Bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Cúc Phương

23/07/2024

TN&MTMới đây, Vườn Quốc gia Cúc Phương (VQG) chính thức vận hành dịch vụ du lịch tour đêm ngắm đom đóm nhằm giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học cho du khách và cộng đồng.

Cúc Phương là Vườn quốc gia (VQG)  đầu tiên ở Việt Nam với diện tích 22.000 ha, nằm ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Được thành lập từ năm 1966, VQG Cúc Phương ngày càng phát huy vai trò bảo tồn đa dạng sinh học với sứ mệnh là “thủ đô vườn quốc gia” ở Việt Nam. Đặc biệt, những loài côn trùng trong “danh sách đỏ” như đom đóm vẫn được “gìn giữ’ và tiếp tục “phát sáng” trên bầu trời rừng Cúc Phương.

Đom đóm phát sáng trong đêm ở Vườn quốc gia Cúc Phương 

Tour đêm đom đóm

Bắt kịp theo xu hướng tour đêm đang được du khách săn đón và tìm kiếm, vườn quốc gia Cúc Phương đã triển khai du lịch tour đêm ngắm đom đóm nhằm quảng bá hoạt động bảo tồn thiên nhiên và thu hút du khách đến với kho báu tài nguyên này. 

Hiện tại, dịch vụ tour đêm có hai lịch trình để du khách có thể lựa chọn tham quan và trải nghiệm. Cả hai tour này đều có hoạt động xem đom đóm và được di chuyển bằng xe điện trong khoảng một tiếng với 5 km đường rừng.

Khi tham gia trải nghiệm tour đêm, bên cạnh được ngắm nhìn đóm đóm, khách du lịch sẽ được tham quan khu bảo tồn Culi hoặc khu bảo tồn thú ăn thịt và tê tê tuỳ thuộc vào lựa chọn lịch trình theo mong muốn của du khách.

Du khách được trải nghiệm tour đêm ở VQG Cúc Phương bằng xe điện 

Chị Thanh Hà (Hà Nội) chia sẻ: “Trải nghiệm ngắm đom đóm vào đêm tại VQG Cúc Phương là một hoạt động ý nghĩa với một người sống ở đô thị như mình. Khoảnh khắc đom đóm phát sáng trong khu rừng khiến mình rất ấn tượng vì ở thành phố, khung cảnh này rất hiếm thấy”. 

Ảnh: Tê tê trong VQG Cúc Phương vào ban đêm

Các du khách khi được tham quan ngắm đom đóm vào ban đêm ở VQG Cúc Phương đều bày tỏ hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các dịch vụ du lịch sinh thái tour đêm trải nghiệm trong rừng nguyên sinh.

Giá vé tham quan và trải nghiệm tour đêm ngắm đom đóm hiện tại có hai mức giá. Vé trẻ em có giá 50.000 đồng/ 1 người, còn vé người lớn là 100.000 đồng/ 1 người. 

Để đom đóm “sáng mãi” trong rừng

Tour đêm đom đóm không chỉ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị mà còn góp phần vào công tác bảo vệ đom đóm tại Cúc Phương.

Khác với những hoạt động du lịch thông thường, tour đêm Cúc Phương được thực hiện một cách cẩn trọng và có trách nhiệm. Số lượng du khách tham gia được giới hạn nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường sống của đom đóm. Các hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm sẽ đồng hành và hướng dẫn du khách cách di chuyển, quan sát và tìm hiểu về loài đom đóm một cách khoa học, tránh gây tiếng ồn hay xâm hại đến môi trường xung quanh.

“Hoạt động tour đêm ngắm đom đóm của VQG Cúc Phương được khai thác hợp lý và hạn chế sự tác động của con người để không ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài đom đóm. Đồng thời, các sản phẩm du lịch liên quan đến tài nguyên thiên nhiên đều góp phần có thêm được nguồn kinh phí quý báu để hỗ trợ cho công tác bảo tồn”, anh Nguyễn Văn Bảy (cán bộ giáo dục môi trường VQG Cúc Phương) chia sẻ.

Thông qua hoạt động ngắm đom đóm đêm, du khách sẽ được nâng cao nhận thức tầm quan trọng của các loài đom đóm trong việc cân bằng hệ sinh thái rừng. Từ đó, khách du lịch sẽ có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn đom đóm trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

Hiện nay, đom đóm được xếp vào loại côn trùng quý hiếm do ngày càng ít đom đóm xuất hiện trong môi trường sinh thái tự nhiên. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đã làm mất đi môi trường sống tự nhiên của các loài đom đóm.

Ngày trước, ở bất kì đồng quê hay ngay cả thành phố người dân đều có thể dễ dàng nhìn thấy đom đóm bay thắp sáng trên bầu trời màn đêm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tai, chúng ta chỉ còn có thể nhìn thấy đom đóm ở không nhiều các khu vực, chủ yếu ở miền quê yên tĩnh, hoang sơ hoặc các cánh rừng nguyên sinh như VQG Cúc Phương.

Ảnh: VQG Cúc Phương là rừng nguyên sinh nên vẫn bảo tồn được môi trường sinh thái cho những loài đom đóm 

Đom đóm đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái rừng. Chúng là mắt xích trong chuỗi thức ăn của nhiều loài bò sát. Do vậy, sự biến mất của đom đóm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi thức ăn và làm giảm số lượng của những loài động vật này trong hệ sinh thái rừng.

Ngoài ra, ở giai đoạn ấu trùng, đom đóm là loài săn mồi quan trọng của nhiều loại sâu bệnh hại cây cối và nông sản. Nhờ đom đóm, các loài sâu bệnh gây hại cho môi trường sẽ được kiểm soát và hạn chế gây hại cho cây cối và nông nghiệp. Điều này góp phần duy trì sự cân bằng cho hệ sinh thái rừng nguyên sinh. 

Đom đóm đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái rừng 

Do đó, bảo vệ đom đóm chính là bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Tour đêm ngắm đom đóm tại VQG Cúc Phương là một sản phẩm du lịch sinh thái thiết thực, góp phần giữ cho ánh sáng lung linh của chúng mãi sáng trong khu rừng kỳ vĩ, từ đó bảo vệ hệ sinh thái và tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm muôn màu muôn vẻ.

Kiều Thu An

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Bắc Ninh tăng tốc chuyển đổi số, khơi thông nguồn lực trong khoa học công nghệ

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Diễn đàn

Thời tiết ngày 14/5: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối mưa dông, vùng núi cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to