Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinh

14/03/2024

TN&MTXe chở khoáng sản từ mỏ đá thôn 3 xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ngang nhiên lưu thông trên tuyến đường liên thôn mặc biển báo hạn chế tải trọng trên trục xe 2,5 tấn khiến cầu đường xuống cấp và gây mất an toàn cho người dân.

“Rồng rắn” cày nát đường dân sinh

Nhận phản ánh từ người dân xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về việc đoàn xe chở đá tải trọng lớn hoạt động rầm rộ trên đường cấm, không đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự. Ngày 11/3 phóng viên đã có mặt tại địa bàn xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột và ghi nhận hàng loạt tư liệu, hình ảnh, video, về tình trạng xe tải chở vật liệu xây dựng hoạt động trên đường vào mỏ đá thôn 3 xã Ea Kao bất chấp biển báo hạn chế tải trọng trên trục xe 2,5 tấn, gây mất an toàn giao thông.

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinhXe tải mang BKS 47H - 027.38 chở đá mang logo An Thịnh Phát lưu thông trên đường có biển cấm. 

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinh

Xe chở đá mang logo Hoài Ân lưu thông trên đường có biển cấm.

Theo chân đoàn xe, phóng viên ghi nhận “dòng” xe tải ben mang biển kiểm soát 47C - 227.04, 47C - 292.38, 47C - 153.93, 47C - 152.04, 47C - 306.34 47H - 001.61, 47C - 138.10, 47C - 243.19, 47H - 001.43, 47C - 098.99, 47C - 184.80 mang logo Hoài Ân, 47C - 203.11 mang logo Phượng Hồ, 47C - 226.33 mang logo An Đông, 47H - 024.90 mang logo Thúy Triều, 47H - 027.38 mang logo An Thịnh Phát, 47H - 010.67, 47H - 002.91 mang logo Tuấn Thy,… lưu thông từ trục đường chính liên xã thuộc xã Ea Kao sau đó rẽ vào vào mỏ đá thôn 3 xã Ea Kao để lấy đá bất chấp biển báo hạn chế tải trọng trên trục xe 2,5 tấn cắm ở đầu đường.

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinh

Xe tải ben Howo 4 chân mang BKS 47H - 002.91 chở đá lưu thông trên đường có biển cấm.

Sau khi nhận đầy đá, đoàn xe ben quay ra theo đường cũ để đi đổ cho nhiều điểm trong thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo ghi nhận của phóng viên, đường vào mỏ đá Thôn 3, xã Ea Kao có đi ngang qua đập tràn thủy lợi, trên bờ đập có 1 cầu giao thông  để phục vụ cho thủy lợi có cắm biển cảnh báo cầu yếu. Tuy nhiên, phóng viên ghi nhận những chiếc xe chở khoáng sản này vẫn vô tư lưu thông trên suốt tuyến đường với tốc độ cao.

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinh

 Phớt lờ biển cảnh báo cầu yếu đoàn xe vẫn "rồng rắn" chạy.

Thực tế ghi nhận, mỗi ngày có đến hàng chục lượt xe tải ben có khối lượng chuyên chở từ 6 đến 15 tấn ra vào trên tuyến đường này nhưng không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.

Người dân kêu cứu

Theo người dân, từ khi mỏ đá tại thôn 3 hoạt động đi vào hoạt động, đoàn xe tải trọng lớn thường xuyên ra vào, gây đảo lộn đời sống khu vực.

Ông Y. H. M (sống tại thôn 3, xã Ea Kao) cho biết: “Xe tải hoạt động từ sáng sớm tới tối mịt, thời gian hoạt động nhiều nhất là vào lúc 5 đến 6 giờ chiều. Việc xe tải lớn hoạt động gây ồn ào và bụi bặm khiến cuộc sống của người dân chúng tôi bị đảo lộn”.

Cũng theo ông M, vào giờ cao điểm buổi trưa và buổi chiều người dân và học sinh đi lại trên đoạn đường này khá đông. Đoàn xe ben tải trọng lớn bất chấp an toàn giao thông ngang nhiên ra vào đường cấm trước sự bất an của người dân khu vực này.

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinh

Xe tải ben mang BKS 47C - 306.34 chở đá lưu thông trên đường có biển cấm.

Là người sống ở xã Ea Kao nhiều năm anh V.T cho biết, tình trạng xe tải lớn chạy vào mỏ đá thôn 3 diễn ra nhiều năm qua. Đường hẹp, cầu yếu, giờ cao điểm xe cộ đông đúc rất dễ xảy ra tai nạn giao thông nhưng lâu nay không thấy ai xử lý.

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinh

Xe tải trọng lớn trở khoáng sản đi vào đường dân sinh vào giờ cao điểm tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Trước thực trạng trên, người dân mong muốn các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra, quyết liệt xử lý để lập lại trật tự, an toàn giao thông, gìn giữ và bảo vệ kết cấu hạ tầng, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng cho nhân dân.

Theo ghi nhận của phóng viên, Cầu giao thông bắc qua đường bê tông để lưu thông trên đập Buôn Bông có trọng tải thiết kế không cao. Sau nhiều năm oằn mình gánh từng đoàn xe tải chở đá đã có dấu diệu hư hỏng, xuống cấp.

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản cày nát đường dân sinh

Cầu giao thông qua đập tràn Buôn Bông hư hỏng, biến dạng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hồ đập.

Tại 1 số vị trí trên thành cầu xuất hiện vết nứt, các chân ốc cố định lan can cầu một số đã bị bung gãy. Lan can cầu nghiêng ngả có thể đổ bất kỳ lúc nào.

Liên quan tới đoàn xe trở khoáng sản “rồng rắn” cày nát đường dân sinh, ông Nguyễn Văn Độ, Chủ tịch xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột cho biết: “Cầu giao thông trên bờ đập Buôn Bông là cầu phục vụ cho thủy lợi. Trước đây có biển hạn chế trọng tải nhưng bị ai đó phá mất. Ủy ban xã đã cho cắm biển báo cầu yếu. Do chưa có hồ sơ thiết kết của cầu nên chưa cắm biển cấm tải trọng được, đối với toàn bộ tuyến đường này đã có biển giới hạn tải trọng để cấm xe lưu thông tuy nhiên các doanh nghiệp, cá nhân vẫn phớt lờ”.

Trong khi đó, đại diện Đội CSGT-TT Công an TP Buôn Ma Thuột cho biết đơn vị sẽ cho xác minh và xử lý.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Đinh Oanh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cần sớm ổn định sau sáp nhập

Mỗi đảng viên là 'ngọn cờ', là trung tâm đoàn kết và sáng tạo

Tỉnh Bắc Ninh mới ra mắt: Hợp nhất lịch sử, định hình tương lai phát triển vùng

Thanh Hóa chuẩn hóa thủ tục hành chính ngành nông nghiệp và môi trường hai cấp

Nông nghiệp

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tôi là phóng viên OCOP: Hành trình trọn vẹn đam mê và truyền lửa

Lâm Hà công nhận 56 sản phẩm OCOP

Quảng Bình hoàn thành 1.450 căn nhà đợt 1 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo - Vượt tiến độ đề ra

Tài nguyên

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Môi trường

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Nghiên cứu xác định khu vực thuận lợi cho trồng di thực cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Ninh dựa trên đánh giá tài nguyên khí hậu và đất

Thiên Phúc - Đưa khoa học vào từng sợi nấm

Chính sách

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Phát triển

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Diễn đàn

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to