
Chiêm ngưỡng những ngôi nhà bằng nhựa
10/10/2022TN&MTKhi nhắc đến xây nhà, người ta thường nghĩ ngay đến vật liệu để làm nên nó là gạch, đá, xi măng, cốt thép, vôi vữa,...Tuy nhiên đây là những vật liệu mang tính kiến cố nên đó là chuyện rất bình thường. Nhưng hiện nay, có một loại vật liệu rất thông thường, lại được tận dụng và làm từ chai nhựa cũng cất nên những căn nhà nhỏ xinh xắn. Đây là một cách làm mang tính tuần hoàn và có giá trị rất lớn khi ô nhiễm nhựa đang gia tăng. Thế giới đã, đang làm rất nhiều, Việt Nam ta cũng đã có. Xin giới thiệu để bạn đọc chiêm ngưỡng nhé.
Nguyên vật liệu có giá trị nếu chúng ta thực hiện tốt chuỗi tuần hoàn
Sử dụng vỏ chai nhựa xây nhà có thể cứu được thế giới
Nhà từ chai nhựa có thể chịu được bão tốt hơn bê tông, bùn, hoặc nhà lều, và đặc biệt có tính chống thấm nước.
Mộc mạc, tiết kiệm chi phí mà không kém phần chắc chắn.
rất thân thiện với môi trường sống, đặc biệt là khu vực nông thôn, khu du lịch.
Giá trị mang lại từ vỏ nhựa và những đồ tái chế rất ý nghĩa với cuộc sống và môi trường nếu con người biết tận dụng và sử dụng đúng cách- Một minh chứng về kinh tế tuần hoàn mà các nước trên thế giới đã làm!. Vậy còn ở Việt Nam chúng ta thì sao?. Mô hình kinh tế tuần hoàn đang được Bộ TN&TM chú trọng triển khai, khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp cùng tay thực hiện.
Ngôi nhà được xây từ hàng nghìn vỏ chai nhựa độc đáo, với nhiều màu sắc khác nhau, gây ấn tượng đối với du khách khi đến với đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn), lan truyền thông điệp “nói không với rác thải nhựa” đến cộng đồng.
Đảo Bé (huyện Lý Sơn) thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách mỗi năm. Kéo theo đó là một lượng lớn rác thải nhựa phát sinh gây ô nhiễm môi trường. Với mong muốn bảo vệ môi trường, anh Nguyễn Lợi (29 tuổi) thu gom hơn 6.000 vỏ chai nhựa làm nên ngôi nhà độc đáo.
Mỗi chai nhựa mang về được phân loại ngay ngắn, vỏ chai nào thì gắn liền với nắp đó. Sau đó đổ đầy cát vào để có độ bền chắc như một viên gạch. Cát đã được hong phơi giữa tiết trời nắng nóng. Sau đó tiến hành xây nhà bằng cách dùng xi măng để gắn kết các vỏ chai chứa cát lại với nhau như xây nhà bằng gạch.
Ngôi trường được xây dựng bằng nhựa tái chế tại thôn Ngải Phóng Chồ, xã Cao Sơn
(huyện Mường Khương, Lào Cai).
Các đồng chí lãnh đạo cùng các em học sinh trường Tiểu học Bá Xuyên cắt băng khánh thành công trình. Đây là mô hình Nhà vệ sinh có sử dụng vật liệu từ chai nhựa đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Mô hình xây dựng thành công sẽ là động lực để tiếp tục khởi công xây dựng 6 nhà vệ sinh dùng chai nhựa tái sử dụng tại tỉnh Thái Nguyên.
Những hình ảnh trên nhắc nhở mỗi người chúng ta cần chung tay hành động để bảo vệ môi trường và nhận ra giá trị tiết kiệm từ rác thải nhựa: “việc làm nhỏ - lợi ích lớn”!
Diệp Anh