sầu riêng Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng. Việc quản lý đồng bộ, chặt chẽ từ quy hoạch, sản xuất đến chế biến và xây dựng thương hiệu sẽ là chìa khóa để ngành hàng này phát triển bền vững, mang lại giá trị cao cho người nông dân và khẳng định vị thế trên bản đồ nông sản thế giới.

Được biết, buổi sáng cùng ngày, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã dẫn đầu đoàn công tác đi thực địa vùng trồng sầu riêng tại huyện Krông Pắc (Đắk Lắk). Chuyến đi nhằm đánh giá trực tiếp tình hình sản xuất và công tác quản lý chất lượng sầu riêng, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Diệp Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Khơi thông thị trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam - Trung Quốc

Kiểm soát sầu riêng từ gốc, tránh tình trạng bị trả hàng

Việt Nam-Trung Quốc hợp tác hiệu quả về bảo tồn thiên nhiên

Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị: "Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững" tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

Nông nghiệp

Có thêm 04 địa phương đã tổ chức lễ công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hội thảo xúc tiến hàng hóa nông sản, thực phẩm sang Thái Lan: Khởi động chương trình READY2THAI - Bệ phóng thương hiệu Việt tại Thái Lan trong kỷ nguyên hội nhập mới

Hợp tác Việt Nam - Indonesia: Thúc đẩy ngành nông nghiệp vươn mình trong bối cảnh toàn cầu hoá

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Tài nguyên

Phát triển các lĩnh vực mới về địa chất và khoáng sản

Thời hạn huy động vốn tại Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chưa phù hợp với tiến độ dự án

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Môi trường

Viện Nghiên cứu phát triển dự án trung hòa Carbon Hàn Quốc hợp tác với Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường truyền thông về công nghệ môi trường

Khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm quốc gia về đa dạng sinh học

Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học 22/5: Vì một đại dương khỏe mạnh và tràn đầy sự sống!

Hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2025

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu và đề xuất phương án chống ngập cho Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ và chuyển đổi số tại Việt Nam

Hà Nội: Độc lạ quán cà phê có 4 robot phục vụ

Công nghệ nhân bản động vật bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào Soma, định hướng nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta

Chính sách

Xử lý thông tin "Sầu riêng vẫn loay hoay giải quyết chất vàng O"

Đề xuất phân cấp 86 thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho cấp tỉnh

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Phát triển

Hội thảo "Ứng dụng AI trong Báo chí truyền thông văn hóa môi trường và phát triển du lịch biển"

Ông La Đức Dũng làm Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Diễn đàn

Liên minh Hợp tác xã Thanh Hóa biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025

Mời đơn vị tham gia báo giá dịch vụ in ấn cho Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường năm 2025

Phấn đấu đô thị xanh, giảm rác thải nhựa

Đẩy mạnh chiến lược “Ba kết nối” để tạo cơ hội cho hàng Việt vào thị trường Thái Lan