Đào tạo nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường: Chú trọng, lựa chọn ngay từ đầu vào

24/04/2024

TN&MTLại một mùa tuyển sinh nữa đã đến, cánh cửa Nhà trường của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang rộng mở đón chào các tân sinh viên có khát vọng và yêu môi trường. Và năm nay, Nhà trường có nhiều điểm mới trong công tác tuyển sinh, PGS.TS Hoàng Anh Huy- Hiệu trưởng Nhà trường và TS. Trần Văn Tình - Phó trưởng khoa, phụ trách Khoa Khí tượng Thủy văn đã chia sẻ nhiều thông tin về các phương án tuyển sinh và hiểu về ngành học đặc thù.

 

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường: Chú trọng, lựa chọn ngay từ đầu vào

PGS.TS Hoàng Anh Huy- Hiệu trưởng Nhà trường trực tiếp tư vấn tại ngày hội tư vấn tuyển sinh 2024

Cơ hội rộng mở chờ đón các tân sinh viên

Thông tin và chia sẻ tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024 tại Đại học Bách khoa Hà Nội ngày 17/3 vừa qua, PGS.TS Hoàng Anh Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: Đây là năm đầu tiên Nhà trường đưa phương thức xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội vào đề án tuyển sinh. Hội đồng tuyển sinh của nhà trường đã trao đổi, thảo luận về quy trình tổ chức kỳ thi, nội dung và chất lượng của bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội qua các năm tổ chức gần đây và tham khảo kinh nghiệm của các trường Đại học đã sử dụng phương thức này. Từ đó cho thấy bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội có cấu trúc và nội dung phù hợp để đánh giá kiến thức trung học phổ thông, đánh giá tư duy của thí sinh phục vụ cho công tác tuyển sinh trình độ đại học.

Trên cơ sở đó, hội đồng tuyển sinh của nhà trường đã thống nhất đưa phương thức xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 để xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy của trường. Qua đó, nhằm tăng cơ hội cho thí sinh trúng tuyển vào trường và đa dạng thêm chất lượng người học cho nhà trường.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Anh Huy, thông qua việc mở rộng phương thức xét tuyển, nhà trường kỳ vọng số lượng thí sinh đăng ký vào trường sẽ tăng lên, cơ hội trúng tuyển vào trường cao hơn, qua đó giúp nhà trường nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Căn cứ vào số lượng hồ sơ, nguyện vọng xét tuyển của thí sinh và số lượng trúng tuyển nhập học theo từng phương thức tuyển sinh của các năm tuyển sinh trước, năm 2024 nhà trường đưa ra chỉ tiêu cho từng phương thức cụ thể nhằm đảm bảo mục tiêu tăng cơ hội vào ngành học mà các thí sinh mong muốn, cùng với đó chất lượng đầu vào của nhà trường được cải thiện – PGS.TS Hoàng Anh Huy đã chia sẻ!

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại trụ sở chính ở Hà Nội cụ thể như sau:

Theo thông báo tuyển sinh đại học chính quy của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm nay nhà trường tuyển 3.350 chỉ tiêu. Trong đó, tại trụ sở chính ở Hà Nội tuyển 3.280 chỉ tiêu. Tại phân hiệu Thanh Hóa, nhà trường chỉ tuyển 70 chỉ tiêu. Quản lý đất đai là ngành tuyển nhiều chỉ tiêu nhất với 440 sinh viên, tiếp theo là ngành Quản lý Tài nguyên môi trường 340 chỉ tiêu.

Về nội dung này, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ thêm: “Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được nhà trường tính toán, phân bổ căn cứ vào các quy định hiện hành liên quan đến công tác tuyển sinh. Bên cạnh đó nhà trường cũng kế thừa kết quả tuyển sinh và nguyện vọng xét tuyển của thí sinh được tổng hợp qua số liệu của các năm trước, trong đó, Quản lý đất đai và Quản lý Tài nguyên môi trường là những ngành truyền thống của trường, có kinh nghiệm đào tạo lâu năm và có đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, tâm huyết với nghề.

Đồng thời, đây là những ngành gắn với công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực của những ngành này rất cần thiết đối ngành Tài nguyên Môi trường và xã hội nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng khắc nghiệt, cùng với đó là việc triển khai thực hiện Luật Đất đai 2024 mới được Quốc hội thông qua”.

Ngoài ra, PGS.TS Hoàng Anh Huy đã chia sẻ thêm các đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp như: Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng và đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng và đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập cấp trung học phổ thông của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học):

Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường.

Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.

Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đối tượng được ưu tiên xét tuyển là các thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; thời gian đoạt giải không 27 quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường: Chú trọng, lựa chọn ngay từ đầu vào

Sinh viên Đại học TN&MT Hà Nội với công tác tuyển sinh

Được biết, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có tầm nhìn đến năm 2035 trở thành trường đại học định hướng đổi mới sáng tạo, đa ngành hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực tài nguyên, môi trường và liên quan. Tầm nhìn đến năm 2045 trở thành trường đại học đổi mới sáng tạo, đa ngành hàng đầu khu vực về lĩnh vực tài nguyên môi trường và liên quan.

Về thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển sinh đại học năm nay, PGS.TS Hoàng Anh Huy bày tỏ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường là trường đại học công lập chính quy trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nên luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của Bộ chủ quản để nhà trường phát triển. Đồng thời, nhà trường có truyền thống gần 70 năm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tài nguyên môi trường và xã hội, cùng với đó thương hiệu và uy tín của trường ngày càng được khẳng định trong những năm gần đây, thông qua việc thu hút sinh viên bằng chất lượng đào tạo, môi trường học tập năng động, nghiêm túc, thái độ phục vụ thân thiện.

Giải đáp những thắc mắc về ngành học mang tính chất đặc thù

Được biết, một trong những chuyên ngành học hiện nay của Nhà trường đang khát nhân lực phục vụ cho thực tế nhưng nhà trường vẫn khó tuyển, đó là 2 chuyên ngành: Thủy văn học, Khí tượng và khí hậu.

Các ngành Thủy văn học, Khí tượng và Khí hậu học cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng hiểu hết về tiềm năng công việc của những ngành học mang tính chất đặc thù này.

TS. Trần Văn Tình - Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Khí tượng Thủy văn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ một số điểm khác biệt giữa hai ngành Thủy văn học, Khí tượng và khí hậu học.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường: Chú trọng, lựa chọn ngay từ đầu vào

Theo TS. Trần Văn Tình, Thủy văn học là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, tồn tại của nước và chất lượng của nước trên toàn bộ trái đất. Ngành học này hướng tới mục tiêu đào tạo người học có các kiến thức và kỹ năng về thu thập, quan trắc, đo đạc và phân tích, tính toán thủy văn, dự báo thủy văn, nguồn nước phục vụ thiết kế các công trình khai thác bảo vệ nguồn nước, thủy điện, cấp thoát nước, quy hoạch, quản lý nguồn nước và phòng chống thiên tai.

Còn ngành Khí tượng và khí hậu học đào tạo người học hiểu biết sâu rộng về các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong khí quyển như bão, tố, lốc, mưa đá. Học ngành này, các em cũng sẽ thông thạo các kiến thức về quan trắc, phân tích và mô hình hóa các hiện tượng, quá trình trong khí quyển. Đáp ứng được yêu cầu về dự báo, biên tập, nghiên cứu về thời tiết khí hậu và biến đổi khí hậu phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.

Chia sẻ về những điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển sinh và đào tạo hai ngành học này, TS. Trần Văn Tình cho biết, đây đều là những ngành học có nhiều triển vọng phát triển. Theo TS. Trần Văn Tình, có nhiều tổ chức và trường đại học cung cấp các học bổng hỗ trợ cho sinh viên học các ngành này do sự quan trọng của ngành trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đồng thời, cả hai ngành này đều có rất nhiều hướng nghiên cứu khoa học, phát triển trong tương lai.

Bên cạnh đó, với tình hình biến đổi khí hậu và vấn đề liên quan đến môi trường ngày càng trở nên quan trọng, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Lĩnh vực này đang rất thiếu nhân lực.

“Hàng năm, Khoa Khí tượng Thủy văn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đều nhận được yêu cầu cung cấp nhân lực từ các đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu, điều này có nghĩa các sinh viên học các ngành này có cơ hội việc làm rất tốt. Hơn thế nữa, các ngành học đặc thù này cũng nhận được sự quan tâm của Bộ, ban, ngành trong việc tạo điều kiện tuyển sinh, tạo cơ hội tuyển dụng sau này”, TS. Trần Văn Tình nhấn mạnh.

Mặc dù cơ hội việc làm triển vọng nhưng theo TS. Trần Văn Tình, những năm gần đây công tác tuyển sinh của hai ngành Thủy văn học; Khí tượng và Khí hậu học vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế, số sinh viên nhập học thường không đủ chỉ tiêu được giao. TS. Trần Văn Tình cho rằng, nguyên nhân ngành khó tuyển vì do xã hội và các em học sinh chưa hiểu hết cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của nhân lực ngành này.

TS. Trần Văn Tình cũng cho biết thêm, chương trình đào tạo các ngành Thủy văn học; Khí tượng và khí hậu học được xây dựng theo định hướng ứng dụng.

Theo đó, trong các chương trình đào tạo có khoảng 30% khối lượng chương trình là các môn thực hành thực tập. Vì vậy, cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác đào tạo nói chung và thực hành thực tập nói riêng cũng đã được nhà trường chú trọng đầu tư.

“Hiện nay, Khoa Khí tượng Thủy văn có 1 vườn khí tượng, 1 phòng máy khí tượng, 1 phòng thực hành, thí nghiệm về thủy văn, 1 hệ thống siêu máy tính để sinh viên thực hành mô phỏng các bài toán về khí tượng, thủy văn. Đồng thời, Khoa cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Tổng cục Khí tượng Thủy văn về việc sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc của các đơn vị cho sinh viên thực tập. Đây sẽ là nơi để sinh viên đến thực hành và cọ xát với nghề nghiệp”, TS Trần Văn Tình nhấn mạnh!.

TS. Trần Văn Tình cho biết, đội ngũ giảng viên của Khoa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, với 1 giáo sư, 1 phó giáo sư, 6 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, trong đó có 2 nghiên cứu sinh. Ngoài ra, hàng năm Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Khoa Khí tượng Thủy văn đều mời các giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia đang làm việc tại Tổng cục Khí tượng thủy văn; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Thủy lợi...

Về mức học phí của các ngành Thủy văn học, Khí tượng và Khí hậu học, thầy Tình thông tin: “Học phí hiện nay đang ở mức thấp, chỉ 350.000 đồng/tín chỉ. Cả năm học sinh viên sẽ học khoảng 36 tín chỉ, tương ứng với mức học phí khoảng hơn 12 triệu đồng. Ngoài ra, nhà trường cũng miễn phí toàn bộ chỗ ở cho sinh viên tại ký túc xá đối với sinh viên học hai ngành này”.

Trước ý kiến học Thủy văn học, Khí tượng và khí hậu học khi tốt nghiệp sẽ làm việc ngoài môi trường, vất vả, thầy Tình nhận định: “Quan điểm này không thể đại diện cho tất cả các trường hợp, có nhiều người trong ngành này vẫn cảm thấy hài lòng với công việc của mình và nhìn nhận nó là một cơ hội phát triển sự nghiệp và đóng góp vào xã hội.

Hiện nay, các sinh viên tốt nghiệp các ngành này ra trường đều công tác tại các viện nghiên cứu, các sân bay, các đơn vị trong Tổng cục Khí tượng Thủy văn, các công ty tư vấn liên quan đến thủy lợi, tài nguyên nước, các Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở NN&PTNT,... Thu nhập của ngành này khá ổn định, những nhân sự có năng lực thì có mức thu nhập cao, vì vậy không thể cho là kém sang được. Hơn thế nữa, những bạn có học lực tốt, trình độ ngoại ngữ tốt thì cơ hội đạt được học bổng và đi du học là khá rộng mở, những bạn này sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các tổ chức phi chính phủ với mức thu nhập khá cao”.

TS. Trần Văn Tình cũng chỉ ra sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Thủy văn học, Khí tượng và khí hậu học. Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Thủy văn học sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các vị trí như quan trắc viên, dự báo viên tại các đơn vị thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Đảm nhận công việc nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu; chuyên viên các Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở NN&PTNT; các công ty cấp thoát nước, các cơ quan của chính phủ về quản trị tài nguyên nước và môi trường. Hay trở thành kỹ thuật viên tại các công ty tư vấn giao thông, thủy lợi, xây dựng, môi trường; các tổ chức nghiên cứu và phát triển về đa dạng sinh học và thủy văn, một phần của Môi trường tự nhiên; các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn về quy hoạch đô thị, vùng liên quan đến quy hoạch và quản lý nguồn nước và phòng chống thiên tai. Cử nhân ngành này cũng có cơ hội nâng cao nghề nghiệp và khả năng khởi nghiệp.

Còn cử nhân ngành Khí tượng và khí hậu học có thể đảm nhận các vị trí công tác như dự báo viên, kiểm soát viên, quan trắc viên tại Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, Trung tâm Quan trắc, Đài Cao không, các Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực, các tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Đài truyền hình, Quân chủng Phòng không Không quân, Hải quân, Hàng không (dự báo thời tiết cho các chuyến bay), các công ty xây dựng, các công ty tư vấn, dự báo cảnh báo thời tiết, khí hậu quốc tế,…

Bên cạnh những thuận lợi, công tác tuyển sinh của trường cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc tuyển sinh một số ngành đặc thù. Vì vậy, Nhà trường mong muốn nhà nước có cơ chế đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người học đối với những ngành thiết yếu nhưng khó tuyển khác nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mở rộng chính sách ưu đãi tín dụng đối với sinh viên.

Đến nay, với bề dày 68 năm lịch sử (1955 - 2023) và kinh nghiệm giảng dạy được tích lũy, Trường đã trở thành địa chỉ tin cậy thu hút “nguồn lực đầu vào” thông qua các hình thức đào tạo khác. Với 14 khóa sơ cấp, 45 khóa trung cấp, 15 khóa cao đẳng, 24 khóa chuyên tu đại học, 10 khóa đại học liên thông, 13 khóa đại học chính quy và 9 khóa thạc sĩ,… Trường đã đào tạo được hơn 50.000 học viên tương đương các trình độ từ Trung sơ đến Thạc sĩ, cung cấp nguồn lực phục vụ trong các lĩnh vực của ngành. 

Để thực hiện được các chương trình giáo dục quy mô, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đầu vào có chất lượng cho đầu ra, Nhà trường đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, tăng cường và nâng cao chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Trường khoảng 500 người, trong đó, hơn 160 giảng viên có học hàm, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 50 giảng viên đang thực hiện Nghiên cứu sinh và hơn 280 giảng viên có trình độ Thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên của trường ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Hiện Trường đang tổ chức đào tạo 23 ngành học với quy mô gần 15.000 sinh viên, học viên trong toàn trường. 

Thực hiện mục tiêu đưa Trường trở thành trường đại học trọng điểm Quốc gia trong lĩnh vực TN&MT, tiệm cận với các cơ sở đào tạo đại học uy tín trong khu vực, Trường Đại học TN&MT Hà Nội đã xây dựng Chiến lược phát triển trường đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035,…

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường: Chú trọng, lựa chọn ngay từ đầu vào

Thái Dương

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm