Hưng Yên đẩy mạnh hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt

09/06/2023

TN&MTThực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 21/3/2013 về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và Kết luận số 02-KL/TU, ngày 4/10/2016 về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp ở tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm chỉ đạo và xử lý quyết liệt tình trạng rác sinh hoạt xả thải ra môi trường đã tạo sự chuyển biến tích trong công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Hưng Yên.

Hưng Yên đẩy mạnh hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt

Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp khí hóa của công ty TNHH Dogreen

Những kết quả bước đầu

UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện về công tác bảo vệ môi trường, nhất là đã ban hành Đề án Nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn; Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu; ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên; ban hành một số quy định và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...

Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường được đẩy mạnh, từng bước hình thành ý thức, thói quen, hành động bảo vệ môi trường của nhân dân, nhất là các nội dung: Tuyên truyền vận động nhân dân đổ rác thải đúng nơi quy định, không đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường. Vận động nhân dân giảm thiểu sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện hiệu quả phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình làm giảm thiểu lượng rác thải phát sinh phải vận chuyển đi xử lý…

Từ đó nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt, tạo chuyển biến trong hành động, nhiều hoạt động thiết thực, mô hình hiệu quả về bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nông thôn được triển khai rộng khắp.

Với sự vào cuộc trách nhiệm, tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, nhất là sự phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho nhân dân về phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến việc hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng của Đề án bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hưng Yên.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý, điểm tập kết hiện nay trên địa bàn tỉnh ước khoảng 620 tấn/ngày, đạt khoảng 81% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Trong đó, lượng rác thải sinh hoạt được xử lý triệt để ước khoảng 430 tấn/ngày; được xử lý ở chôn lấp rác hợp vệ sinh thành phố Hưng Yên, lò đốt rác của công ty URENCO 11, lò đốt rác xã Dị Sử và xử lý bằng chôn lấp hợp vệ sinh tại các bãi rác của thôn, xã và được phân loại xử lý tại hơn 138 nghìn hộ gia đình.

Việc thu gom rác thải từ các hộ gia đình ra các điểm tập kết, bãi rác thải do các tổ đội vệ sinh môi trường đảm nhận. Hạt giao thông Môi trường các huyện, thị xã, các công ty, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và môi trường thực hiện đảm nhiệm việc bốc xúc, vận chuyển rác từ điểm tập kết đến các khu xử lý, tiêu hủy.

Nhờ đó, môi trường sống ở các đô thị và nông thôn ngày càng xanh, sạch đẹp, hoàn thành tiêu chí về môi trường, góp phần vào việc tỉnh Hưng Yên hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2020 và đến nay đã có 83 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Đưa công nghệ hiện đại vào xử lý rác thải

Hưng Yên đẩy mạnh hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt

Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp khí hóa của công ty TNHH Dogreen

Hiện nay, phần lớn lượng rác thải sinh hoạt của tỉnh Hưng Yên đã được thu gom đưa đến các điểm tập kết rác ở các thôn, xã. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương các bãi rác, điểm tập kết rác hợp vệ sinh đã quá tải, hết khả năng chứa rác, có nguy cơ phát sinh điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Nếu rác thải sinh hoạt tăng thêm 15%/năm và lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp không được tận dụng, chế biến, thải ra ngoài môi trường thì tỷ lệ rác được xử lý sẽ giảm đi, tỷ lệ rác thải không được xử lý sẽ tăng lên.

Theo Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên, đến năm 2022 toàn tỉnh Hưng Yên có 297 điểm tồn đọng rác thải, tăng 133 điểm so với 2021 với khối lượng khoảng 635.210 tấn, tăng 359.682 tấn. Trong đó: có 127 điểm tồn đọng đã đầy, không có khả năng tiếp nhận thêm; 170 điểm rác tồn đọng còn khả năng tiếp nhận thêm khoảng 113 nghìn tấn rác.

Từ đó, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ở mức báo động; cấp bách phải có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả, nhanh chóng để xử lý.

Giám đốc công ty TNHH Dogreen Nguyễn Thành Nam cho biết: Giải quyết bài toán xử lý rác thải sinh hoạt, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện cho công ty TNHH Dogreen thực hiện thí điểm công nghệ chế biến rác bằng phương pháp khí hóa ở thành phố Hưng Yên.

Qua thực nghiệm, công nghệ chế biến rác bằng phương pháp khí hóa đã thành công, đáp ứng được những quy chuẩn về môi trường; sản phẩm đầu ra là khí dùng để phát điện, làm chất đốt, phân bón hữu cơ, vật liệu xây dựng không nung, góp phần giảm thiểu phát thải ra môi trường, rất phù hợp điều kiện hiện nay; nhất là việc xử lý các bãi rác tồn đọng. Hiện nay, Công ty TNHH Dogreen đang hoàn thành các thủ tục pháp lý để đề nghị tỉnh Hưng Yên chấp thuận dự án đầu tư.

Giám đốc Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hưng Yên, Đào Trường Giang cho biết: Hiện nay, công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hưng Yên thu gom, vận chuyển khoảng 100 tấn rác thải sinh hoạt/ngày và xử lý rác sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp theo tiêu chuẩn quy định. Phương pháp chôn lấp tuy ít gây ô nhiễm môi trường nhưng tốn nhiều đất để chôn lấp rác. Còn phương pháp xử lý rác sinh hoạt bằng công nghệ khí hóa có triển vọng lớn, với nhiều ưu điểm: không mất diện tích để chôn lấp rác, sản phẩm đầu ra có thể tái sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp năng lượng... nếu phương pháp này đáp ứng được các quy chuẩn về môi trường thì triển khai rộng sẽ giải quyết hiệu quả được những bất cập trong công tác xử lý rác sinh hoạt hiện nay.

Để xử lý hiệu quả rác thải sinh hoạt, Trường phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên Lê Đức Lành cho biết: tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai một số giải pháp:Yêu cầu các chủ đầu tư các khu xử lý chất thải tập trung triển khai thực hiện dự án hoàn thành theo đúng thời gian cam kết. Định kỳ 3 tháng báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện dự án.

Sớm cấp quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, hướng dẫn nộp tiền đền bù giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng các dự án: Nhà máy xử lý rác thải tập trung tại huyện Phù Cừ có quy mô 200 tấn/ngày đêm; Nhà máy xử lý rác thải tập trung tại huyện Khoái Châu có quy mô 200 tấn/ngày đêm. Hoàn thiện thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy xử lý rác thải Dị Sử để lượng rác thải được xử lý tại lò đốt rác thải Dị Sử lên trên 100 tấn/ngày (công suất thiết bị khoảng 150 tấn).

Đặc biệt, tỉnh Hưng Yên tạo điều kiện thuận lợi thu hút dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ xử lý rác thải có thu hồi nhiệt, phát điện. Điều chỉnh vị trí Khu xử lý Vũ Xá huyện Kim Động, Khu xử lý chất thải Lý Thường Kiệt huyện Yên Mỹ để xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện, kết hợp sản xuất phân, vật liệu xây dựng, công suất từ 300 tấn rác/ngày đêm trở lên.

Tăng cường các giải pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục gắn với giao nhiệm vụ để tăng số hộ phân loại, xử lý tại hộ gia đình để giảm rác thải vận chuyển xử lý.

Nâng cao hiệu quả các bãi rác, điểm tập kết, kết hợp với tìm, lựa chọn các điểm lưu chứa tạm thời, có biện pháp tránh phát tán mùi, phát tán nước rác ra ngoài môi trường để tiếp tục xử lý sau khi có lò đốt rác thải; thu rác thải tại các kênh, mương, sông trục trên địa bàn.

Lựa chọn địa điểm, đưa vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; giải pháp mặt bằng tạo quỹ đất sạch để kêu gọi xã hội hóa đầu tư khu xử lý rác thải theo định hướng trong Quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh; đề nghị điều chỉnh lại vị trí, diện tích khi thấy cần thiết. UBND thành phố Hưng Yên khẩn trương lên phương án đầu tư công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thay thế phương pháp chôn lấp như hiện nay.

Các điểm nóng còn hoạt động dừng đổ, đốt ra ngoài phạm vi bãi rác; tiến hành bao che không để rác phát tán, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh để giảm mùi, kết hợp phủ đất và vôi bột; sử dụng bạt, nilon che phủ phía trên.

Đối với các điểm nóng tồn đọng, không sử dụng nên đề nghị lập kế hoạch đóng cửa tại chỗ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường tạo mặt bằng có thể trồng cây, hoa, cảnh quan, một số điểm có thể để xây dựng các công trình công cộng phù hợp; hoặc tiến hành phân loại để đem đi xử lý kết hợp xử lý tại chỗ, tiến hành san lấp, tạo mặt bằng cho các hoạt động phát triển khác.

Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình hoặc theo hướng xử lý tập trung; nói không với chất thải nhựa sử dụng 1 lần.

Triển khai thực hiện thu theo giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải theo khối lượng từ năm 2025 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. khuyến khích giảm phát thải, tái chế, tái sử dụng - phân loại, xử lý tại nguồn, xã hội hóa đầu tư xử lý rác thải, thực thi chế tài xử lý các hành vi xả thải chất thải vi phạm quy định của cá nhân, hộ gia đình được hiệu quả.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh Hóa vận hành thông suốt chính quyền 2 cấp

Đắk Lắk: Công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương sáp nhập các đơn vị hành chính

Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Lễ công bố thành lập TP. Hồ Chí Minh mới

Nông nghiệp

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tôi là phóng viên OCOP: Hành trình trọn vẹn đam mê và truyền lửa

Lâm Hà công nhận 56 sản phẩm OCOP

Quảng Bình hoàn thành 1.450 căn nhà đợt 1 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo - Vượt tiến độ đề ra

Tài nguyên

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Nam Định: Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản

Môi trường

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Giữ vững màu xanh cho rừng Vân Hồ: Hiệu quả từ sự vào cuộc đồng bộ

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Nghiên cứu xác định khu vực thuận lợi cho trồng di thực cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Ninh dựa trên đánh giá tài nguyên khí hậu và đất

Thiên Phúc - Đưa khoa học vào từng sợi nấm

Chính sách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) với chiến lược giám sát kháng thuốc: Định hình hành động liên ngành

Phát triển

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

10 sáng kiến tiêu biểu chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Thời tiết ngày 27/6: Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa rất to

Số hóa và truy xuất nguồn gốc để nâng giá trị nông sản Việt