Đảm bảo an ninh nguồn nước vì mục tiêu phát triển bền vững

20/05/2024

TN&MTKhai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng đáp ứng của nguồn nước và bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề toàn cầu và mang tính cấp thiết đối với mỗi quốc gia.

Đảm bảo an ninh nguồn nước vì mục tiêu phát triển bền vững

Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Minh Khuyến

Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Minh Khuyến đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường xung quanh nội dung trên.

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc của Việt Nam, đặc biệt là Chương trình SDG6 nhằm mục đích quản lý bền vững TNN và cung cấp nước sạch, dễ tiếp cận cho tất cả mọi người? 

Ông Nguyễn Minh Khuyến: Theo xếp hạng toàn cầu về tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhìn chung, Việt Nam đã có những bước phát triển khá tốt. Năm 2017 đứng thứ 69, năm 2020 đứng thứ 49, tuy nhiên, năm 2022 đứng ở vị trí 55. Xét trong khu vực châu Á, Việt Nam được đánh giá khá tốt về tiến độ chung trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đối với mục tiêu 6 “Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững TNN, hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người” và chỉ tiêu “quản lý tổng hợp TNN theo LVS”, là một quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, Việt Nam đã nỗ lực để đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững TNN, cùng với hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ hiệu quả, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quan trọng áp dụng tiếp cận quản lý tổng hợp, đặc biệt tập trung nỗ lực hoàn thiện và củng cố khung thể chế, chính sách nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững TNN, đảm bảo an ninh nguồn nước; cam kết đảm bảo phát huy tối đa lợi ích mà nước mang lại đồng thời, giảm đến mức tối thiểu các tác hại liên quan đến nước góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, Kết luận 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Luật TNN 2023 được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua tại kỳ họp 6 đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị TNN giúp góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách hướng đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững TNN. 

Việc quản lý tổng hợp TNN cũng có những bước tiến lớn như việc ban hành các quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 LVS (sông Hồng, Ba, Vu Gia-Thu Bồn, Sê San, Srepok, Hương, Mã, Cả, Kôn-Hà Thanh, Trà Khúc, Đồng Nai), theo đó quy định dòng chảy tối thiểu tại các điểm kiểm soát sau hồ chứa trên 11 LVS cũng như đảm bảo hài hòa các mục đích khai thác sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước trên cùng lưu vực; ban hành quy hoạch TNN, Quy hoạch tổng hợp LVS đã tạo ra công cụ quan trọng hỗ trợ quản lý tổng hợp LVS, đến nay đã ban hành 10/15 quy hoạch được Luật quy định, trong năm 2024, Bộ TN&MT đã đưa vào kế hoạch xây dựng 05 Quy hoạch tổng hợp LVS còn lại. Hiện nay, 100% LVS lớn, quan trọng đã có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến và 85% hồ chứa lớn, quan trọng trên các LVS được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa. 

Phóng viên: Công tác Quy hoạch TNN trong những năm qua đã đạt được những kết quả nào nhằm nâng giá trị TNN, thưa ông? 

Ông Nguyễn Minh Khuyến: Quy hoạch TNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1622/QĐ-TTg là cột mốc quan trọng, đánh dấu quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên được lập trong lĩnh vực TNN, là một văn bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng điều hòa, phân bổ TNN, quy định chức năng của nguồn nước đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2021 - 2030) và là một trong những cơ sở quan trọng cho việc lập các quy hoạch ngành quốc gia có khai thác, sử dụng nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 161/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch TNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp LVS liên tỉnh giai đoạn đến năm 2025 để cụ thể hóa nội dung triển khai Quy hoạch. Đồng thời, cụ thể hóa các nhiệm vụ, chính sách, giải pháp và huy động nguồn lực gắn với trách nhiệm của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Quy hoạch TNN đã được phê duyệt hướng tới quản trị ngành nước trên nền tảng công nghệ số; đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả quy hoạch TNN.

Để tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, Cục Quản lý TNN đã tham mưu Bộ TN&MT đôn đốc UBND các tỉnh, thành phố căn cứ theo chức năng QLNN được giao chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo thực hiện quy hoạch theo nhiệm vụ được giao tại Điều 2 Quyết định số 1662/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo nguyên tắc và mối quan hệ giữa các quy hoạch theo quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Luật Quy hoạch, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ theo chức năng QLNN chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu, rà soát, cập nhật nội dung về TNN vào các quy hoạch tỉnh đang được tổ chức lập nhằm thống nhất, đồng bộ và phù hợp với quy hoạch TNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, chú trọng những nội dung liên quan đến phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định định tại khoản 11 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp với Phụ lục III và Phụ lục IV Quyết định số 1662/QĐ-TTg. 

Phóng viên: Luật TNN năm 2023 mới được thông qua trong đó có quy định nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ chất lượng nước, thúc đẩy các biện pháp sử dụng nước hiệu quả, vậy, Cục Quản lý TNN đã triển khai các nhiệm vụ cụ thể nào để nâng cao hiệu quả quản lý nước trong thời gian tới, thưa ông? 

Ông Nguyễn Minh Khuyến: Luật TNN 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, để bảo đảm các quy định của Luật được triển khai có hiệu quả, đi vào đời sống xã hội, được tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả đảm bảo việc quản lý tổng hợp hiệu quả TNN mang lại giá trị kinh tế, cản quan môi trường, trước mắt, năm 2024 Cục tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật TNN; ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật; xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật TNN, cụ thể như các Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật TNN và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật đối với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp,… 

Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu TNN quốc gia đáp ứng chương trình chuyển đổi số quốc gia; xây dựng Dự thảo kịch bản nguồn nước để làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nước đảm bảo tiết kiệm hiệu quả; thúc đẩy triển khai nhiệm vụ phục hồi nguồn nước suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm thí điểm cho sông Bắc Hưng Hải, Nhuệ, Đáy, Ngũ Huyện Khê; tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các quy hoạch TNN đã được ban hành; vận hành các hệ thống quan trắc, giám sát TNN, theo dõi chỉ đạo vận hành các hồ chứa thực hiện theo quy trình vận hành liên hồ chứa; thúc đẩy hợp tác, nhằm tận dụng tối đa cơ hội hỗ trợ các nguồn lực quốc tế.

Về lâu dài, luôn bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Luật đề ra, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm quản lý, sử dụng tài nguyên có hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan đảm bảo an ninh nguồn nước và tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TNN, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Tâm (thực hiện)
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 7 năm 2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm